Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - lý luận và thực tiễn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
DƢƠNG VĂN VŨ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
DƢƠNG VĂN VŨ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN -
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Quang Phúc
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Xuất phát
từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số
liệu, kết quả, trích dẫn nêu trong Luận văn Thạc sĩ có nguồn gốc rõ ràng tuân
thủ đúng nguyên tắc và trung thực trong quá trình thu thập nghiên cứu và xin
cam đoan Luận văn này chưa từng được ai công bố trước đây.
Tác giả
Dƣơng Văn Vũ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..
CHƢƠNG 1. NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
VÀ VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN TRONG
LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI...............................
1.1 Nhận thức lý luận về trách nhiệm hình sự.............................................
1.1.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự................................................................
1.1.2 Cơ sở của trách nhiệm hình sự................................................................
1.2 Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong
pháp luật hình sự của một số nƣớc trên thế giới..........................................
1.2.1 Nhận thức về pháp nhân trong pháp luật Việt Nam và một số nước
trên thế giới.......................................................................................................
1.2.2 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự một số
nước trên thế giới..............................................................................................
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM PHÁP NHÂN
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM........................................................
2.1 Quan điểm, chủ trƣởng của Nhà nƣớc và một số nhà khoa học về
trách nhiệm hình sự của pháp nhân..............................................................
2.2 Cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân........................
2.2.1 Nhận diện ý tưởng khoa học pháp lý.......................................................
2.2.2 Các vụ án môi trường, kinh tế - Cơ sở thực tiễn để nghiên cứu ở Việt
Nam...................................................................................................................
2.2.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam....................................................................................
KẾT LUẬN…………………………………………………………………..
Trang
1
5
5
5
14
17
17
27
42
42
48
48
55
70
75
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng là những công cụ chủ
yếu mà Nhà nước dùng để đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bằng việc xác
định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định
hình phạt đối với những người thực hiện hành vi nguy hiểm ấy, pháp luật hình
sự là cơ sở pháp lý thống nhất cho các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm xử lý
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt người phạm tội và không
làm oan người vô tội. Thông qua đó, Nhà nước bắt buộc họ phải chịu trách
nhiệm hình sự tương xứng với hành vi nguy hiểm cho xã hội - hành vi phạm
tội do chính bản thân họ trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện. Vậy trách nhiệm
hình sự là gì ?
Trách nhiệm hình sự là một trong những thuật ngữ, chế định lớn và chủ
yếu của luật hình sự, có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm, bảo vệ trật tự pháp luật và pháp chế, bảo vệ lợi ích của nhà
nước, của xã hội và của công dân. Trách nhiệm hình sự chỉ đơn giản là trách
nhiệm của người phạm tội phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về
hành vi phạm tội của mình. Ngoài trách nhiệm hình sự của thể nhân được
pháp luật hình sự các nước thừa nhận và áp dụng, khi xét đến trách nhiệm
hình sự của pháp nhân - đây là vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong
giới khoa học hình sự từ thời La Mã cổ đại cho tới ngày nay. Những tranh
luận này về mặt lý luận và thực tiễn đã được các nước theo hệ thống pháp luật
“Common Law - Thông luật” điển hình nước Anh, Hoa Kỳ (Mỹ), Ôxtrâylia
(Úc) vượt qua và chấp nhận từ rất sớm, chế định này tiếp tục được thiết lập
phát triển hoàn thiện trở thành nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự không chỉ
của những nước nói trên mà cả nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á điển
hình nước Pháp, Canada, Trung Quốc, Singapore (Xingapo). Song do cơ sở lý
luận và cách thức thừa nhận, cách thiết lập nguyên tắc trách nhiệm hình sự
của pháp nhân ở mỗi nước có hệ thống chính trị khác nhau cũng có những sự
khác nhau. Ở Việt Nam, trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với thể nhân, còn
pháp nhân là vấn đề mới đang được thực tiễn và khoa học pháp lý của nước ta
2
nghiên cứu, nên chúng ta không thể khẳng định việc quy định vấn đề trách
nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự Việt Nam là tất yếu nếu
những khẳng định đó chưa được làm sáng tỏ bởi những luận điểm khoa học.
Luật hình sự Việt Nam có nhiệm vụ xác định những hành vi nguy hiểm cho
xã hội bị coi là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt cũng như các biện
pháp cưỡng chế hình sự đối với những tội phạm này. Để đảm bảo được
nguyên tắc bình đẳng của luật hình sự với đòi hỏi bất kể ai đã phạm tội đều
phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật và theo quy định của pháp luật
bất cứ hành vi vi phạm pháp luật do chủ thể nào thực hiện nếu đã mang tính
nguy hiểm đáng kể cho xã hội của hành vi đều phải được quy định là tội phạm
và chủ thể đã thực hiện hành vi đó phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất
lợi của trách nhiệm hình sự.
Từ yêu cầu của thực tiễn Việt Nam cũng như tác động của xu thế hội
nhập quốc tế và những phân tích nêu trên, việc đầu tư nghiên cứu trách nhiệm
hình sự của pháp nhân là một vấn đề hết sức cấp thiết cả trên bình diện lý luận
và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm. Đó chính là lý do tác giả lựa
chọn đề tài “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - Lý luận và thực tiễn”
làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
So với thế giới, trách nhiệm hình sự của pháp nhân là một vấn đề mang ý
nghĩa lớn cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, là một vấn đề khá mới mẻ đối với
luật hình sự Việt Nam. Vấn đề này vẫn chưa có một tài liệu chuyên khảo nào
nghiên cứu, mà chỉ dừng lại những bài viết trên các loại tạp chí, việc nghiên
cứu tham khảo nội dung pháp luật của các nước và chỉ khai thác được một vài
khía cạnh về trách nhiệm hình sự của pháp nhân, về ô nhiễm môi trường, về
trốn thuế, và về tội phạm môi trường, kinh tế đã có một vài công trình đề cập.
Trước hết, tác giả Trần Thuý Kiều nghiên cứu đề tài ở bình diện hẹp, cơ
bản là khái quát một “bức tranh” về trách nhiệm hình sự của pháp nhân và tập
trung lý giải sự cần thiết và tính hợp lý của vấn đề này đối với thực trạng ở
Việt Nam; đến tác giả ThS. Hoàng Thị Tuệ Phương “bức tranh” này được mở
rộng ra, nhưng nhìn chung chỉ tập trung phân tích và luận giải những vấn đề
3
mang tính thực tiễn pháp luật hình sự của các nước trên thế giới quy định về
trách nhiệm hình sự của pháp nhân, soi rọi những vấn đề lý luận và thực tiễn
của luật hình sự thế giới và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
chứ chưa hình thành nên quy chuẩn, cũng như chưa đánh giá được thực trạng
vi phạm pháp luật do pháp nhân gây ra trong tình hình hiện nay. Do vậy, việc
lựa chọn vấn đề nghiên cứu là hết sức cần thiết.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống pháp luật hình sự của một số nước trên
thế giới và quan điểm của Nhà nước ta cũng như các nhà khoa học trong
nước, luận văn đưa ra những luận cứ khoa học quy định trách nhiệm hình sự
đối với pháp nhân trong luật hình sự Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung
cơ bản sau:
- Nghiên cứu khái lược sự hình thành và phát triển các khái niệm liên
quan đến trách nhiệm hình sự pháp nhân để có sự nhận thức đúng đắn về vấn
đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân.
- Phân tích thực trạng và sự cần thiết của pháp luật hình sự Việt Nam
phải quy định vấn đề trách nhiệm của pháp nhân.
- Tham chiếu lý luận và thực tiễn pháp lý về trách nhiệm hình sự của
pháp luật ở một số nước trên thế giới để xem xét, đánh giá, so sánh, đồng thời
đề ra những luận điểm khoa học về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong
luật hình sự Việt Nam.
4. Giới hạn phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu trên các phạm vi cơ bản sau đây:
- Xem xét trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong mối tương quan với
trách nhiệm hình sự của cá nhân mang tính chất truyền thống trên nền tảng
các quan niệm của luật hình sự Việt Nam.
- Xem xét trách nhiệm hình sự của pháp nhân dưới góc so sánh luật hình
sự một số nước trên thế giới.
4
- Đồng thời, khảo sát thực tiễn các vụ án kinh tế, môi trường điển hình từ
năm 2002 đến nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được trình bày trên quan điểm nhận thức của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lê nin về Nhà nước và pháp luật, từ đó cho phép tác giả nhận thức rõ hơn bản
chất của vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân và những đòi hỏi từ thực
tiễn đối với vấn đề này - điểm mấu chốt để xây dựng những lý luận về trách
nhiệm hình sự của pháp nhân. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp
lịch sử, thống kê để nghiên cứu đề tài.
5. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn này mang ý nghĩa lớn trên một số phương diện. Về lý luận, đề
tài đã nghiên cứu những lý luận về trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt
Nam và các học thuyết về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trên thế giới
nhằm đưa ra những đề xuất, những điều chỉnh về mặt lý luận liên quan đến
trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Trên cơ sở những phân tích về đòi hỏi của
thực tiễn và những vướng mắc của pháp luật hình sự Việt Nam khi quy định
trách nhiệm hình sự cho pháp nhân, những đề xuất của đề tài đã đặt nền tảng
cho sự nhận thức đúng đắn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân, góp phần
định hướng cho việc quy định hợp lý trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong
pháp luật hình sự Việt Nam.
6. Cơ cấu của luận văn
Cơ cấu của luận văn được quyết định bởi mục đích, nhiệm vụ và phạm vi
nghiên cứu. Ngoài phần lời nói đầu, kết luận và danh sách các tài liệu tham
khảo, luận văn được bố cục gồm hai chương sau:
- Chương 1. Nhận thức lý luận về trách nhiệm hình sự và vấn đề trách
nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự một số nước trên thế
giới.
- Chương 2. Cơ sở quy định trách nhiệm pháp nhân trong luật hình sự
Việt Nam.