Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Chi Lăng - Lạng Sơn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LƯƠNG MẠNH HOÀN
TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN
Ở CHI LĂNG - LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LƯƠNG MẠNH HOÀN
TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN
Ở CHI LĂNG - LẠNG SƠN
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hằng Phương
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Hằng Phương. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào khác.
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 9 năm 2018
Tác giả
Lương Mạnh Hoàn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn,
Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên - Đại học Thái
Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập. Xin được cảm
ơn quý thầy, cô đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
luận văn của mình.
Đặc biệt, tôi xin được gửi đến cô giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn
Hằng Phương lòng biết ơn chân thành. Cô đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn như: Sở Văn
hóa thông tin, Hội Văn học nghệ thuật của tỉnh, Thư viện tỉnh, phòng văn hóa huyện
Chi Lăng và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ, nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả
Lương Mạnh Hoàn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................iii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Chi Lăng - Lạng Sơn.......... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 6
7. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 7
NỘI DUNG .................................................................................................................. 8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN Ở CHI LĂNG - LẠNG SƠN....... 8
1.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm về kinh tế xã hội, đời sống văn hóa và truyền
thống lịch sử....................................................................................................... 8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................................... 10
1.2.3. Đời sống văn hóa và truyền thống lịch sử ........................................................ 12
1.2. Khái niệm truyền thuyết và lễ hội........................................................................ 16
1.2.1. Khái niệm truyền thuyết ................................................................................... 16
1.2.2. Khái niệm lễ hội dân gian................................................................................. 17
1.3. Khái lược về truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Chi Lăng, Lạng Sơn ................ 19
1.3.1. Truyền thuyết ở Chi Lăng, Lạng Sơn ............................................................... 19
1.3.2. Hệ thống lễ hội dân gian ở Chi Lăng - Lạng Sơn............................................. 20
Chương 2: NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THUYẾT Ở CHI
LĂNG - LẠNG SƠN................................................................................................. 25
2.1. Nội dung truyền thuyết ở Chi Lăng - Lạng Sơn .................................................. 25
2.1.1. Phản ánh thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc......................................... 25
2.1.2. Thể hiện tấm lòng kính yêu, ngưỡng mộ của người dân với những vị anh hùng.. 36
iv
2.1.3. Lí giải những địa danh, tên gọi......................................................................... 43
2.2. Nghệ thuật truyền thuyết ở Chi Lăng - Lạng Sơn ............................................... 51
2.2.1. Biểu tượng núi - đá trong truyền thuyết ở Chi Lăng - Lạng Sơn ..................... 51
2.2.2. Thời gian và không gian nghệ thuật ................................................................. 54
2.2.3. Motif trong truyền thuyết ở Chi Lăng - Lặng Sơn ........................................... 57
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 62
Chương 3: LỄ HỘI DÂN GIAN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TRUYỀN
THUYẾT Ở CHI LĂNG - LẠNG SƠN ....................................................................... 63
3.1. Lễ hội dân gian ở Chi Lăng - Lạng Sơn .............................................................. 63
3.1.1. Những lễ hội còn tồn tại trong đời sống dân gian ở Chi Lăng - Lạng Sơn ...... 63
3.1.2. Những lễ hội trong tâm thức dân gian của người dân Chi Lăng - Lạng Sơn ... 79
3.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Chi Lăng - Lạng Sơn ....... 86
3.2.1. Truyền thuyết là nguồn gốc phát sinh lễ hội..................................................... 86
3.2.2. Lễ hội làm sống lại truyền thuyết trong đời sống nhân dân ............................. 90
KẾT LUẬN................................................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 99
PHỤ LỤC.......................................................................................................................
PHỤ LỤC ẢNH.............................................................................................................
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chi Lăng là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, là vùng
đất địa linh, nhân kiệt và rực rỡ chiến công ở miền biên ải phía Bắc của Tổ quốc. Huyện
Chi Lăng nằm cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 40km về phía nam, phía đông
giáp huyện Lộc Bình, phía tây giáp huyện Văn Quan, phía bắc giáp huyện Cao Lộc, phía
nam giáp huyện Hữu Lũng và huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang). Mặc dù phong tục tập
quán, ngôn ngữ và thời gian định cư sớm muộn khác nhau, nhưng nhân dân các dân tộc
trên địa bàn huyện Chi Lăng luôn luôn đoàn kết, gắn bó tương trợ lẫn nhau cùng chung
sống, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Huyện Chi Lăng hiện có 21 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thị trấn và 19 xã,
205 thôn, 7 khu phố. Nhiều nơi không đơn thuần chỉ là địa danh hay là nơi sản sinh
những nhân vật có thật trong lịch sử mà nó còn gắn với những câu chuyện truyền
thuyết dân gian vô cùng sống động. Lịch sử và truyền thuyết gắn liền với những lễ
hội dân gian hòa quyện, đan xen vào nhau đã tạo nên một Chi Lăng anh hùng.
Từng địa danh, từng ngọn núi, dòng sông, dòng suối ở vùng Chi Lăng đều ghi
dấu ấn lịch sử và mang những giá trị văn hóa rất ý nghĩa. Có nhiều công trình nghiên
cứu khoa học cho thấy Chi Lăng là mảnh với nhiều giá trị văn hóa, văn học truyền
thống. Việc tìm hiểu, nghiên cứu văn học và văn hóa dân gian qua tiến hành khảo sát,
tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội ở vùng Chi Lăng được lưu truyền và tồn tại trong đời
sống xã hội có tác dụng và ý nghĩa tăng cường sự hiểu biết về giá trị văn hóa tinh
thần, phát huy sự đoàn kết, gắn bó các dân tộc ở Chi Lăng nói riêng, của cả dân tộc
Việt Nam nói chung. Để từ đó, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, giàu đẹp, đậm
đà bản sắc dân tộc. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội dân gian nói
chung là việc làm vô cùng thiết thực để thực hiện đường lối chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Đến nay, có khá nhiều nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hội ở Lạng Sơn. Tuy
nhiên, mảng truyền thuyết và lễ hội ở địa phương còn ít và chưa có hệ thống. Trong
tình hình ấy, truyền thuyết và lễ hội ở Chi Lăng - Lạng Sơn cho đến nay vẫn chưa có
nhà nghiên cứu nào khảo cứu một cách có hệ thống.
2
Là người con sinh ra và lớn trên mảnh đất Chi Lăng lịch sử, nơi ghi dấu bao
chiến công chống giặc ngoại xâm của dân tộc, cũng là nơi hội tụ nhiều nét đẹp văn
hóa dân gian với nhiều danh thắng nổi tiếng như Ải Chi Lăng, Núi Mặt Quỷ, Núi Mã
Yên, Núi Cai Kinh… đồng thời là giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn ngữ văn nói
chung trong đó có văn học dân gian nên việc tìm hiểu, nghiên cứu truyền thuyết và lễ
hội ở Chi Lăng - Lạng Sơn là dịp để giữ gìn, bảo lưu và phát triển văn hóa, văn học
quê hương mình. Cũng từ đó, khơi gợi và bồi đắp cho học sinh niềm tự hào về truyền
thống văn hóa của quê hương, giúp các em có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống lịch sử.
Xuất phát từ những lý do khoa học và thực tiễn nêu trên mà chúng tôi chọn
“Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Chi Lăng - Lạng Sơn” làm làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Chi Lăng - Lạng Sơn
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi sẽ điểm lại lịch sử nghiên cứu truyền
thuyết dân gian xứ Lạng, các công trình nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội ở một số
địa phương.
Tình hình nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Lạng.
Bài viết: “Sắc thái truyền thuyết trong Folkore xứ Lạng” của tác giả Lê Trường
Phát được đăng trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật năm 1993, đã có cái nhìn toàn diện về
truyền thuyết dân gian xứ Lạng.
Cuốn: “Truyện cổ xứ Lạng” của Nguyễn Duy Bắc (1997), Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội, thống kê các truyện kể dân gian ở xứ Lạng.
Hai cuốn “Lễ hội dân gian Lạng Sơn”, của tập thể các tác giả Hoàng Páo, Hà Văn
Thanh, Bế Kim Loan, Vũ Kiều Oanh (2002), Sở Văn hóa thông tin tỉnh Lạng Sơn.) và “Ai
lên xứ Lạng”, của Hà Văn Thư - Hoàng Văn Nam - Vi Hồng Nhân - Vương Toàn (1994),
Nxb văn hóa dân tộc Hà Nội có điểm qua sơ lược một số truyền thuyết dân gian Lạng Sơn
gắn liền với lễ hội.
Ngoài ra phải kể đến một số các công trình nghiên cứu là khóa luận, luận văn,
luận án về truyền thuyết dân gian ở Lạng Sơn như:
- Hoàng Thị Khánh Xuân (2007), “Truyền thuyết Bàn Hồ và tục thờ cúng Bàn
Hồ của người Dao Lô Gang ở huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn”, Luận văn thạc sĩ
khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
3
- Phạm Thị Huyền (2008), “Truyền thuyết và lễ hội ven sông Kỳ Cùng - Lạng
Sơn”, Khóa luận tốt nghiệp Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
- Nguyễn Thị Tân Hương (2012), “Khảo sát truyện kể dân gian Tày Nùng xứ
Lạng”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
- Phạm Duy Tùng (2014), “Truyền thuyết về núi non xứ Lạng”, Luận văn thạc
sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội ở một số địa phương
- Bùi Văn Nguyên (1969), “Hình tượng anh hùng trong truyện dân gian các
dân tộc thiểu số miền Bắc”, Tạp chí Văn học, số 9, tr 64-74.
- Nguyễn Thế Dũng (2001), “Truyền thuyết và lễ hội Hai Bà Trưng ở Hát
Môn- Phú Thọ - Hà Tây”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Mai Thu Thủy (2005), “Khảo sát những đặc điểm truyền thuyết của người
Tày ở Bắc Kạn”, Luận văn thạc sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Trần Duy Phương (2008), “Truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả, Lục
Ngạn, Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
- Vũ Ngọc Long (2009), “Khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa
của Hai Bà Trưng ở Hưng Yên”, Luận văn thạc sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Hồ Thị Mai Hương (2009), “Khảo sát truyền thuyết về Lưu Nhân Chú ở vùng
Đại Từ Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
- Hà Xuân Hương (2011), “Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội
về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc”, Luận văn thạc sĩ, Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Phương Thủy (2013) “Hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng
Dương Tự Minh ở Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
….
Những công trình trên đều nêu lên những nét đặc trưng của truyền thuyết ở địa
phương gắn với văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội.
Nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Chi Lăng - Lạng Sơn
Chi Lăng - mảnh đất với bao kỳ tích lịch sử gắn liền với cuộc đấu tranh dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta qua các thời kỳ lịch sử. Chi Lăng cũng là mảnh đất
của những giá trị truyền thống văn hóa, văn học.
4
Tập kỷ yếu “Chi Lăng lịch sử” (với trên 30 bản báo cáo khoa học và tham
luận của các nhà nghiên cứu ở Trung ương và địa phương) chủ yếu đi sâu vào nghiên
cứu, tìm hiểu thắng lợi quân sự của chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang ở thế kỷ
XV, khẳng định vị thế hiểm yếu của vùng đất Chi Lăng. Chúng tôi tổng hợp được
một số truyền thuyết trong tập kỷ yếu này.
Cuốn “Kỳ tích Chi Lăng” của tác giả Nguyễn Trường Thanh. Chúng tôi nhận
thấy ở cuốn sách, tác giả đã giới thiệu 52 truyền thuyết gắn với mảnh đất Chi Lăng
lịch sử. Các câu chuyện truyền thuyết trong cuốn sách này đã kể lại những sự kiện hào
hùng của dân tộc trên mảnh đất Chi Lăng lịch sử, đó là khi nước ta còn bị nhà Đường
đô hộ, các cuộc đấu tranh của các nghĩa binh cùng nhân dân cả nước đánh đuổi bọn
phong kiến phương Bắc, đến chiến thắng trước quân xâm lược Tống, Nguyên - Mông,
Minh, Thanh, thực dân Pháp.
Dự án “Đình Làng Mỏ, xã Quang Lang, Huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn” (Sở
Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn), đã cung cấp về truyền thuyết về người
anh hùng nhân dân nơi đây thường gọi là Ngài gắn lịch sử của ngôi đền Cấm và đình
làng Mỏ. Đặc biệt tác giả đã khảo tả về lễ hội dân gian đình làng Mỏ một cách khá tỉ
mỉ và chi tiết.
Đặc biệt luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
của tác giả Ngô Thị Huế (2016), “Hình tượng người anh hùng chống ngoại xâm qua
nhóm truyền thuyết Chi Lăng, Lạng Sơn”. Trong luận văn này, tác giả có nghiên cứu,
tập hợp khá nhiều truyền thuyết ở Chi Lăng. Ngoài ra tác giả còn đi sâu tìm hiểu về
những đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật về hình tượng người anh hùng
chống giặc ngoại xâm qua nhóm truyền thuyết Chi Lăng, Lạng Sơn
Như vậy, chúng tôi thấy đó là những tư liệu và kiến thức rất quý giá. Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hội ở Chi Lăng
- Lạng Sơn một cách đầy đủ một cách đầy đủ và có hệ thống.
Từ những điều kiện thực tế đó và trên cơ sở tìm hiểu các công trình nghiên cứu đi
trước, chúng tôi quyết định chọn “Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Chi Lăng - Lạng
Sơn” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Chúng tôi xem những công trình đi trước là tiền đề khoa học quý giá, là những
ý kiến gợi mở giúp chúng tôi thực hiện đề tài của mình.
5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống các truyền thuyết dân gian ở vùng Chi Lăng, Lạng Sơn.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của truyền thuyết dân gian ở Chi Lăng,
Lạng Sơn là thường gắn với các nghi lễ tế thần ở đình, đền, miếu…nên tác giả đồng
thời khảo tả các lễ hội dân gian ở nơi đây.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi tư liệu nghiên cứu:
+ Tư liệu đã xuất bản như: Kỳ tích Chi Lăng (Nxb Thanh Niên - 2002); tập kỷ
yếu (1987) Chi Lăng lịch sử; Ai lên xứ Lạng (Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1994); dự
án Đình Làng Mỏ, xã Quang Lang, Huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn (Sở Văn hóa thể
thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn)….
+ Tư liệu lưu truyền trong đời sống dân gian: Một số truyền thuyết và lễ hội
dân gian do tác giả sưu tầm.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: luận văn chủ yếu tìm hiểu một số phương diện
nội dung, nghệ thuật của truyền thuyết ở Chi Lăng, Lạng Sơn và một số thể thức về lễ
hội dân gian nơi đây trong mối quan hệ với truyền thuyết.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Hướng tới tìm hiểu những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật của truyền
thuyết ở Chi lăng, Lạng Sơn và ý nghĩa sâu sa của các lễ hội dân gian gắn với truyền
thuyết. Qua đó khẳng định vai trò, vị trí và ý nghĩa của truyền thuyết và lễ hội dân
gian nơi đây.
- Trên cơ sở đó, bước đầu định hướng cho việc bảo tồn, phát huy những giá trị
văn hóa, văn học dân gian địa phương nói riêng, bản sắc văn hóa dân tộc nói chung.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tế liên quan đến đề tài.
- Điền dã, sưu tầm, tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội ở Chi Lăng, Lạng Sơn, đồng
thời tìm hiểu thêm văn hóa ở địa phương nơi chúng tôi khảo sát, nghiên cứu.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyền thuyết, tìm hiểu
mối quan hệ giữa truyền thuyết và tín ngưỡng lễ hội nơi đây.
6
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được kết quả và mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học sau:
Phương pháp điền dã: Chúng tôi sử dụng để tiến hành điền dã sưu tầm văn học,
văn hóa dân gian ở huyện Chi Lăng. Chúng tôi đến tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử,
đền chùa, đình…có liên quan đến các truyền thuyết của Chi Lăng. Gặp gỡ, nói chuyện và
trao đổi với những cán bộ văn hóa, quản lí di tích lịch sử, những người dân địa phương ở
một số làng, xã trong địa bàn huyện.
Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp đưa ra được những số liệu cụ
thể, chính xác về vấn đề cần khảo sát. Từ đó dẫn đến những kết luận khách quan, có
cơ sở khoa học.
Phương pháp phân tích văn bản văn học dân gian: Để tìm ra được
những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của các truyền thuyết, chúng tôi
lấy văn bản của các truyền thuyết làm cơ sở. Từ đó tiến hành hệ thống, phân
tích cụ thể hóa để làm nổi bật trọng tâm của các vấn đề cần nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Do văn học dân gian nói chung và truyền
thuyết nói riêng có đặc trưng là nguyên hợp, tính chất sinh hoạt thực hành nên khi
tiến hành đề tài này chúng tôi đã vận dụng phương pháp thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau như: lịch sử, văn hóa, địa lý … để giải quyết vấn đề.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn phác họa diện mạo chung của truyền thuyết và lễ hội dân gian ở
Chi Lăng, Lạng Sơn một cách tương đối đầy đủ và hệ thống.
- Làm rõ những đặc điểm về nội dung, hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của
thuyền thuyết và lễ hội dân gian Chi Lăng, Lạng Sơn.
- Góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị tinh thần của văn
học dân gian Chi Lăng, Lạng Sơn nói riêng và văn học dân gian cả nước nói chung.
Từ đó khẳng định sự bền vững của bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương và của đất
nước Việt Nam.
- Luận văn góp phần bồi đắp tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý
thức xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước của thế hệ trẻ hôm nay. Cũng thông qua
7
đó, luận văn giúp có thêm nguồn tư liệu về truyền thuyết và lễ hội trong chương trình
giảng dạy ở trường phổ thông, nhất là ở địa phương Chi Lăng, Lạng Sơn.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tế của việc nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội
dân gian ở Chi Lăng - Lạng Sơn.
Chương 2: Nội dung, nghệ thuật truyền thuyết ở Chi Lăng, Lạng Sơn.
Chương 3: Lễ hội dân gian trong mối quan hệ với truyền thuyết ở Chi Lăng,
Lạng Sơn.
8
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TRUYỀN
THUYẾT VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN Ở CHI LĂNG - LẠNG SƠN
1.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm về kinh tế xã hội, đời sống văn hóa và truyền
thống lịch sử
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Địa danh Chi Lăng - tên gọi về mảnh đất thiêng - vùng đất lịch sử, nơi gắn liền
với công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi, gìn giữ nền độc lập, tự
chủ của Quốc gia, dân tộc. “Huyện Chi Lăng nằm trọn trong vùng nhiệt đới gió mùa,
có diện tích tự nhiên 704,81 km2, trong đó núi và đồi chiếm 3/4 diện tích; có nhiệt độ
trung bình hằng năm 21,5o C, với lượng mưa bình quân gần 1.500mm. Theo chu trình
thời gian. gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 3
năm sau. Từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm thường có những đợt gió Tây khô nóng,
dễ gây hạn hán kéo dài. Thời gian mưa nhiều từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Do
sự kiến tạo tự nhiên của vùng núi khá khép kín mà Chi Lăng ít chịu ảnh hưởng của
bão. Tuy nhiên, do có nhiều triền dãy núi đá cao thẳng đứng nên cũng thường xuất
hiện mưa đấ và lốc gây không ít thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt đời sống của
nhân dân” [ 20, tr.9].
Một đặc điểm nổi bật về tự nhiên của Chi Lăng là sự kiến tạo tự nhiên của
vùng núi khá khép kín mà nơi đây ít chịu ảnh hưởng của bão. Tuy nhiên, do có nhiều
triền dãy núi đá cao thẳng đứng nên cũng thường xuất hiện mưa đá và lốc gây không
ít thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân. “Nguồn nước tự nhiên ở
Chi Lăng khá dồi dào. Đặc biệt có dòng sông Thương chảy từ phía Đông Bắc xuống
hướng Nam huyện Chi Lăng, là nguồn nước lớn phục vụ cho canh tác sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân các dân tộc thuộc các xã Bắc Thuỷ, Nhân Lý, Mai Sao,
Quang Lang, Chi Lăng, thị trấn Đồng Mỏ và thị trấn Chi Lăng.” [ 20, tr.10]. Ngoài
ra ở các nơi trong huyện đều có các con suối lớn, nhỏ chảy quanh qua các triền khe,
chân đồi núi, ven các bản làng, chân ruộng… Có thể khẳng định đây là nguồn nước
thường xuyên vô cùng thuận lợi cho canh tác và đời sống của nhân dân các dân tộc ở
từng vùng khác nhau.