Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Truyện kể dân gian của người Dao Quảng Ninh
PREMIUM
Số trang
159
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1204

Truyện kể dân gian của người Dao Quảng Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ DIỆU LINH

TRUYỆN KỂ DÂN GIAN

CỦA NGƯỜI DAO QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ DIỆU LINH

TRUYỆN KỂ DÂN GIAN

CỦA NGƯỜI DAO QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã ngành: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THỊ THIÊN THAI

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận

văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Diệu Linh

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Thị Thiên Thai đã tận

tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình tôi

tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Hoàng Quốc Thái - Phó chủ tịch

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh, các trưởng bản, thầy cúng và những

người cung cấp thông tin ở các xã Tân Dân, Bằng Cả (Hoành Bồ) tỉnh Quảng

Ninh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tầm tài liệu và cung cấp

những thông tin quan trọng.

Tôi xin tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô và cán bộ Khoa Văn học Việt

Nam, trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ, chỉ

bảo và truyền cho tôi niềm đam mê nghiên cứu khoa học.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp

đã nhiệt tình động viên cho tôi thêm động lực hoàn thành tốt quá trình học

tập và nghiên cứu khoa học.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Diệu Linh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii

MỤC LỤC.........................................................................................................iii

MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Lý do lựa chọn đề tài..................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu........................................................................................ 1

3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu................................................................ 4

4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 4

5. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 5

6. Cấu trúc của luận văn.................................................................................... 6

7. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 6

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI DAO VÀ TRUYÊN K ̣ Ể DÂN

GIAN CỦA NGƯỜI DAO Ở QUẢNG NINH.................................................... 7

1.1. Người Dao ở Việt Nam và người Dao ở Quảng Ninh ............................... 7

1.1.1. Người Dao ở Việt Nam........................................................................... 7

1.1.2. Người Dao ở Quảng Ninh..................................................................... 10

1.2. Truyện kể dân gian của người Dao và truyện kể dân gian của người

Dao ở Quảng Ninh ................................................................................ 13

1.2.1. Truyện kể dân gian của người Dao ....................................................... 13

1.2.2. Diện mạo và phân loại của truyện kể dân gian người Dao ở Quảng Ninh.... 15

Tiểu kết chương 1............................................................................................ 17

Chương 2: NÔI DUNG C ̣ ỦA TRUYÊN K ̣ Ể DÂN GIAN NGƯỜI DAO Ở

QUẢNG NINH ................................................................................................ 18

2.1. Nhóm truyện kể về nguồn gốc dân tộc .................................................... 18

2.2. Nhóm truyện kể các hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc các sự vật............. 28

2.3. Nhóm truyện kể về nguồn gốc các phong tục tập quán sinh hoạt -

nghệ thuật của người Dao ....................................................................... 32

iv

2.4. Nhóm truyện kể thể hiện ước mơ của người Dao về xã hội công

bằng, trừng trị kẻ xấu .............................................................................. 34

Chương 3: NGHỆ THUẬT CỦA TRUYÊN Ḳ Ể DÂN GIAN NGƯỜI DAO

Ở QUẢNG NINH............................................................................................. 39

3.1. Đặc điểm nhân vật trong truyện kể dân gian người Dao ở Quảng Ninh ......... 39

3.1.1 Nhân vật thần kỳ, ma quỷ ...................................................................... 39

3.1.2. Nhân vật là người bình thường ............................................................. 42

3.1.3. Nhân vật là động vật ............................................................................. 48

3.2. Kết cấu và motif trong truyện kể dân gian người Dao ở Quảng Ninh..... 52

3.2.1. Kết cấu trong truyện kể dân gian người Dao ở Quảng Ninh ................ 52

3.2.2. Motif trong truyện kể dân gian người Dao ở Quảng Ninh ................... 55

Chương 4: MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYÊN K ̣ Ể DÂN GIAN VÀ

PHONG TUC T ̣ ÂP QU ̣ ÁN CỦA NGƯỜI DAO Ở QUẢNG NINH................. 80

4.1. Mối quan hệ giữa các nhóm truyện kể về nguồn gốc tổ tiên, các vị

thần với đời sống tín ngưỡng của người Dao ....................................... 80

4.2. Mối quan hệ giữa nhóm truyện kể về nguồn gốc các phong tục tập

quán sinh hoạt - nghệ thuật với đời sống sinh hoạt - nghệ thuật của

người Dao.............................................................................................. 86

4.3. Sự biến đổi của một số phong tục tập quán của người Dao ở Quảng

Ninh hiện nay........................................................................................ 93

Tiểu kết chương 4............................................................................................ 97

KẾT LUẬN...................................................................................................... 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 100

PHỤ LỤC ............................................................................................................

v

DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục I: Tập hợp truyện kể dân tộc dao ...................................................................1

Phụ lục II: Truyện kể dân tộc dao sắp xếp theo nhóm truyện...................................41

Phụ lục III: Tên các nghệ nhân kể truyện dao...........................................................42

Phụ lục IV: Bảng thống kê các loại hình nhân vật....................................................44

Phụ lục V: Bảng thống kê các nhân vật là động vật .................................................47

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Trong tổng số 54 dân tộc ở Việt Nam, người Dao là một trong 3 dân tộc

(Hmông, Dao và Pà Thẻn) thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao. Theo số liệu Tổng

điểu tra Dân số và Nhà ở Việt Nam ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân tộc Dao có

751.067 người. Người Dao chủ yếu phân bố ở các vùng cao và trung du Bắc Bộ

như: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng

Ninh ... Không chỉ có số lượng đông đảo, dân tộc Dao còn đóng góp cho kho tàng

văn hóa Việt Nam những giá trị đặc sắc, phong phú. Do tính chất phân bố rải rác và

chia thành nhiều nhóm, ngành khác nhau (Dao Tiền, Dao Đỏ, Dao Thanh Y, Dao

Thanh Phán, Dao Quần Chẹt ...), mỗi nhóm Dao lại có một số đặc điểm phân biệt

với nhau bên cạnh các truyền thống căn bản. Điều này trở thành tài nguyên cho

những nghiên cứu về dân tộc Dao, mà ở mỗi mặt, mỗi địa phương, mỗi nhóm Dao

lại có những phát hiện độc đáo riêng.

Quảng Ninh cũng là một trong số địa bàn có người Dao cư trú khá đông, có

mặt ở hầu hết các đơn vị hành chính của tỉnh. Trong quá trình hình thành và phát

triển của tỉnh Quảng Ninh, cộng đồng người Dao cũng có những đóng góp không

nhỏ. Cùng với các dân tộc khác cùng tồn tại trong địa bàn tỉnh, tộc người Dao đã

làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của người dân vùng mỏ. Và cũng từ lâu,

những câu chuyện kể dân gian của người Dao, như một mạch nước ngầm trong

lành, đã xuyên suốt và thẩm thấu vào cuộc sống nhân dân. Dù vậy, vấn đề sưu tầm,

tổng hợp, nghiên cứu về truyện kể dân gian của người Dao ở Quảng Ninh vẫn là

một mảng bị bỏ trống từ lâu. Với hy vọng bổ sung phần khuyết thiếu đó, chúng tôi

đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Truyện kể dân gian của người Dao Quảng Ninh”,

từ đó khẳng định giá trị của truyện kể người Dao trong phong tục tín ngưỡng của

người dân, góp phần bảo tồn kho tàng văn hóa đặc sắc này.

2. Lịch sử nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam đã xuất hiện khá sớm.

Có thể kể đến một số công trình từ thế kỷ 18 như nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 -

1784) với tác phẩm “Kiến Văn tiểu lục” (1778), tiến sĩ Hoàng Bình Chính với tác

2

phẩm “Hưng Hóa xứ - Phong thổ lục” (1778), nhà sử học Phạm Thận Duật với tác

phẩm “Hưng Hóa kỷ lược” (1856). Các văn bản này mới chỉ khái quát sơ lược, giới

thiệu về phong tục tập quán của người Dao chứ chưa đi sâu vào thơ ca của họ.

Phải đến đầu thế kỷ 20 mới có một loạt các công trình nghiên cứu về người

Dao của các tác giả người Pháp. Trong đó, đáng chú ý có tác phẩm của A.Bonifacy.

Ông đã công bố các chuyên khảo về người Dao “Mán quần cộc” 1904 - 1905, “Mán

quần trắng” - 1905, “Mán chàm hoặc Lam Diên” - 1906, “Mán Tiểu Bản hay Đeo

Tiền” - 1907, “Mán Đại Bản, Cộc hoặc Sừng” - 1908 ... ). Đặc biệt, trong tác phẩm của

mình, lần đầu tiên, Bonifacy đã đề cập đến thơ ca dân gian dân tộc Dao ở Việt Nam.

Tuy nhiên, phần thơ ca dân gian này xuất hiện khá hạn chế, chỉ đóng vai trò làm minh

chứng cho các nhận định của tác giả. Thêm vào đó, dù có giá trị về mặt văn hóa và thể

hiện sự quan tâm sâu sát của học giả nhưng các tác phẩm này vẫn mang nặng tư tưởng

tuyên truyền cho công ơn của nước Pháp mẫu quốc với dân tộc thuộc địa.

Từ sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, vào những thập kỷ đầu của

thế kỷ 20, vấn đề nghiên cứu văn hóa dân tộc Dao cũng dần dần được chú ý hơn.

Tiêu biểu như nghiên cứu của Trần Quốc Vượng (1963) với bài viết “Qua nghiên

cứu Bình Hoàng Khoán Điệp thử bàn về gốc tích người Dao (Mán)” đăng trên Tạp

chí Dân tộc. Ngoài ra còn có một số bài dân ca người Dao được ông Nguyễn Liễn

cán bộ Ty Văn hóa Yên Bái sưu tầm đăng dài kỳ trên các tập san của Ty Văn hóa

Yên Bái; các truyện thơ người Dao, tiêu biểu là truyện “Bàn Vương ca” và truyện

“Đặng Hành và Bàn Đại Hộ” của ngành Dao quần chẹt do nhà nghiên cứu Triệu

Hữu Lý sưu tầm. Truyện cổ dân tộc Dao cũng được nhắc đến và xuất hiện một số

truyện trong công trình “Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam” của tập thể tác giả

Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn sưu tầm, biên soạn, xuất bản năm 1963. Đến

năm 1971, nhà nghiên cứu Nông Trung trong chương “Văn học nghệ thuật và tri

thức dân gian” của tác phẩm “Người Dao ở Việt Nam” có đề cập đến một cách khái

lược về văn học dân gian người Dao trong đó có thơ ca dân gian.Truyện cổ Dao

được sưu tầm khá công phu trong cuốn sách cùng tên của các tác giả Doãn Thanh -

Lê Trung Vũ, ra đời năm 1978. Năm 1979, trong công trình “Hợp tuyển thơ văn

Việt Nam văn học dân tộc ít người”, 18 bài dân ca giao duyên đã được giới thiệu;

3

công trình“Dân ca Dao” do nhà nghiên cứu Triệu Hữu Lý sưu tầm đã xuất bản công

bố gần 100 trang thơ ca. Như vậy, văn học dân gian người Dao bước đầu đã trở

thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, tuy nhiên còn thiếu tính

hệ thống. Các công trình chỉ mới dừng lại ở mức giới thiệu, chưa có sự lý giải

chuyên sâu, cũng như chỉ ra tính vùng miền của các văn bản được sưu tầm.

Cho đến nay, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc giữ gìn và

phát triển các bản sắc dân tộc, đã có thêm nhiều công trình nghiên cứu công phu

hơn về dân tộc Dao như: “Phong tục tập quán người Dao Thanh Hóa” của Đào Thị

Vinh (2001), “Lễ cưới người Dao Tuyển” của Trần Hữu Sơn (2001); “Lễ cấp sắc

người Dao Lạng Sơn” của Phan Ngọc Khuê (2002), “Các nghi lễ chủ yếu trong chu

kỳ đời người của nhóm Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Cạn” của Lý Hành Sơn (2003),

“Nghi lễ người Dao quần chẹt ở Tuyên Quang”của Mai Đức Thông chủ biên (2008)

... Các tác phẩm này dù chỉ đề cập đến phong tục tập quán nhưng đã góp phần cung

cấp thêm hiểu biết về văn hóa truyền thống của người Dao nói chung và mở ra

hướng nghiên cứu mới đối với văn học dân tộc Dao nói riêng.

Nối tiếp xu hướng của những thập kỷ trước, bước vào những năm đầu của

thế kỷ 21, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về truyện thơ của dân tộc Dao

ra đời. Đứng trước sự phân bố rộng rãi và đặc trưng chi ngành đa dạng của dân tộc

này, các học giả, nhà nghiên cứu đã tập trung vào sưu tầm theo đặc trưng địa

phương của từng nhóm Dao, kết hợp cùng việc lý giải, liên hệ với phong tục tập

quán ở địa bàn đó theo hướng liên ngành. Nếu như trước đây mới chỉ có tác phẩm

“Truyện cổ các dân tộc Hà Giang” do Hoàng Tuấn Cư tuyển chọn (1995) có nói đến

truyện cổ Dao ở Hà Giang thì trong những năm gần đây, đã có thể kể đến một số

công trình như: “Truyện cổ dân tộc Dao ở Lai Châu” của Đỗ Thị Tấc (2000), “Thơ

ca dân gian người Dao Tuyển” của Trần Hữu Sơn (2000), “Truyện cổ Dao” của Tẩn

Kim Phu (2000), “Truyện cổ dân tộc Dao” của Bàn Thị Ba (2011), “Thơ ca hôn lễ

người Dao Đỏ ở Lào Cai” của Chảo Văn Lâm (2013) .... Như vậy, các vùng như Hà

Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Lào Cai ... đều đã có công trình về truyện thơ

người Dao, trong khi đó, tỉnh Quảng Ninh, nơi có người Dao phân bố khá rộng rãi

lại chưa có tài liệu nghiên cứu chuyên sâu của riêng mình. Nếu không tính các bài

4

báo in rải rác thì đáng chú ý chỉ có cuốn “Một số vấn đề người Dao Quảng Ninh”

do Nguyễn Quang Vinh chủ biên, xuất bản năm 1998. Dù đã khái quát được một số

vấn đề cơ bản của người Dao Quảng Ninh nhưng các thông tin còn chung chung, đã

quá cũ so với thời điểm hiện tại và phần giới thuyết về truyện cổ dân gian dân tộc

Dao chỉ chiếm một dung lượng nhỏ không đáng kể. Thấy được sự thiếu hụt đó,

chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Truyện kể dân gian của người Dao Quảng Ninh”,

với mong muốn rằng, qua đó, có thể đóng góp chút tiếng nói của người Dao Quảng

Ninh trong bản ca muôn sắc muôn màu của dân tộc Dao Việt Nam.

3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Về cơ bản, các truyện kể dân gian của dân tộc Dao ở các vùng miền gần như

tương tự nhau. Tuy nhiên, tùy vào ngành Dao khác nhau, địa bàn khác nhau, có sự

giao thoa với các dân tộc khác cũng như bị ảnh hưởng bởi xu thế phát triển địa

phương nên nội dung truyện, số lượng truyện còn lưu truyền ... sẽ có sự khác biệt

riêng. Vì vậy, luận văn tập trung đi sâu vào tìm hiểu, sưu tầm truyện kể dân gian

của người Dao sinh sống trên tỉnh thành Quảng Ninh.

3.2. Mục tiêu nghiên cứu

Dựa trên đối tượng nghiên cứu như vậy, chúng tôi cũng đề ra một số mục

tiêu cần đạt được qua luận văn như sau:

Hệ thống lại toàn bô ̣truyên ̣ kể của người Dao ở Quảng Ninh theo các thể

loai, các nhóm truyện; ̣

Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bộ phận văn học này;

Mối liên hê ̣của truyện kể người Dao ở Quảng Ninh vớ

i đờ

i sống tín ngưỡng, từ

đó

thấy đươc vai ̣ trò của nó trong đời sống tinh thần của tôc̣ ngườ

i Dao ở Quảng Ninh.

4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, bước đầu cần có sự tổng hợp các truyện cổ

dân gian còn lưu truyền đến hiện nay trong các nhóm người Dao ở Quảng Ninh. Sau

đó tiến hành sắp xếp, hệ thống lại theo nhóm truyện (nhóm truyện giải thích nguồn

gốc, nhóm truyện phong tục, nhóm truyện giải thích sự vật, hiện tượng ...), theo thể

5

loại (truyền thuyết, cổ tích ...). Từ đó, phân tích một số truyện tiêu biểu để thấy

được giá trị nội dung và nghệ thuật của bộ phận văn học này đối với người Dao

cũng như mức độ ảnh hưởng tới các dân tộc khác cùng trong địa bàn Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, luận văn cần chỉ ra mối liên hệ giữa truyện dân gian với đời

sống tín ngưỡng, phong tục tập quán để thấy được vai trò không thể thiếu của

truyện cổ dân gian với đời sống tinh thần của tộc người Dao Quảng Ninh.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt hiệu quả khảo sát và nghiên cứu cao nhất, chúng tôi vận dụng phối

hợp một số phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp thống kê, phân loại: vận dụng để tổng hợp, thống kê, phân loại

các thể loại, nhóm truyện kể dân gian của người Dao Quảng Ninh.

Phương pháp so sánh loại hình: vận dụng để so sánh với các nhóm truyện

cùng loại của các nhóm dân tộc Dao nằm trên địa bàn khác.

Phương pháp phân tích - tổng hợp: vận dụng để phân tích các yếu tố nội

dung, nghệ thuật của từng nhóm truyện kể dân gian. Qua đó, thấy được mối liên hệ

giữa truyện với phong tục tín ngưỡng của đồng bào Dao.

Phương pháp điền dã: vận dụng để thu thập tài liệu làm minh chứng cho đề

tài qua việc khảo sát các khu vực có người Dao sinh sống ở Quảng Ninh.

Phương pháp điều tra xã hội học: vận dụng để điều tra và lấy thông tin cá

nhân. Từ đó, thu thập được tư liệu về các truyện kể còn lưu hành cũng như ảnh

hưởng của nó đến phong tục tín ngưỡng của tộc người Dao.

5. Phạm vi nghiên cứu

Trong giới hạn của đề tài luận văn thạc sĩ “Truyện kể dân gian của người

Dao Quảng Ninh”, chúng tôi tập trung khảo sát, tổng hợp các truyện kể dân gian

còn lưu truyền trong cộng đồng người Dao ở Quảng Ninh, chỉ ra đặc điểm nội dung

và nghệ thuật của các nhóm truyện kể trong mối quan hệ với đời sống tinh thần của

tộc người.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu truyện Dao Quảng Ninh dựa trên 25 truyện

kể dân gian, trong đó 24 truyện được sưu tầm từ các nghệ nhân người Dao Thanh Y

và Thanh Phán thuộc địa bàn hai xã Bằng Cả và Tân Dân, huyện Hoành Bồ và một

truyện sưu tầm trên trang web (Xem thêm Phụ lục số 3). Tuy số lượng chưa phải là

6

nhiều và phạm vi sưu tầm còn hạn chế, nhưng qua 25 truyện kể này, đặc điểm của

truyện kể dân gian người Dao ở Quảng Ninh cũng đã hiện lên khá rõ nét.

Trong tổng số 25 truyện, truyện thứ tự số 14 và số 16 (Xem Phụ lục số 3)

mặc dù được nghệ nhân người Dao kể lại nhưng chúng tôi vẫn đặt nhiều nghi vấn

về nguồn gốc của hai truyện do tính chất của người Dao không được thể hiện rõ

ràng, và bản thân người kể, ông Đặng Văn Thương (59 tuổi, thôn 1, xã Bằng Cả,

huyện Hoành Bồ) cũng không xác định được rõ nguồn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn

đưa vào danh sách như một nguồn tham khảo.

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài bài Mở đầu và Kết luận cùng các Phụ lục, luận văn được triển khai

qua 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về ngườ

i Dao và

truyên ḳ ể dân gian của ngườ

i Dao ở

Quảng Ninh

Chương 2: Nôi dung ̣ của truyên ḳ ể dân gian người Dao ở Quảng Ninh

Chương 3: Nghệ thuật của truyên ḳ ể dân gian người Dao ở Quảng Ninh

Chương 4: Mối quan hê ̣ giữa truyên ḳ ể dân gian và phong tuc t ̣ âp qu ̣ án của

ngườ

i Dao ở Quảng Ninh

7. Đóng góp của luận văn

Dân tộc Dao là một dân tộc liên quốc gia có lịch sử và nền văn hóa độc đáo,

bí ẩn vào bậc nhất thế giới. Truyện kể dân gian dân tộc Dao là một bộ phận văn học

có nhiều giá trị, cả về nội dung nghệ thuật lẫn về khả năng bảo lưu các giá trị văn

hóa tộc người. Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến văn hóa, văn học

dân tộc Dao và đã có những đóng góp quan trọng, song việc khoanh vùng nghiên

cứu truyện kể dân gian dân tộc Dao trong địa bàn Quảng Ninh, nêu bật giá trị nội

dung và nghệ thuật của chúng, đặc biệt là chỉ ra mối quan hệ với các nghi lễ tương

quan chưa được tiến hành và quan tâm đúng mức. Đề tài “Truyện kể dân gian của

người Dao ở Quảng Ninh” của chúng tôi vì vậy có tính ứng dụng và thực tiễn cao,

có thể trở thành nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu truyện kể dân gian

người Dao nói chung cũng như truyện kể dân gian về người Dao ở Quảng Ninh nói

riêng đồng thời cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo ở bậc phổ thông tại các

trường có nhiều học sinh người Dao theo học.

7

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI DAO VÀ TRUYÊN Ḳ Ể DÂN GIAN

CỦA NGƯỜI DAO Ở QUẢNG NINH

1.1. Người Dao ở Việt Nam và người Dao ở Quảng Ninh

1.1.1. Người Dao ở Việt Nam

Dân tộc Dao là một trong 54 dân tộc anh em đang sống trên dải đất Việt

Nam, phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc Việt Nam như Cao

Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Bắc, Yên

Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hóa, Đắc

Lắc, Sông Bé, Đồng Nai ... Dân tộc Dao có nhiều nhóm địa phương, như: Dao Quần

trắng, Dao quần chẹt, Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Lô Gang, Dao Đỏ...và có nhiều

tên gọi khác: Mán, Động, Trại, Đại Bản, Tiểu Bản ...

Hầu hết người Dao cư trú ở vùng núi đất, núi đá, có địa hình hiểm trở, phức

tạp, các vùng xa xôi, hẻo lánh, các lưu vực sông lớn, các khu rừng già. Địa hình này

thích nghi với việc phát triển nông, lâm, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc.

Mặc dù địa bàn cư trú thường ở núi cao, xa xôi, còn nhiều khó khăn, nhưng

đồng bào người Dao có truyền thống văn hoá phong phú và giàu bản sắc. Văn hoá

dân tộc Dao đã hoà vào dòng chảy của văn hoá các dân tộc anh em, góp phần hình

thành bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Người Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt trên nương và ruộng nước.

Ngoài lúa họ còn trồng màu. Nông cụ sản xuất thô sơ nhưng kỹ thuật canh tác đã có

nhiều tiến bộ. Một số nghề thủ công đã phát triển như dệt vải, rèn, mộc, làm giấy,

ép dầu... Họ nuôi nhiều lợn, gà, nhưng chủ yếu dùng trong những ngày ma chay,

cưới xin, lễ tết. Nhà ở có 3 loại khác nhau: nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất, nhà đất

(nhà trệt). Đàn ông Dao trước đây để tóc dài búi sau gáy, hoặc để chỏm tóc trên

đỉnh đầu. Ngày nay, hầu hết đã cắt tóc ngắn. Y phục thường gồm quần và áo ngắn,

áo dài. Trang phục của phụ nữ phong phú hơn, giữ được nhiều nét trang trí hoa văn

8

truyền thống. Phụ nữ Dao để tóc dài. Cô dâu trong ngày cưới đội mũ. Dưới chế độ

cũ, cưới xin gồm nhiều nghi lễ phức tạp. Có hai hình thức ở rể: có thời hạn và vĩnh

viễn. Tuy nhiên phổ biến là sau lễ cưới, vợ về nhà chồng. Ma chay phản ánh nhiều

tục lệ xa xưa. Ở một vài vùng có tục hoả táng cho người chết từ 12 tuổi trở lên.

Người Dao có nhiều tín ngưỡng về thần linh, ma quỷ, có một số tục lệ thờ cúng

phức tạp và tốn kém. Người Dao có quan hệ họ hàng chặt chẽ và thông qua tên đệm

để xác định dòng họ, vai vế của người đó trong quan hệ dòng họ. Người Dao có nền

văn hóa và lịch sử lâu đời. Mặc dù cơ sở kinh tế nói chung còn thấp kém, nhưng tri

thức dân gian rất phong phú, đặc biệt là y học dân tộc cổ truyền. Tiếng nói của

người Dao thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao, họ không có văn tự riêng mà sử

dụng chữ Hán đã được Dao hoá, gọi là chữ Nôm Dao.

Người Dao có hai hình thức thờ cúng chính là cúng tổ tiên và cúng Bàn

Vương. Trong cúng tổ tiên, người ta cúng đến 9 đời và bàn thờ tổ tiên đặt ở nơi tôn

nghiêm nhất. Họ cho rằng tổ tiên không ở thường trực trên bàn thờ mà chỉ ghé thăm

họ vào ngày mồng một hoặc ngày rằm. Còn cúng Bàn Vương là thờ cúng một nhân

vật huyền thoại, không cần lập bàn thờ riêng mà khấn chung với tổ tiên, tông tộc

trong các dịp lễ tết. Người Dao tin rằng, Bàn Vương có liên quan đến số phận từng

gia đình, từng tông tộc, nên có cúng bái tốt thì mọi người mới khoẻ mạnh, gia tộc

mới hưng thịnh.

Tuy nhiên, hình thái tín ngưỡng vạn vật hữu linh tồn tại rộng rãi ở người

Dao. Đó là quan niệm đa thần, cho rằng vạn vật đều có linh hồn. Vì vậy, người Dao

tin là có thần gió, thần mưa, thần trông coi lúa gạo, hoa màu và thần chăn nuôi.

Người Dao có rất nhiều nghi lễ như lễ cúng nương, lễ cúng cơm mới, cúng thóc

giống, cúng hồn gia súc, lễ cấp sắc … Trong đó, lễ cấp sắc khá phổ biến và rất quan

trọng đối với người đàn ông Dao.

Tết cổ truyền của người Dao diễn ra cùng dịp với Tết Nguyên đán của người

Việt, thường sớm hơn nửa tháng. Vào những ngày giáp Tết (tháng 12 âm lịch), dân

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!