Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân những vấn đề lý luận
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
-----------------
NGUYỄN THỊ ANH THƢ
MSSV: 3240160
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
CỦA PHÁP NHÂN
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa: 2007 – 2011
GVHD: Ths.NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG
Giảng viên Khoa Luật Hình sự
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN
1.1 Khái quát về pháp nhân ............................................................................ 1
1.1.1 Định nghĩa pháp nhân .................................................................................. 1
1.1.2 Đặc điểm của pháp nhân .............................................................................. 3
1.2 Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hình sự........................................ 5
1.2.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự.................................................................... 5
1.2.2 Đặc điểm của trách nhiệm hình sự............................................................... 6
1.3 Các học thuyết về trách nhiệm hình sự của pháp nhân ......................... 8
1.3.1 Học thuyết trách nhiệm thay thế .................................................................. 9
1.3.2 Học thuyết đồng nhất hóa .......................................................................... 11
1.3.3 Học thuyết văn hóa pháp nhân................................................................... 13
1.4 Quy định của pháp luật một số nƣớc về trách nhiệm hình sự
của pháp nhân ......................................................................................... 15
1.4.1 Quy định về phạm vi pháp nhân là chủ thể của trách nhiệm hình sự ........ 17
1.4.1.1 Quy định về phạm vi pháp nhân là chủ thể của trách nhiệmhình sự
theo luật của Anh ....................................................................................... 17
1.4.1.2 Quy định về phạm vi pháp nhân là chủ thể của trách nhiệm hình sự
theo luật của Pháp ...................................................................................... 18
1.4.1.3 Quy định về phạm vi pháp nhân là chủ thể của trách nhiệm hình sự
theo pháp luật Trung Quốc......................................................................... 20
1.4.2 Quy định về tội phạm cụ thể đối với pháp nhân ........................................ 22
1.4.2.1 Quy định về tội phạm cụ thể đối với pháp nhân theo pháp luật Anh ........ 22
1.4.2.2 Quy định về tội phạm cụ thể đối với pháp nhân theo pháp luật Pháp ....... 23
1.4.2.3 Quy định về tội phạm cụ thể đối với pháp nhân theo
pháp luật Trung Quốc ................................................................................ 24
1.4.3 Quy định về điều kiện của trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân........... 25
1.4.3.1 Quy định về điều kiện của trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân
theo pháp luật của Anh............................................................................... 25
1.4.3.2 Quy định về điều kiện của trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân
theo pháp luật của Pháp ............................................................................. 27
1.4.3.3 Quy định về điều kiện của trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân
theo pháp luật của Trung Quốc .................................................................. 28
1.4.4 Quy định về hình phạt đối với pháp nhân.................................................. 29
1.4.4.1 Quy định về hình phạt đối với pháp nhân theo luật pháp Anh .................. 29
1.4.4.2 Quy định về hình phạt đối với pháp nhân theo pháp luật Pháp ................. 30
1.4.4.3 Quy định về hình phạt đối với pháp nhân theo pháp luật Trung Quốc...... 32
CHƢƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TRONG VIỆC QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN
2.1 Sự cần thiết của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân .. 34
2.1.1 Thực trạng vi phạm pháp luật của pháp nhân trong một số lĩnh vực......... 34
2.1.2 Các quan điểm hiện nay về trách nhiệm hình sự của pháp nhân ............... 43
2.2 Những vấn đề lý luận về tội phạm do pháp nhân thực hiện ................ 51
2.2.1 Lý luận về hành vi khách quan của tội phạm do pháp nhân thực hiện...... 53
2.2.2 Lý luận về lỗi của tội phạm do pháp nhân thực hiện ................................. 56
2.3 Một số kiện nghị cho việc quy định trách nhiệm
Hình sự của pháp nhân............................................................................ 61
2.3.1 Phạm vi pháp nhân là chủ thể của tội phạm............................................... 61
2.3.2 Các tội phạm cụ thể quy kết cho pháp nhân .............................................. 67
2.3.3 Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân ........................................................ 68
2.3.4 Án tích đối với pháp nhân.......................................................................... 70
KẾT LUẬN
1
LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh
tế - xã hội. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa không ngừng được định hình và phát triển, đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những
thành quả kinh tế đã đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái nhất định,
biểu hiện là tình trạng độc quyền trong kinh doanh, sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế,
tình trạng ô nhiễm môi trường, sự phân hóa giàu nghèo… tình trạng này đã làm pháp
sinh nhiều tiêu cực trên nhiều lĩnh vực và ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tội phạm của
nước ta. Những năm gần đây tình hình tội phạm nước ta gia tăng rất nhanh, bên cạnh đó
vi phạm pháp luật hành chính cũng không ngừng tăng về số lượng và mức độ vi phạm.
Bên cạnh những vi phạm do cá nhân gây ra, hiện nay tình hình vi phạm pháp luật của
pháp nhân cũng đang diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc
biệt là vi phạm của pháp nhân trong lĩnh vực môi trường, kinh tế - thương mại… Những
vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý của pháp nhân chỉ là phần nổi của tình hình vi phạm, thực
tế vẫn còn nhiều hành vi vi phạm khác xảy ra nhưng chưa bị phát hiện hoặc hành vi vi
phạm đã bị phát hiện nhưng chưa có cơ chế xử lý thích đáng. Vấn đề đặt ra bây giờ là
làm thế nào để ngăn ngừa và khắc phục tình hình vi phạm.
Nghiên cứu pháp luật hình sự nước ngoài cho thấy, hiện nay rất nhiều nước quy
định pháp nhân là chủ thể của trách nhiệm hình sự, theo đó pháp nhân nào có hành vi vi
phạm pháp luật, hành vi đó được xem là tội phạm thì pháp nhân đó sẽ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, chịu chấp hành hình phạt và việc thừa nhận pháp nhân là chủ thể của
trách nhiệm hình sự đang là xu hướng chung của pháp luật hình sự thế giới.
2
Từ những kinh nghiệm, xu hướng chung của pháp luật hình sự các nước và tình
hình vi phạm của pháp nhân trong thời gian gần đây, có thể khẳng định rằng việc thừa
nhận chế định TNHS của pháp nhân trong luật hình sự Việt Nam là điều cần thiết, nhằm
mục đích khắc phục tình trạng vi vi pháp luật hiện nay, phòng ngừa tội phạm và qua đó
phát huy vai trò của luật hình sự.
Mục đích nghiên cứu
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là một vấn đề mới trong khoa học luật hình
sự Việt Nam. Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, thông qua việc nghiên cứu đề tài này
trên cơ sở lý luận khoa học và quy định pháp luật các nước tác giả mong muốn lý giải
những vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trên cơ sở đó đưa ra những
kiến giải về vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân mà luật hình sự Việt Nam có thể
quy định được.
Nội dung nghiên cứu
Đề tài “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - những vấn đề lý luận” có phạm vi
nghiên cứu rất rộng, trong khả năng của mình tác giả không thể giải quyết được tất cả
các vấn đề liên quan đến đề tài, tác giả chỉ tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản nhất
liên qua đến đề tài. Do đó, khóa luận nghiên cứu những nội dung sau:
- Đưa ra khái niệm, đặc điểm cơ bản của pháp nhân, khái niệm, đặc điểm
của trách nhiệm hình sự;
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về TNHS của pháp
nhân ở một số nước trên thế giới để xem xét, rút ra kinh nghiệm cho việc quy định tại
Việt Nam;
- Xem xét các quan điểm của các nhà khoa học luật hình sự Việt Nam về
việc có nên quy định TNHS của pháp nhân trong pháp luật Việt Nam hay không,
phân tích thực trạng của Việt Nam và sự cần thiết phải quy định TNHS của pháp
nhân trong pháp luật Việt Nam;
- Luận giải vấn đề liên quan đến việc xác định hành vi và yếu tố lỗi của tội
phạm do pháp nhân thực hiện.
- Đề xuất một số giải pháp, quy định về phạm vi pháp nhân là chủ thể của
tội phạm, phạm vi tội phạm mà pháp nhân có thể thực hiện, hình phạt và án tích dành
cho pháp nhân phạm tội.
3
Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, cũng như những thành tựu của khoa học:
luật hình sự, logic học, lịch sử, các học thuyết…
Phương pháp nhiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng phương pháp giải thích, so
sánh, tổng hợp để chọn lọc các tri thức khoa học, kinh nghiệm trong và ngoài nước.
Cơ cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa
luận được chia thành hai chương
Chương 1- Lý luận về trách nhiệm hình sự của pháp nhân
Chương 2- Những vấn đề của pháp luật hình sự Việt Nam trong việc quy định
trách nhiệm hình sự của pháp nhân
4
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN
1.1 Khái quát về pháp nhân
1.1.1 Định nghĩa pháp nhân
Khái niệm pháp nhân trong pháp luật Việt Nam xuất hiện muộn hơn so với các nước
phương tây, khái niệm này được chính thức nhắc đến trong Bộ luật dân sự (sau đây viết
tắt là BLDS) Bắc kỳ 1931 do chính quyền đô hộ - thực dân Pháp lúc bấy giờ ban hành.
Ở thời kỳ này pháp nhân được hiểu như là một nhóm người được tập hợp lại để thực
hiện một hoặc nhiều mục đích nhất định và được pháp luật thừa nhận có tư cách chủ thể
của các quyền và nghĩa vụ. Đến thời kỳ của chế độ tập trung quan liêu bao cấp khái
niệm pháp nhân được đề cập đến nhiều hơn trong các văn bản pháp luật với tính chất mô
tả các dấu hiệu để nhận biết một tổ chức là pháp nhân nhưng chưa rõ ràng. Khi BLDS
1995 ra đời khái niệm pháp nhân và các điều kiện để trở thành pháp nhân được quy định
rõ ràng hơn trước, tuy nhiên phạm vi điều chỉnh của BLDS 1995 chỉ giới hạn trong lĩnh
vự dân sự. Để khắc phục các nhược điểm trên và phù hợp với pháp luật quốc tế BLDS
2005 quy định về pháp nhân - chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng bao
gồm cả lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mại, lao động… Theo đó Điều 84, BLDS 2005
quy định: “Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập”.
Như vậy, một tổ chức được gọi là pháp nhân khi có đủ các điều kiện được quy định tại
điều 84 BLDS 2005, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Được thành lập hợp pháp, để đảm bảo sự ra đời và tồn tại của pháp nhân
không đi ngược lại với lợi ích chung của nhà nước và lợi ích chung của xã hội, pháp luật
quy định pháp nhân phải được thành lập hợp pháp. Nghĩa là pháp nhân phải được thành
lập theo đúng trình tự, thủ tục tương ứng do pháp luật quy định cho loại pháp nhân đó.
Thứ hai: Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, pháp nhân được tổ chức gồm một tập thể người có
cùng chung mục đích. Sự tổ chức bên trong của pháp nhân thường được thể hiện qua mô
5
hình cơ quan điều hành, quản lý tài sản, tổ chức lao động… giữa các bộ phận này có sự
phân định chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng có mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau tạo thành một thể thống nhất trong tổ chức và hoạt động. Ngoài ra pháp nhân được
tổ chức chặt chẽ còn nhằm mục đích tạo nên sự độc lập của pháp nhân. Sự độc lập của
pháp nhân được thể hiện ở việc pháp nhân có ý chí riêng và hành động theo ý chí của
mình, không bị chi phối bởi các chủ thể khác khi quyết định các vấn đề có liên quan đến
nhiệm vụ trong phạm vi điều lệ, quyết định thành lập và các quy định của pháp luật đối
với tổ chức đó.
Thứ ba: Có tài sản độc lập với tài sản của các cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản đó. Tài sản của pháp nhân có thể được hình thành bằng nhiều cách
khác nhau, chẳng hạn như việc góp vốn của các thành viên, do pháp nhân thu được từ
hoạt động sản xuất kinh doanh, được nhà nước giao… Tài sản của pháp nhân là một
khối tài sản thuộc quyền sở hữu của pháp nhân, tài sản này độc lập với tài sản của các cá
nhân, pháp nhân và tổ chức khác cũng như với tài sản của bản thân những người góp
vốn hình thành nên pháp nhân. Pháp nhân có đầy đủ các quyền đối với tài sản theo quy
định của luật dân sự, đó là các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
Có tài sản độc lập là tiền đề vật chất để pháp nhân tham gia các quan hệ dân sự và thực
hiện các quyền, các nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ này. Pháp nhân phải chịu trách
nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực
hiện nhân danh pháp nhân. Pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
một cách độc lập. Các thành viên của pháp nhân, các tổ chức khác, cơ quan quản lý của
pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân. Ngược lại pháp nhân không chịu
trách nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân khi họ xác lập, thực hiện các giao dịch
không nhân danh pháp nhân. Trách nhiệm của pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn, pháp
nhân chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi khối tài sản riêng mà pháp nhân có.
Thứ tư: Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Mỗi pháp
nhân khi thành lập được đăng ký dưới một tên gọi riêng không trùng lắp hoặc gây nhầm
lẫn với tên gọi của các pháp nhân khác. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật pháp
nhân phải sử dụng chính tên gọi đã đăng ký của mình, không được sử dụng tên gọi của
các chủ thể khác cũng như không được cho các chủ thể khác sử dụng danh nghĩa của