Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Truyền thuyết và lễ hội dân gian huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ THU HÀ
TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN
HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN – 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ THU HÀ
TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN
HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã ngành: 60220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ HUẾ
THÁI NGUYÊN - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả khảo sát và nghiên cứu chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên
cứu khoa học nào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hà
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu của nhiều đơn vị và cá nhân. Đầu tiên, tôi
xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cô tham gia giảng dạy lớp Cao học
Văn học Việt Nam khóa 8, quý Thầy Cô công tác tại Phòng Sau Đại học Trường Đại
học Khoa học – Đại học Thái Nguyên. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu Trường THPT Hoàng Quốc Việt-Thành phố Yên Bái và các bạn đồng nghiệp.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Huế, người
đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình chuẩn bị, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn .
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song chắc chắn rằng luận văn
này sẽ không thể tránh khỏi một vài thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý
Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được bổ sung hoàn thiện nhằm giúp cho
công tác sưu tầm và bảo tồn kho tàng truyền thuyết và lễ hội dân gian ở huyện Yên Bình
tỉnh Yên Bái cho mai sau.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hà
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Mục lục......................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt...............................................................................................v
A. MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................................2
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................7
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .......................................................................7
5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................9
6. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................9
7. Những đóng góp của luận văn.....................................................................................9
B. PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................10
Chƣơng 1: YÊN BÌNH, MIỀN ĐẤT, CON NGƢỜI VÀ TRUYỀN THỐNG
VĂN HÓA ....................................................................................................................10
1.1. Huyện Yên Bình - quá trình hình thành và phát triển .....................................10
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên....................................................................10
1.1.2. Lịch sử hình thành..........................................................................................11
1.1.3. Đặc điểm dân số, văn hóa và tôn giáo, tín ngưỡng ........................................13
1.1.4. Yên Bình - Vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng.......................15
1.2. Văn hóa, văn học dân gian huyện Yên Bình ......................................................19
1.2.1. Văn hóa dân gian huyện Yên Bình ..................................................................19
1.2.2. Văn học dân gian huyện Yên Bình ..................................................................29
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................38
Chƣơng 2: HỆ THỐNG TRUYỀN THUYẾT HUYỆN YÊN BÌNH......................39
2.1. Khái niệm truyền thuyết......................................................................................39
2.2. Phân loại truyền thuyết huyện Yên Bình ...........................................................40
2.2.1. Vấn đề phân loại truyền thuyết .......................................................................40
2.2.2. Phân loại truyền thuyết huyện Yên Bình........................................................43
iv
2.3. Những phƣơng diện về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết dân
gian các dân tộc huyện Yên Bình ...............................................................................45
2.3.1. Nội dung ..........................................................................................................45
2.3.2. Một số phương diện nghệ thuật....................................................................66
Chƣơng 3: LỄ HỘI DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC HUYỆN YÊN BÌNH ...............81
3.1. Khái niệm Lễ hội ..................................................................................................81
3.2. Vai trò, ý nghĩa, giá trị của các lễ hội trong đời sống các dân tộc ở địa phương.......105
3.3. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội.........................................................107
Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................................111
KẾT LUẬN ................................................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
CTQG : Chính trị Quốc gia
ĐHSP : Đại học Sư phạm
ĐH QGHN : Đại học Quốc gia Hà Nội
KHXH : Khoa học xã hội
NXB : Nhà xuất bản
VHDG : Văn học dân gian
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là một vùng đất có lịch sử và truyền thống
văn hoá lâu đời. Yên Bình là vùng đất giàu đẹp. Nhân dân các dân tộc trong huyện
cần cù lao động, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Yên Bình có nền văn
hoá lâu đời được các dân tộc trân trọng giữ gìn và phát huy mang nặng bản sắc
vùng sông Chảy. Nơi đây còn lưu giữ một kho tàng truyện cổ, truyền thuyết cùng
các lễ hội dân gian, các bài hát giao duyên, hát đám cưới hết sức phong phú Yên
Bình cũng là một điểm đến với các lễ hội du lịch về cội nguồn hàng năm do ba tỉnh
Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai tổ chức.
Khảo sát gốc tích lịch sử và văn hóa tên gọi các địa danh ở huyện Yên Bình
chúng tôi thấy: Bên cạnh các địa danh đã mất, hoặc đổi tên, ngày nay vẫn còn một số
địa danh mang tên cũ, nhưng chưa mấy ai tìm ra gốc tích tên gọi của nó. Một số tên
gọi địa danh có dấu vết lai lịch gắn với những truyền thuyết, câu chuyện lịch sử. Nhiều
sự kiện lớn có ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng đã được người dân ghi lại qua các
truyền thuyết, sự tích, lễ hội … Nhìn chung hệ thống truyền thuyết và lễ hội của vùng
Yên Bình đã góp phần làm phong phú hơn truyền thuyết và lễ hội của Yên Bái nói
riêng và Việt Nam nói chung.
Trong đời sống đương đại, nhiều di tích được tu sửa và nâng cấp, nhiều lễ
hội được tổ chức, nhu cầu về tín ngưỡng và đời sống tâm linh của người dân được
nâng cao và phổ biến. Nhưng qua quá trình điền dã thực tế ở các làng xã trong
huyện và qua những ngày hội làng, chúng tôi được biết nhiều người dân nơi đây
chưa hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ của các di tích. Bên cạnh đó, khi khai thác các
nguồn tư liệu thành văn ghi chép về các truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Yên
Bình xưa còn lại rất ít .Thực trạng này càng thúc giục chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu
vốn văn học dân gian, văn hóa dân gian.
Trước yêu cầu của địa phương muốn được nghiên cứu, giới thiệu và lưu giữ
những truyền thuyết và lễ hội cho thế hệ sau, giúp cho mỗi người dân thêm tự hào và
yêu quý mảnh đất quê hương mình, đồng thời bồi dưỡng tình cảm, đạo đức cho thế hệ
2
trẻ, người viết lựa chọn đề tài “Truyền thuyết và lễ hội dân gian huyện Yên Bình,
tỉnh Yên Bái” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
Là một giáo viên dạy Ngữ văn ở trường trung học phổ thông và là người con
của quê hương Yên Bái, tôi thiết nghĩ việc nghiên cứu về “Truyền thuyết và lễ hội
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái” là cơ hội để người viết tích lũy thêm kiến thức về kho
tàng truyền thuyết đồng thời giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về truyền
thuyết nói riêng, văn học dân gian Yên Bái nói chung. Đặc biệt nó rất hữu ích trong
việc liên hệ thực tế trong giảng dạy phần văn học dân gian. Đó là cơ sở giúp học sinh
thấy được sự phong phú và giá trị của truyền thuyết và lễ hội từ đó nâng cao lòng tự
hào về truyền thống quý báu của dân tộc, khơi dậy cho các em ý thức về việc giữ gìn, bảo
tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
Hoàn thành tốt luận văn với đề tài ―Truyền thuyết và lễ hội dân gian huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái” là niềm tri ân của tôi đối với quê hương và cũng là dịp để tôi
vận dụng nâng cao kiến thức đã học và thực tế phục vụ cho công việc giảng dạy ở địa
phương sau này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vấn đề nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội ở nước ta
Truyền thuyết ở nước ta có từ khá sớm và từ lâu đã được ghi chép thành văn
bản. Ở thời kỳ Bắc thuộc, các tác giả người phương Bắc đã ghi chép truyền thuyết thời
Hùng Vương qua một số sách như: Giao châu ngoại vực ký (Thế kỷ IV), Nam Việt chí
(Thế kỷ V). Đến thế kỷ XIV, XV một số nhà Nho người Việt đã dày công sưu tầm
truyền thuyết như: Lý Tế Xuyên, Vũ Quỳnh, Kiều Phú .... và tập hợp lại trong: Báo
cực truyện, Ngoại sử ký, Việt điện u linh, Lĩnh Nam Chích quái... Đến thế kỷ XV, sách
Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên được xem là cuốn sử mà trong đó sưu tầm,
ghi chép khá phong phú và hệ thống những truyền thuyết ở nước ta nhưng mang nặng
tư tưởng Nho giáo. Ngoài ra ở một số địa phương, vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ
nhân dân còn lưu giữ được một số thần tích, thần phả, địa phương chí khá phong phú.
Tuy nhiên việc sử dụng thuật ngữ truyền thuyết và việc nghiên cứu, giới thuyết
nó lại ra đời khá muộn. Năm 1957 khi hai cuốn sách Lược thảo lịch sử văn học Việt
3
Nam do nhóm Lê Quý Đôn [20] và Sơ lược lịch sử Văn học Việt Nam do nhóm Văn
Tân, Nguyễn Hồng Phong biên soạn [ 65] xuất hiện thì truyền thuyết mới được sử
dụng là một thuật ngữ. Mặc dù vậy, vẫn có những quan niệm trái ngược nhau: Một số
tác giả phủ nhận sự tồn tại của thể loại truyền thuyết, cho đó là một thuật ngữ sử học vì
dấu ấn lịch sử được thể hiện đậm nét trong các câu chuyện. Một số tác giả khác lại
nhất trí xếp truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian. Đồng thời xây dựng lý
thuyết thể loại và chỉ ra đặc trưng nội dung, thi pháp nghệ thuật của nó. Hai quan niệm
trên tạo nên một cuộc tranh luận kéo dài.
Đại diện cho quan niệm thứ nhất là tác giả: Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên.
Đinh Gia Khánh không xem truyền thuyết là một thuật ngữ của khoa học
nghiên cứu văn học dân gian. Nhưng trong các công trình nghiên cứu của mình như:
Xác định giá trị của truyền thuyết đối với việc tìm hiểu lịch sử thời đại Hùng Vương
(Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 123/1969), lời bạt cho cuốn sách Truyền thuyết Sơn
Tinh (Ty văn hoá thông tin Hà Tây xuất bản 1973), Địa chí văn hoá dân gian Thăng
Long - Đông Đô - Hà Nội (Sở văn hoá thông tin Hà Nội 1991) ông lại tỏ ra mâu thuẫn
khi chọn nhiều tác phẩm truyền thuyết tiêu biểu để phân tích. Điều này có thể nhận
thấy rằng: một cách không tự giác, ông đã hoà nhập vào việc sử thuật ngữ của giới
Folklore học trong đó có liên quan đến văn học dân gian.
Tác giả Chu Xuân Diên cùng đồng nhất với Đinh Gia Khánh ở quan điểm
không công nhận truyền thuyết như là một thể loại văn học dân gian mà đề nghị nên
xếp vào sử học. Truyền thuyết là một trong những thể loại tự sự dân gian "có quan hệ
gần gũi với các thể loại tự sự dân gian khác như thần thoại và truyện cổ tích" [15].
Cần khẳng định rằng: những ý kiến trên chỉ là số ít, còn đại đa số các nhà
nghiên cứu đều thừa nhận quan điểm thứ hai coi truyền thuyết là một thể loại riêng
biệt của Văn học dân gian, đồng thời chỉ ra được đặc trưng nội dung và thi pháp nghệ
thuật của nó. Có thể kể đến như:
Cuộc tranh luận sôi nổi về những vấn đề xung quanh Truyền thuyết Mị Châu
– Trọng Thủy trên tạp chí Nghiên cứu văn học từ 1960 đến 1965 đã đi đến sự
thống nhất của rất nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian về sự có mặt của thể loại
truyền thuyết.
4
Nghiên cứu về thần loại và truyền thuyết, tác giả Đỗ Bình Trị đã khẳng định
truyền thuyết là một thể loại và đưa ra định nghĩa như sau: ―Truyền thuyết là những
truyện có dính lứu dến lịch sử mà lại có sự kỳ diệu là lịch sử hoang đường, hoặc là
những truyện tưởng tượng ít nhiều gắn với sự thực lịch sử‖ [73, tr 60,61]
Năm 1971, trong cuốn Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự
dân gian Việt Nam tập trung nhiều bài nghiên cứu về truyền thuyết của các tác giả như
Nguyễn Ngọc Côn, Tầm Vu, Phan Trần, Đinh Gia Khánh và Kiều Thu Hoạch….
Trong đó, đáng chú ý là bài ―Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến” của
tác giả Kiều Thu Hoạch [31] đã tổng hợp và chỉ ra những đặc điểm cơ bản của thể loại
truyền thuyết với các đặc tính: tính hư cấu lịch sử, tính cố định cụ thể, tính hư ảo, thần
kì và các mô típ khi xây dựng cốt truyện: mô típ sinh nở thần kì, mô típ chiến công phi
thường, mô típ hóa thân.
Năm 1990, hai cuốn giáo trình: Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến
Tựu [78] và Văn học dân gian Việt Nam do Lê Chí Quế chủ biên [63] đã có những
trang viết về truyền thuyết. Hoàng Tiếu Tựu khẳng định: Cần trả về cho truyền thuyết
những tác phẩm mang đặc trưng thể loại của nó, đồng thời làm cho các thể loại thần
thoại và cổ tích Việt giảm bớt phần gánh nặng,…Cả hai cuốn sách có điểm gặp nhau
thống nhất: đều coi truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian đồng đẳng với các
thể loại khác, chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của thể loại này.
Năm 2002, cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Phạm Thu Yến chủ biên
[81] cũng giành một chương viết về truyền thuyết. Nhóm tác giả đã có những ý kiến
khá sâu sắc về các vấn đề về đặc trưng, nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của truyền
thuyết. Từ đó, các tác giả cũng đưa ra phương pháp phân tích một tác phẩm truyền
thuyết là phân tích dựa trên những mô típ cấu thành tác phẩm và phân tích truyền
thuyết gắn với nghi lễ, lễ hội.
Từ việc điểm qua lịch sử nghiên cứu truyền thuyết chúng ta có thể khẳng định,
hiện nay mặc dù tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về thể loại truyền thuyết nhưng
giữa các cách hiểu đó đều có những điểm tương đồng:
- Thứ nhất: Các nhà nghiên cứu đều thừa nhận truyền thuyết là một thể loại tự
sự của văn học dân gian.
5
- Thứ hai: Truyền thuyết là những truyện có dính líu đến lịch sử có ―cái lõi‖ là
sự thật lịch sử, là cách chép sử chân chính của nhân dân… qua đó thể hiện thái độ của
nhân dân đối với các sự kiện lịch sử.
- Thứ ba: Nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết phản ánh tâm tình tha thiết,
trí tưởng tượng phong phú của nhân dân và lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của
con người Việt Nam.
- Thứ tư: Giữa lễ hội và truyền thuyết có mối quan hệ gắn bó mật thiết.
Chúng tôi căn cứ trên sự thống nhất trong cách hiểu về thể loại truyền thuyết của
các nhà nghiên cứu nói trên, từ đó làm cơ sở áp dụng cho việc nghiên cứu đề tài luận văn
của mình về ―Truyền thuyết và lễ hội dân gian huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyền thuyết và các phong tục, lễ hội dân
gian, tác giả Kiều Thu Hoạch đã đưa ra một cách lý giải rất sâu sắc về bản chất đặc
trưng của thể loại này: ―Một đặc điểm của truyền thuyết anh hùng chống xâm lược của
ta là thường gắn liền với các cuộc hội mùa và nghi lễ tế thần ở các đình chùa, đền
miếu‖, ―Có thể nói rằng hội lễ là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu được của truyền
thuyết anh hùng Việt Nam. Chính nhờ những hội lễ như vậy mà truyền thuyết anh
hùng có dịp nhắc nhở và đi sâu vào ký ức của nhân dân. [74, tr 63].
Năm 1973, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương đăng bài “Tìm hiểu quan hệ giữa
thần thoại, truyền thuyết và diễn xướng phong tục” trên Tạp chí Văn học. Trong bài viết
này, tác giả quan niệm diễn xướng là một bộ phận của hội làng. Quan hệ giữa thần thoại,
truyền thuyết và diễn xướng giống như quan hệ giữa tích và trò. Tác giả đã phân loại các
hình thức diễn xướng tín ngưỡng đa dạng thành ba nhóm chính: diễn xướng canh tác sản
xuất và tín ngưỡng phồn thực, diễn xướng sinh hoạt văn hóa phong tục, diễn xướng lịch
sử. Cuối cùng, tác giả khẳng định: ―Diễn xướng tín ngưỡng hội làng còn là một phương
tiện bảo lưu thần thoại, truyền thuyết có hiệu lực‖ [80, tr 98 - 107].
Năm 1996, trong công trình Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội
lễ về các anh hùng, Lê Văn Kì đã chỉ ra rằng trong quá trình lịch sử của dân tộc, nhiều
hội lễ cầu mùa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước đã dần được bổ sung thêm lớp ý
nghĩa ca ngợi các anh hùng chống ngoại xâm, ―Truyền thuyết và hội lễ cùng phản ánh
6
nhiều nhân vật, nhiều sự kiện lịch sử‖ [35, tr 70]. Đồng quan điểm trên các tác giả
Đặng Văn Lung [43], Nguyễn Thị Bích Hà [24] cũng chỉ ra rằng giữa truyền thuyết và
lễ hội có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
2.2. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội ở Yên Bái
* Tình hình nghiên cứu truyền thuyết ở Yên Bái
Cho đến nay, việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian nói chung, truyền
thuyết nói riêng tại Yên Bái còn rất hạn chế. Một số truyền thuyết, truyện cổ được sưu
tầm và giới thiệu trên các tạp chí của địa phương hoặc xuất hiện chung trong các tập
truyện dân gian đồng bào các dân tộc thiểu số. Có thể kể đến: “Suối nước mắt”- Tập
truyện dân gian vùng Văn Chấn của Phạm Đức Hảo [27]; “Nàng Han‖ - Truyện cổ
dân tộc Mông của Minh Khương [38]; “Cây húc nậm xia” - Truyện dân gian Văn
Chấn - Mường Lò của Bùi Huy Mai sưu tầm [45]; "Sự tích Mường Lò" do Hoàng Việt
Quân sưu tầm [61]; "Hang Đá Cháy" do Lê Năng sưu tầm [52]; "Huyền thoại về trái
núi thần" do Hoàng Bích Nhung sưu tầm [56]; truyện ―Tạo Cầm Hánh đánh giặc Cờ
Vàng‖ do Trần Cao Đàm sưu tầm [21]. Số truyện cổ và truyền thuyết được sưu tầm
chủ yếu qua lời kể của các cụ cao niên tại địa phương.
Một số công trình nghiên cứu của tác giả Hoàng Việt Quân như: “Có một nữ
tướng nàng Han trong lịch sử hay không” và “Nhân vật trong truyền thuyết và lịch
sử Yên Bái” [61]; “Truyền thuyết về Thần Áo Đen” của Nguyễn Tiến Hòa; “Khảo
sát truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái‖ của tác giả Phùng Thị Phương
Hạnh [26] cũng đã bước đầu giới thiệu, tìm hiểu về truyền thuyết được lưu truyền
tại địa bàn tỉnh Yên Bái và trong đó có giới thiệu một số ít những truyền thuyết của
huyện Yên Bình.
* Tình hình nghiên cứu về lễ hội ở Yên Bái
Các công trình giới thiệu và nghiên cứu về lễ hội tại tỉnh Yên Bái nói chung và
huyện Yên Bình nói riêng không nhiều. Hiện nay chỉ có công trình “Đền - Đình -
Chùa ở tỉnh Yên Bái”của tác giả Hồ Văn Thái và Nguyễn Liễn [67] mang lại cái nhìn
sơ lược, tổng thể về một số lễ hội lớn cũng như hệ thống Đền - Đình - Chùa tại tỉnh
Yên Bái nói chung. Tác giả Bùi Huy Mai tập trung nghiên cứu về ―Dân tộc và bản sắc
văn hóa vùng Văn Chấn‖ (2009) [48]. Cuốn “Di tích danh thắng Việt Nam”, năm
7
2002 do NXB Đồng Nai phát hành có giới thiệu sơ qua về lễ hội đền Thác Bà. Luận
văn thạc sĩ của Cù Chí Cường (2014), “Đền mẫu Thác Bà ở thị trấn Thác Bà, Yên
Bình, Yên Bái” [11] nghiên cứu dưới góc độ văn hóa học. Đa số các lễ hội lớn tại Yên
Bình và Yên Bái được giới thiệu trên các tờ báo địa phương hoặc được giới thiệu trên
các trang mạng truyền thông với mục đích quảng bá du lịch.
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu một cách toàn
diện truyền thuyết và lễ hội ở Yên Bái nói chung cũng như truyền thuyết và lễ hội của
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái nói riêng. Với ý thức giữ gìn những di sản quí giá của
nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái, góp phần tìm hiểu những giá trị văn hóa, lịch sử,
dân tộc, chúng tôi nhận thấy đề tài "Truyền thuyết và lễ hội dân gian huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái” là một đề tài có tính khả thi và có giá trị cao.
3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 . Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là tập trung tìm hiểu, khảo sát, phân
tích, phân loại và nghiên cứu, giới thiệu về truyền thuyết và lễ hội dân gian huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái .
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Điền dã, sưu tầm tập hợp một cách có hệ thống các truyền thuyết và lễ hội dân
gian các dân tộc của huyện Yên Bình.
- Đi sâu giới thiệu và mô tả một số truyền thuyết và lễ hội của huyện Yên Bình,
đặc biệt tiêu biểu có truyền thuyết và lễ hội đền Thác Bà với nét độc đáo và sức lan tỏa
của nó trong đời sống tinh thần người dân địa phương.
- Từ đó cho thấy mảnh đất Yên Bình là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, văn
học dân gian.
4. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn là công trình khoa học đi sâu nghiên cứu khảo sát, mô tả một cách
hệ thống một số truyền thuyết và lễ hội tiêu biểu của các dân tộc vùng đất Yên Bình
trong đó có truyền thuyết và lễ hội đền Thác Bà.
8
- Luận văn nhằm khẳng định vị trí quan trọng truyền thuyết và lễ hội dân gian
các dân tộc của Yên Bình trong đời sống tinh thần của người dân Yên Bái.
- Luận văn chỉ ra sự biến đổi và đề cập tới vấn đề bảo tồn phát huy các giá trị
của truyền thuyết và lễ hội, gìn giữ vốn văn hóa, tín ngưỡng của địa phương.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp sưu tầm điền dã: Đây là một trong những phương pháp chủ yếu
mà chúng tôi sử dụng trong luận văn này. Chúng tôi đã tiến hành điền dã đến tận các
địa phương làng, xã cụ thể có lưu truyền truyền thuyết và lễ hội thuộc huyện Yên Bình
để tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu đối tượng.
Trong quá trình điền dã, chúng tôi đã sử dụng một số biện pháp như: mô tả,
khảo sát các di tích, lễ hội; sưu tầm các truyền thuyết; phỏng vấn các cụ cao tuổi có sự
hiểu biết về lịch sử, văn hóa của địa phương tại một số làng, xã kết hợp ghi chép, chụp
ảnh tư liệu.
- Phương pháp khảo sát thống kê: Từ những tài liệu về truyện kể, truyền
thuyết, lễ hội ...thu thập được qua quá trình sưu tầm, kết hợp với những nguồn tài liệu
sách đã được công bố, xuất bản, các hồ sơ di tích, lễ hội ở địa phương, chúng tôi tiến
hành thống kê phân loại, sắp xếp thành từng nhóm tài liệu về truyền thuyết và lễ hội để
tiến hành việc nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tích hợp: Trên cơ sở nguồn tài liệu đã có, chúng tôi
tiến hành hệ thống hóa, phân tích các tư liệu, đánh giá và nhìn nhận về đặc điểm
truyền thuyết và lễ hội dân gian các dân tộc huyện Yên Bình.
- Phương pháp so sánh loại hình: Chúng tôi tiến hành so sánh những mô típ nổi
bật trong nhóm truyền thuyết và chỉ rõ những nét chung và riêng mang đậm dấu ấn
văn hoá vùng miền .
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Chúng tôi vận dụng phương pháp
nghiên cứu của các khoa học khác trong quá trình nghiên cứu như: Sử học, Dân tộc
học, Ngữ văn học... để tập trung làm rõ nội dung , ý nghĩa nhiều mặt (xã hội - lịch sử -
văn hoá...) của truyền thuyết và lễ hội huyện Yên Bình.