Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm : Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG HUỲNH LAN THẢO
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hình Sự và Tố Tụng Hình Sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Anh Tuấn
Học viên: Đặng Huỳnh Lan Thảo
Lớp: Cao học Luật, Khóa 27
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh,
quý thầy, cô và đặc biệt sự hướng dẫn tận tình của TS. Phan Anh Tuấn đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin cam đoan đề tài: “Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm: Nghiên
cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam” là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi và
dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phan Anh Tuấn. Các tài liệu, thông tin có trong luận
văn trung thực, chính xác, có nguồn gốc rõ ràng, các tài liệu tham khảo khác được
trích dẫn theo đúng quy định pháp luật.
Ngƣời cam đoan
Đặng Huỳnh Lan Thảo
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
CTTP Cấu thành tội phạm
TNHS Trách nhiệm hình sự
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SO SÁNH LUẬT VÀ LÝ
LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM ........................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm của so sánh luật về trách nhiệm hình sự trong đồng
phạm........................................................................................................................7
1.2. Các bƣớc để tiến hành so sánh luật về trách nhiệm hình sự trong đồng
phạm........................................................................................................................8
1.3. Khái niệm, dấu hiệu pháp lý của đồng phạm.............................................10
1.3.1. Khái niệm đồng phạm...............................................................................10
1.3.2. Các dấu hiệu pháp lý của đồng phạm......................................................12
1.4. Khái niệm trách nhiệm hình sự trong đồng phạm và các nội dung cần so
sánh luật................................................................................................................16
1.4.1. Khái niệm trách nhiệm hình sự trong đồng phạm....................................16
1.4.2. Các nội dung trách nhiệm hình sự trong đồng phạm...............................17
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................20
CHƢƠNG 2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG
ĐỒNG PHẠM CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VÀ SO
SÁNH VỚI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI................................................21
2.1. Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm ............21
2.1.1. Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm........................21
2.1.2. Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng
phạm ...................................................................................................................24
2.1.3. Nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm..
............................................................................................................................28
2.2. Những vấn đề liên quan đến vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng
phạm......................................................................................................................30
2.2.1. Vấn đề xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm .....30
2.2.2. Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm ..........37
2.3. Quyết định hình phạt trong đồng phạm.....................................................43
2.3.1. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của luật đối với người đồng phạm
............................................................................................................................43
2.3.2. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong đồng phạm......................47
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................51
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH
NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM NĂM 2015......................................................................................................52
3.1. Yêu cầu cần hoàn thiện các quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
năm 2015 về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm........................................52
3.2. Một số đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về việc xác định
TNHS của những ngƣời đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam ...............54
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................70
KẾT LUẬN..............................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hoàn
thiện hệ thống pháp luật và chủ động hội nhập quốc tế, làm cho kinh tế - xã hội
nước ta có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
ngày càng nâng cao. Song song đó, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, xảy ra
trên nhiều lĩnh vực, gia tăng cả về quy mô lẫn tính chất. Trong đó, những vụ án với
sự tham gia của nhiều người cùng cố ý thực hiện một tội phạm, có sự phân công vai
trò, nhiệm vụ cụ thể, tổ chức chặt chẽ, trình độ ngày tinh vi và mức độ gây nguy hại
cho xã hội cũng ngày càng cao.
Nhận định được tính nguy hiểm của đồng phạm, các nhà làm luật đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh tội phạm này với tên gọi khác nhau như
tòng phạm, cộng phạm…. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
trên cơ sở kế thừa Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi,
bổ sung năm 2009) các quy định về đồng phạm, trách nhiệm hình sự trong đồng
phạm và đồng thời đã bổ sung thêm những quy định mới để khắc phục những
điểm hạn chế, bất cập đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ án có đồng phạm trong
thực tiễn. Những quy định này đã góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh
phòng, chống tội phạm nói chung và đồng phạm nói riêng; nhiều vụ án đồng phạm
gây thiệt hại lớn cho xã hội được Tòa án nhân dân xét xử đúng người, đúng tội,
tránh làm oan người vô tội được nhân dân đồng tình và tin tưởng vào nền tư pháp
của nước nhà.
Mặc dù, chế định đồng phạm đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính
trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” và sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, vì trong thực tế áp dụng các quy định này còn bộc lộ một số hạn chế
như: có nhiều cách hiểu khác nhau trong việc xác định trách nhiệm hình sự của
những người đồng phạm, xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm chưa
tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội và vai trò của từng người đồng phạm
trong vụ án dẫn đến việc xét xử các vụ án hình sự có đồng phạm ở một số tòa chưa
phù hợp, vai trò của mỗi người đồng phạm khác nhau bị xử lý hình sự như nhau
2
cũng như việc xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm gặp khó
khăn, b lọt tội phạm trong đồng phạm….Từ đó, chưa đủ sức răn đe, giáo dục,
phòng ngừa đối với các loại tội phạm nói chung, tội phạm có tính chất đồng phạm
nói riêng làm ảnh hưởng hiệu lực quản lý của Nhà nước.
Để giải quyết những vướng mắc trong lý luận cũng như thực tiễn xét xử các
vụ án có đồng phạm, trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm, xét xử
đúng người, đúng tội, tránh tình trạng oan sai, b lọt tội phạm, đáp ứng yêu cầu
đấu tranh phòng ngừa tội phạm đối với hình thức phạm tội đặc biệt này để đảm
bảo tính công bằng, bình đẳng trong xã hội nói chung và pháp luật hình sự nói
riêng, đồng thời thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam. Vì vậy,
việc nghiên cứu làm rõ, tham khảo các quy định liên quan về chế định đồng phạm
và trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong pháp luật hình sự của
các quốc gia trên thế giới là rất cần thiết, từ đó học h i, rút kinh nghiệm và góp
phần hoàn thiện Bộ luật Hình sự Việt Nam. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài
nghiên cứu về “Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm: Nghiên cứu so sánh và
kinh nghiệm cho Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến chế định đồng phạm và trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
qua việc nghiên cứu, tìm tài liệu tham khảo, tác giả đã thấy có các công trình nghiên
cứu khoa học như sau:
* Các giáo trình luật hình sự có thể kể đến như: (1) Võ Khánh Vinh (Chủ
biên) (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Chung, NXB Công an nhân
dân, Hà Nội; (2) Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam, Phần Chung, NXB Công an nhân dân, Hà Nội; (3) Trường Đại học Quốc gia
Hà Nội (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần Chung), NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; (4) Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
(2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Chung, NXB Hồng Đức, Hội Luật
gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh …
Trong nội dung các giáo trình này đã phân tích một số vấn đề lý luận và quy
định về đồng phạm và trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.... Các nội dung trên
của các giáo trình là tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả xây dựng phần lý luận
về tuổi chịu TNHS trong Luận văn.