Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
![[Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 3 pot](https://storage.googleapis.com/cloud_leafy_production/1687770843074_1687770839386_285-0.png)
[Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 3 pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
196 PH.ĂNG-GHEN 98 TRẬN XÊ-VA-XTÔ-PÔN 197
PH.ĂNG-GHEN
TRẬN XÊ-VA-XTÔ-PÔN 112
Trong số ra hôm nay, tờ báo của chúng tôi đã đăng bản tin
chính thức của Pháp, Anh và Nga về trận đánh giữa hai địch
thủ ở Xê-va-xtô-pôn. Sự kiện khá quan trọng đó đáng được
chúng tôi giải thích thêm và bình luận đôi điều để bổ sung cho
các văn kiện chính thức.
Khoảng một tháng trước đây, các cuộc xuất kích thường
thắng lợi của quân Nga cho phép chúng tôi kết luận rằng chiến
hào đã được đẩy lên phía trước đến cự ly tạo thành thế cân
bằng lực lượng giữa bên bị vây và bên bao vây1 *; nói cách
khác, chiến hào đã đào gần đến mức khi xuất kích, quân Nga
có thể tập trung ở bất cứ đoạn nào của chiến hào ấy một lực
lượng ít ra tương đương với lực lượng mà liên quân có thể
điều đến trong 1 - 2 giờ. Vì 1 - 2 giờ ấy hoàn toàn đủ để loại
các khẩu pháo của các khẩu đội pháo ra khỏi vòng chiến bằng
cách đóng đinh có ngạnh vào ngòi nổ của nó, nên dĩ nhiên,
liên quân không thể đào hào tiếp cận dấn lên phía trước. Kể từ
lúc đó, liên quân ngừng mọi hoạt động tích cực cho đến khi ba
lữ đoàn của Pháp (1 lữ của sư đoàn 8 và 2 lữ của sư đoàn 9)
tới nơi những đơn vị này cho phép thay thế một phần bộ binh
Anh và tăng cường canh gác chiến hào. Cùng lúc đó, tướng
Ni-en của công binh và Giôn-xơ đến đã đẩy mạnh công tác bao
vây và cho phép sửa chữa nhữ ng sai lầm đã mắc phải chủ
1* Xem tập này, tr. 72 - 74.
yếu vì sự cố chấp của tướng Pháp Bi-dô và do số lượng ít của
bộ binh Anh. Liên quân đã đào những hào tiếp cận mới, đặc
biệt là ở đoạn bố trí quân Anh, ở nơi cách công sự quân Nga
chừng 300 i-ác-đơ trên đồi Ma-la-khốp đã đào những chiến
hào song song mới. Một số trong những pháo đài mới được
xây dựng lại đã nhích gần In-ke-rơ-man đến mức là hễ có khả
năng nổ súng là chúng có thể bắn vào một phần các pháo đài
của Nga từ phía sau lưng hoặc bằng hỏa lực bắn dọc. Quân
Nga đã có những hoạt động thực hiện hết sức tài tình và táo
bạo chống lại những tuyến công sự mới ấy.
Như bản đồ đã chỉ rõ, phòng tuyến của Nga bọc lấy thành phố
thành hình cung, từ đầu vịnh Ca-ran-tin đến quân cảng bên trong,
rồi lại từ đây đến đầu vịnh Ki-len. Vịnh này là một vịnh nhỏ, do
một khe núi sâu hình thành, kéo dài từ vịnh Lớn hoặc bến tàu Xêva-xtô-pôn đi sâu vào mãi tận cao nguyên, trên đó có doanh trại
của liên quân. Một dãy cao điểm chạy dài ở phía tây khu núi ấy,
tạo thành phòng tuyến của quân Nga; quan trọng nhất trong các
cao điểm ấy là đồi Ma-la-khốp; do vị trí khống chế của nó, nó là
trận địa then chốt của toàn bộ cánh phải của quân Nga. Ở phía
đông khe núi và vịnh Ki-len có một cao điểm khác; nó hoàn toàn
nằm trong tầm bắn của các pháo đài cũng như của tàu chiến của
quân Nga, liên quân không chiếm được nó vì liên quân không
hoàn toàn phá hoại được tuyến giao thông giữa Xê-va-xtô-pôn và
In-ke-rơ-man được hỏa lực của các lô cốt và pháo đài ở phía bắc
bến tàu yểm hộ. Nhưng vì liên quân đặt các khẩu đội pháo của
mình tại các trận địa ở phía đông và đông - nam đồi Ma-la-khốp
nên có thể uy hiếp phòng tuyến quân Nga từ bên sườn và sau lưng,
nên cao điểm trung lập này có ý nghĩa đặc biệt. Do đó, đêm 20
rạng ngày 21 tháng Hai quân Nga đã cử đến đấy một đơn vị công
trình để xây dựng lô cốt vuông1* mà đồ án đã được kỹ sư của họ
thiết kế từ trước. Sáng sớm, liên quân đã nhìn thấy một chiến
hào dài và tường chắn ở phía sau nó, nhưng xem ra thì họ hoàn
toàn không hiểu ý nghĩa của những công sự ấy nên không cản
trở quân Nga tiến hành. Sáng sớm hôm sau lô-cốt vuông đã
1* - đồn Xê-len-ghin
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
198 PH.ĂNG-GHEN 99 TRẬN XÊ-VA-XTÔ-PÔN 199
được làm xong, nhưng thực ra còn chưa hoàn chỉnh vì, như các sự
kiện về sau đó đã chứng minh, tiết diện của tường chắn này, tức là
chiều sâu của hào và mức độ kiên cố của tường chắn còn xa mới
đầy đủ. Bấy giờ liên quân mới bắt đầu hiểu rằng công sự ấy chiếm
vị trí tuyệt diệu, tạo khả năng cho quân Nga dùng hỏa lực trải
rộng bắn vào các pháo đài nối liền nhau của liên quân, do đó làm
cho những pháo đài này hầu như mất tác dụng. Các kỹ sư tuyên bố
cần chiếm công sự này bằng mọi giá. Vì vậy Can-rô-béc thành lập
một cách hết sức bí mật một đơn vị cường tập gồm khoảng 1 600
lính du-a-vơ và 3 000 lính thủy đánh bộ. Vì lệnh tác chiến đưa
xuống khuya quá mà lại bất ngờ, nên có sự lúng túng trong việc
tập kết binh lính ở địa điểm qui định và khi số quân lính, dẫn đầu
là lính du-a-vơ, rút cục mở cuộc tấn công thì đã là 2 giờ sáng ngày
24 tháng Hai. Sau một cuộc chạy ngắn, họ đã ở cách hào 20 i-ácđơ. Theo lệ thường, các cuộc tấn công đó không được phép nổ
súng; binh sĩ được lệnh tháo ngòi thuốc nổ ra khỏi súng để tránh
nổ súng không cần thiết và sớm quá. Đột nhiên khẩu lệnh của
quân Nga vang lên và một đơn vị mạnh của quân Nga ở bên trong
lô-cốt vuông bắt đầu hành động, đặt súng lên tường chắn và bắn
từng loạt vào đơn vị tấn công. Do đêm tối và do qui tắc đã ăn sâu
vào binh sĩ tác chiến trong chiến hào - bao giờ cũng bắn thẳng
thông qua tường chắn - loạt súng ấy chỉ gây ra thương vong không
đáng kể cho toán đi đầu đội hình hẹp của đơn vị tấn công. Lính
du-a-vơ, mà bước tiến hầu như không bị cản trở gì bởi các vách
dốc thoải của hào và tường còn chưa làm xong, trong khoảnh
khắc đã xông vào được lô-cốt vuông và chĩa lưỡi lê xông thẳng
vào quân địch. Một cuộc đánh giáp lá cà gay go đã xảy ra. Qua
một thời gian ngắn, lính du-a-vơ đã chiếm được một nửa lô-cốt
vuông, còn sau đó ít lâu quân Nga đã rút bỏ toàn bộ. Lúc bấy giờ
lính thủy đánh bộ, đi theo sau lính du-a-vơ không xa, đã dừng lại
ở sườn một cao điểm, không rõ vì lạc đường hoặc vì nguyên
nhân gì khác. Ở đây họ đã bị đơn vị của quân Nga tấn công vào
hai sườn, mặc dầu lính thủy đánh bộ chống cự kịch liệt, quân
Nga vẫn đuổi được họ khỏi cao điểm. Rõ ràng là trời đã sáng
ngay trong trận đánh hoặc sau trận đánh ít lâu vì quân Nga vội vàng
rút khỏi cao điểm, bỏ lô-cốt vuông trong tay lính du-a-vơ, mà
sau đó họ pháo kích bằng toàn bộ số pháo mà Nga có thể sử dụng
vào mục đích đó. Có một thời gian ngắn lính du-a-vơ đã nằm rạp
xuống, còn một số xạ thủ tình nguyện đi theo họ đã bò lên công sự
trên đồi Ma-la-khốp và tìm cách bắn vào các pháo thủ Nga qua lỗ
châu mai. Nhưng hỏa lực quân Nga quá mạnh, chẳng bao lâu lính
du-a-vơ buộc phải lui xuống sườn của cao điểm, hướng về phía
In-ke-rơ-man, nơi đây họ tránh được hỏa lực của phần lớn các
pháo đài Nga. Họ quả quyết rằng họ đã mang theo toàn bộ số
thương binh của mình.
Trong trận đánh nhỏ này, lính du-a-vơ dưới quyền chỉ huy
của tướng Mô-nơ đã hành động rất dũng cảm, còn quân Nga
thì tác chiến với trình độ nghệ thuật cao và với tính ngoan
cường vốn có ở họ. Lực lượng quân Nga gồm có hai trung
đoàn Xê-len-ghin và Vô-lưn mà quân số của mỗi tiểu đoàn sau
mấ y trận đánh chỉ có không quá 500 người hoặc cả thảy là
4 000 người. Tướng Khru-sốp chỉ huy họ. Hành động của quân
Nga đã thành công đến mức quân Pháp phải tuyên bố rằng
toàn bộ kế hoạch tấn công đã bị quân Nga biết trước. Cuộc tấn
công của quân Nga vào lính thủy đánh bộ đã thu được thắng
lợi hoàn toàn và hầu như chớp nhoáng, còn cuộc rút lui của họ
khỏi lô-cốt vuông chưa hoàn thành đã làm cho lính du-a-vơ
bất hạnh, thiếu sự chi viện, hứng chịu hỏa lực mạnh mẽ của
pháo binh đã im lặng khi cuộc chiến đấu diễn ra bên trong lôcốt vuông.
Tướng Can-rô-béc phát hiện rằng cuộc thất bại ấy tác động
hết sức mạnh mẽ đến binh sĩ mình. Sự nôn nóng mà người ta đã nhiều
lần cảm thấy thì bây giờ đã bùng nổ với tất cả sức mạnh của nó. Binh
sĩ yêu cầu cường tập thành phố. Từ “phản bội”, đó là sự giải thích
thường dùng của người Pháp đối với bất cứ trận thất bại nào của họ,
đã vang lên mạnh mẽ trong quân sĩ và thậm chí còn chỉ rõ tên kẻ phản
bội đã tiết lộ cho quân thù quyết định bí mật của hội đồng quân sự
của quân Pháp; người ta cho rằng kẻ phản bội là tướng Phoóc-rơ
mà không dựa trên những căn cứ đặc biệt nào. Can-rô-béc đã hoảng
hốt đến mức thảo một bản mệnh lệnh mô tả toàn bộ trận đánh như
là một thắng lợi huy hoàng, tuy rằng tương đối, đồng thời gửi công
văn cho huân tước Ra-glan đề nghị bắt đầu ngay lập tức cuộc cường
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
200 PH.ĂNG-GHEN 100 TRẬN XÊ-VA-XTÔ-PÔN 201
tập, nhưng đương nhiên là huân tước Ra-glan đã bác bỏ đề nghị
này.
Quân Nga giữ được lô-cốt vuông mới ấy và bồi trúc thêm. Vị
trí ấy rất quan trọng. Nó bảo đảm tuyến giao thông với In-ke-rơman và việc chuyên chở cung cấp từ phía này. Nó uy hiếp từ bên
sườn toàn bộ cánh phải của các công sự bao vây của liên quân và
buộc người ta phải làm các hào tiếp cận mới để loại trừ tác hại
của nó. Ngoài ra, tất cả những cái đó chứng minh quân Nga có
khả năng không những giữ vững trận địa của mình mà còn tiến ra
phía ngoài trận địa. Vào nửa cuối tháng Hai, quân Nga đã xây
dựng gần lô-cốt vuông mới một hệ thống hào chống tiếp cận về
hướng công sự của liên quân. Nhưng trong báo cáo không chỉ rõ
phương hướng chính xác của những công sự ấy. Dù sao, sự có
mặt của hai trung đoàn tác chiến nói trên ở Xê-va-xtô-pôn nói
lên rằng toán quân đồn trú đóng giữ cho tới nay chỉ gồm có lính
thủy đánh bộ và lính thủy đã được bổ sung nhiều và hiện nay có
đủ lực lượng đối phó với mọi hành động có thể có của quân địch.
Tin tức gần đây cho biết khoảng ngày 10 - 11 tháng Ba, các
pháo đài của liên quân có thể bắn vào công sự phòng ngự của
quân Nga. Nhưng trong tình hình quân Nga có những nguồn lực
lượng như thế, trong tình hình liên quân gặp những khó khăn
như thế, phải chăng có thể hy vọng liên quân sẽ tạo được những
điều kiện cần thiết trước tiên để giành thắng lợi, tức là đạt tới
chỗ hỏa lực của bên vây đánh mạnh hơn bên bị vây, vả lại, mạnh
hơn đến mức có thể buộc các pháo đài của quân Nga phải câm tịt
trước khi quân Anh và quân Pháp cạn hết đạn dược của mình?
Nhưng thậm chí cứ giả định rằng liên quân đạt được kết quả ấy;
giả định rằng vào giờ phút quyết định ấy các binh đoàn dã chiến
của quân Nga không mưu toan chiếm lấy trận địa ở gần In-ke-rơman và Ba-la-cla-va; giả định rằng liên quân sẽ tiến hành một
loạt cuộc tấn công vào phòng tuyến thứ nhất của quân Nga và
chọc thủng được nó, thì sẽ ra sao? Trước mắt các cánh quân vây
đánh sẽ xuất hiện những công sự phòng ngự mới, các pháo đài
mới, và những công trình kiên cố biến thành những cứ điểm nhỏ
mà để tiêu diệt chúng cần có những pháo đài mới. Dưới làn mưa
đạn pháo và đạn thường, liên quân buộc phải rút lui, và điều lớn nhất
mà họ có thể làm được là nắm giữ trong tay mình phòng tuyến
thứ nhất của quân Nga.
Kế đó là cuộc vây đánh phòng tuyến thứ hai, rồi thứ ba,
chưa nói gì đến vô số những vật chướng ngại nhỏ mà các kỹ
sư Nga - mà hiện nay chúng ta đã biết họ là những người như
thế nào - không thể không đặt ở khu vực phòng thủ mà họ phụ
trách. Đồng thời mưa và nắng, nắng và mưa cứ thay thế nhau,
trên mặt đất tràn ngập uế khí do sự rữa nát của hàng ngàn thây
người và ngựa tỏa ra, sẽ gây ra những thứ bệnh tật cho tới nay
chưa từng nghe thấy và chưa từng biết đến. Tuy nhiên, bệnh
dịch sẽ hoành hành không những ở ngoại thành mà cả ở nội
thành, nhưng ai biết được bên nào sẽ đầu hàng trước tiên trước
bệnh dịch ấy?
Mùa xuân đến sẽ là một tai nạn đáng sợ đối với cái bán
đảo nhỏ rộng năm dặm và dài mười dặm này, nơi đây ba cường
quốc mạnh nhất châu Âu tiến hành một cuộc đấu tranh ngoan
cường, và Lu-i Bô-na-pác-tơ có đủ lý do để tự chúc mừng
mình nếu như cuộc viễn chinh vĩ đại của ông ta rút cục sẽ bắt
đầu đem lại những thành quả phong phú.
Do Ph.Ăng-ghen viết khoảng 23 tháng Ba
1855
Đã đăng làm xã luận trên tờ “New-York
Daily Tribune” số 4358, ngày 7 tháng Tư
1855 và trên tờ “Neue Oder - Zeitung” số
143, ngày 26 tháng Ba 1855
In theo bản đăng trên tờ “New -
York Daily Tribune”, có đối chiếu
với bản in trên tờ “Neue Oder -
Zeitung”
Nguyên văn là tiếng Anh
In bằng tiếng Nga lần đầu
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
202 C.MÁC 101 VỀ LỊCH SỬ LIÊN MINH VỚI PHÁP 203
C.MÁC
VỀ LỊCH SỬ LIÊN MINH VỚI PHÁP
Luân Đôn, ngày 24 tháng Ba. Tờ “Press”113, cơ quan ngôn
luận của Đi-xra-e-li, đã gây ra trong tuần trước một cuộc cãi
nhau vặt do nó khẳng định rằng “hoàng đế Lu-i” là trở ngại duy
nhất trên con đường ký kết hòa ước, rằng hoàng đế đã liên kết
với Áo, ký với nước này một “hiệp định” bí mật mà nước này cố
sức ruỗi ra. Đảng To-ri cho tới nay vẫn bảo vệ liên minh Anh -
Pháp như bảo vệ đứa con cưng của mình. Phải chăng huân tước
Man-mơ-xbê-ri đã không tăng cường liên minh với Bô-na-páctơ?114 Phải chăng Đi-xra-e-li đã không chế giễu một cách độc ác
Grê-hêm và Vút trong nghị viện về việc họ hình như đã báng bổ
một cách tội lỗi cuộc chính biến ngày 2 tháng Chạp trước mặt cử
tri của họ? Phải chăng trong vòng hai năm nay, đảng To-ri đã
không phải là kẻ đề xướng chiến tranh một cách điên cuồng nhất
trên diễn đàn nghị viện, cũng như trên báo chí? Giờ đây, không
cần có một sự chuyển giọng nào, không cần có sự khách khí nào,
họ đột nhiên chuyển sang vu cáo liên minh với Pháp, châm chọc
“hoàng đế Lu-i” và tuyên truyền hòa bình! Tờ “Morning Herald”,
cơ quan ngôn luận già yếu của đảng To-ri đáng kính không được
biết những điều bí mật của các lãnh tụ của đảng, đã lắc đầu hoài
nghi và lắp bắp những lời lẽ gay gắt chống lại những ảo giác của
tờ “Press” mà nó không hiểu. Song tờ “Press” hôm nay lại trở
lại cái chủ đề tai hại. Nó đăng bản tin sau đây bằng chữ đậm ở
chỗ dễ thấy nhất:
“Những tì nh huống quan trọng đã được là m sá ng tỏ. Các h đây k hô ng lâu,
chú ng tôi viết rằ ng chú ng tôi có că n cứ để dự kiến rằ ng c ongre ss re i nfecta 1 * sẽ
bị giá n đ oạ n và huâ n tư ớc Gi ôn R ớt-xe n trở về Anh nga y. Giọng điệ u c ủa Áo đ ối
với Nga tha y đ ổi sa u cái chết của hoà ng đế Ni-cô -l ai , và nhấ t là l ời tuyê n bố của
hoà ng đế Áo với A-lếc h-xan-đrơ II, k hông nghi ngờ gì nữa, đã gó p phầ n và o kết
cục ấy. Hiệ n na y c húng tôi có că n c ứ để d ự đ oá n rằ ng hoà ng đế Phá p đã xóa bỏ
nhữ ng trở ngại trên con đư ờng đi đến sự hòa giải t oà n diệ n, rằ ng P há p sẽ đ ồng ý
hoà n t oà n rút khỏi Crư m mà khô ng đặt điề u kiện gì về việc phá hủy hoặ c t hu hẹp
các công sự ở khu vực ấy”.
Để làm sáng tỏ lời tiên tri ấy, tờ “Press” dẫn ra “những tình tiết
đáng tin cậy đưa ra trong bài xã luận của nó”. Nhưng chính những
tình tiết ấy lại mâu thuẫn một cách lạ lùng với kết luận được rút ra
căn cứ vào những tình tiết ấy và quá ư vội vàng.
“Tình hì nh ở Viê n”, - bài xã l uậ n viết, - “ hàng gi ờ đều có sự chuyể n biế n mỗi
lúc một ké m sáng suốt và ké m t huậ n lợi; do đó, điều qua n t rọng là dư l uậ n sá ng
suốt ở cả hai bê n bờ biể n Mă ng-sơ phải sử dụng t oà n bộ ảnh hư ởng của mì nh để
ngă n ngừa nhữ ng kết quả có t hể gâ y ra sự k hó c hịu và sự đá ng tiếc. Nế u như nă m
1853 các bộ t rưởng c ủa c hú ng t a tỏ ra c hâ n t hà nh đối với sự liên mi nh Anh -
Phá p t hì c hắc là đã k hô ng xảy ra nguyên c ớ dẫ n đế n c hiế n tra nh; cò n nế u như
chi ế n tra nh khô ng thể trá nh khỏi, thì hoàn t oà n có k hả nă ng là nó đ ã được tiến
hành một cách t hà nh công và thắ ng lợi. Đá ng lẽ ký kết đồng mi nh hữ u nghị với
Phá p t hì C hí nh phủ Anh lại bỏ phí cả một nă m t rời để đạt tới cái mà nó gọi là
Adhasion2 * các bang lớn ở Đức. C uộc c hiế n tra nh c ủa các cường quốc phư ơng
Tâ y với Nga k hô ng t hể đư ợc biện mi nh bằ ng các h nà o khác ngoài quyết t â m sắt
đá muốn cắt xé n một cá c h đá ng kể phạ m vi c ủa đế quốc Nga ở mi ề n Na m. Đấ y là
giải phá p duy nhất đ ối với vấ n đề phư ơng Đông. T hời c ơ có lợi nă m 1853 đã bị
bỏ l ỡ mất. Họ đã l ãng phí t hời gia n và tiền bạ c, đã hy si nh quâ n đ ội và t iếng tă m.
Nế u n h ư nă m 1 8 53 c h ú n g t a t hà n h t h ự c v ới P h á p t hì c á c c ư ờ n g q u ố c Đ ứ c
1* - hội nghị mà công việc chưa kết thúc
2* - sự thu hút, hợp nhất
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.