Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường Trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẶNG MAI LINH
TỔ CHỨC KIỂM TRA NỘI BỘ
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẶNG MAI LINH
TỔ CHỨC KIỂM TRA NỘI BỘ
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ TUYẾT OANH
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đặng Mai Linh, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Tổ chức kiểm tra
nội bộ ở các trường Trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
theo yêu cầu đổi mới giáo dục”.
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi,
được sự hướng dẫn, giúp đỡ của cô giáo PGS. TS. Trần Thị Tuyết Oanh. Tất cả
các số liệu khảo nghiệm đều đúng sự thật, được cá nhân tự thực hiện. Đề tài
này chưa được công bố ở tài liệu nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Người cam đoan
Đặng Mai Linh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Với tình
cảm chân thành, tác giả xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Khoa Tâm lý giáo dục, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
cùng các thầy cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy, động viên, giúp đỡ trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn Cô giáo - PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh, người đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn
thành Luận văn.
Xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo, giáo viên các
trường THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình nói chung, trường
THPT Đông Tiền Hải nói riêng, đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn tấm lòng của tất cả những người thân yêu, bạn bè
và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Đặng Mai Linh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................3
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC KIỂM TRA NỘI BỘ
TRƯỜNG THPT THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC............6
1.1. Sơ lược tổng quan nghiên cứu vấn đề ..........................................................6
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài..............................................................8
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục..........................................................................8
1.2.2. Kiểm tra, thanh tra giáo dục ....................................................................11
1.2.3. Kiểm tra nội bộ trường học .....................................................................17
1.2.4. Tổ chức kiểm tra nội bộ trường học ........................................................19
1.3. Một số vấn đề lý luận về kiểm tra nội bộ trường học.................................23
1.3.1. Đối tượng, mục đích, chức năng của kiểm tra nội bộ trường THPT.......23
1.3.2. Nội dung kiểm tra nội bộ trường THPT..................................................25
1.3.3. Hình thức của kiểm tra nội bộ trường THPT ..........................................27
1.3.4. Các nguyên tắc và phương pháp kiểm tra nội bộ trường THPT .............29
1.4. Tổ chức kiểm tra nội bộ trường THPT của Hiệu trưởng theo yêu cầu
đổi mới giáo dục....................................................................................34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iv
1.4.1. Vai trò của Hiệu trưởng trong tổ chức kiểm tra nội bộ trường THPT ....34
1.4.2. Nội dung tổ chức kiểm tra nội bộ trường THPT của Hiệu trưởng..........35
1.4.3. Những nội dung cơ bản của đổi mới giáo dục đặt ra cho kiểm tra nội
bộ trường THPT hiện nay......................................................................42
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức kiểm tra nội bộ trường THPT..........45
Kết luận chương 1..............................................................................................47
Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC
TRƯỜNG THPT HUYỆN TIỀN HẢI - TỈNH THÁI BÌNH..........48
2.1. Khái quát về các trường THPT ở Huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình ........48
2.1.1. Khái quát về khảo sát thực trạng .............................................................48
2.1.2. Đặc điểm các trường THPT của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình...........49
2.2. Thực trạng tổ chức kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng các trường THPT
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.............................................................54
2.2.1. Thực trạng nhận thức về kiểm tra nội bộ ở các trường THPT huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình........................................................................54
2.2.2. Thực trạng tổ chức kiểm tra nội bộ trường THPT của Hiệu trưởng
các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình................................66
2.3. Đánh giá chung về thực trạng kiểm tra nội bộ trường THPT của Hiệu
trưởng các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình....................74
2.3.1. Ưu điểm ...................................................................................................74
2.3.2. Hạn chế ....................................................................................................75
2.3.3. Nguyên nhân............................................................................................76
Kết luận chương 2..............................................................................................77
Chương 3. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG
THPT CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN
TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC...........................................................................................78
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..............................................................78
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý về kiểm tra nội bộ trường THPT.......78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
v
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sát hợp với mục tiêu giáo dục THPT và thực
tiễn nhà trường.......................................................................................78
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển của KTNB trường THPT .79
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả với các hoạt động của nhà trườngTHPT..79
3.2. Biện pháp tổ chức kiểm tra nội bộ trường THPT.......................................79
3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng, nâng cao ý thức, trách nhiệm về tự kiểm tra
cho các bộ phận trong nhà trường .........................................................79
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch triển khai kiểm tra nội bộ trường
THPT trên cơ sở đặc điểm của nhà trường và nội dung đổi mới giáo
dục hiện nay ...........................................................................................83
3.2.3. Biện pháp 3: Thiết lập các bước triển khai cụ thể cho từng nội dung
kiểm tra nội bộ trường THPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục ..............85
3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên làm công
tác kiểm tra nội bộ của các trường THPT Huyện Tiền Hải - Tỉnh
Thái Bình...............................................................................................88
3.2.5. Biện pháp 5: Thiết lập các điều kiện cho tổ chức kiểm tra nội bộ của
các trường THPT Huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình............................91
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ....................................................92
3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ...............93
Kết luận chương 3..............................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................98
1. Kết luận..........................................................................................................98
2. Khuyến nghị.................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................103
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Nội dung viết tắt
1 CBGV Cán bộ giáo viên
2 CB, NV Cán bộ, nhân viên
3 CBQL Cán bộ quản lý
4 CSVC - TBDH Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
5 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
6 GV, NV Giáo viên, nhân viên
7 HĐKTNB Hoạt động kiểm tra nội bộ
8 HĐKTNBTH Hoạt động kiểm tra nội bộ trường học
9 HS Học sinh
10 KH Kế hoạch
11 KQ Kết quả
12 KT Kiểm tra
13 KTNB Kiểm tra nội bộ
14 KTNBTH KTNB trường học
15 MT Mục tiêu
16 ND Nội dung
17 NXB Nhà xuất bản
18 RLTT Rèn luyện thân thể
19 PPDH Phương pháp dạy học
20 QL Quản lý
21 QLGD Quản lý giáo dục
22 THPT Trung học phổ thông
23 TTGD Thanh tra giáo dục
24 TTQL Thông tin quản lý
25 UBND Ủy ban nhân dân
26 VBCC Văn bằng chứng chỉ
27 VSMT Vệ sinh môi trường
28 XHH Xã hội hóa
29 XHHGD Xã hội hóa giáo dục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh thanh tra giáo dục và kiểm tra nội bộ ..............................23
Bảng 2.1. Thống kê về trường, lớp, học sinh năm học 2015 - 2016 .............51
Bảng 2.2. Kết quả đánh giá, xếp loại Hạnh kiểm học sinh THPT ................51
Bảng 2.3. Kết quả đánh giá, xếp loại Học lực học sinh THPT .....................53
Bảng 2.4. Kết quả xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên .............................53
Bảng 2.5. Kết quả xếp loại thi đua của giáo viên ..........................................54
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ đạt được mục tiêu KTNB trường THPT ..........55
Bảng 2.7. Đánh giá mức độ cần thiết về việc Hiệu trưởng tự kiểm tra
công tác quản lý trường học ..........................................................56
Bảng 2.8. Đánh giá mức độ cần thiết về việc Hiệu trưởng kiểm tra giáo viên...57
Bảng 2.9. Đánh giá mức độ cần thiết về việc Hiệu trưởng kiểm tra cán
bộ, nhân viên trong trường............................................................58
Bảng 2.10. Đánh giá mức độ cần thiết về việc Hiệu trưởng kiểm tra các
nội dung hoạt động của các tổ chức trong nhà trường..................59
Bảng 2.11. Đánh giá mức độ cần thiết về nội dung kiểm tra việc học tập
và rèn luyện của học sinh trong nhà trường..................................62
Bảng 2.12. Đánh giá về mức độ phù hợp của các hình thức kiểm tra nội bộ
các trường THPT Huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình .....................63
Bảng 2.13. Đánh giá về năng lực kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu
trưởng các trường THPT Huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình .........64
Bảng 2.14. Đánh giá về mức độ thực hiện nội dung Hiệu trưởng tự kiểm
tra công tác quản lý trường học.....................................................68
Bảng 2.15. Đánh giá về mức độ thực hiện nội dung Hiệu trưởng kiểm tra
giáo viên ........................................................................................69
Bảng 2.16. Đánh giá về mức độ thực hiện nội dung Hiệu trưởng kiểm tra
cán bộ, nhân viên...........................................................................70
Bảng 2.17. Đánh giá về mức độ thực hiện việc Hiệu trưởng kiểm tra các
nội dung hoạt động của các tổ chức trong nhà trường..................71
Bảng 2.18. Đánh giá về mức độ thực hiện nội dung kiểm tra việc học tập
và rèn luyện của học sinh trong nhà trường..................................73
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp
tổ chức hoạt động KTNB ở các trường THPT huyện Tiền Hải,
Thái Bình.......................................................................................93
Bảng 3.2. Xét tính tương quan của các biện pháp thực hiện hoạt động
KTNB ở các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ........94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các bước cơ bản của quá trình kiểm tra trong quản lý .................... 12
Sơ đồ 1.2. Vị trí, chức năng kiểm tra trong quá trình quản lý........................... 14
Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa các nhân tố trong KTNB..................................... 24
Sơ đồ 1.4. Hệ thống kiểm tra phòng ngừa trong quá trình quản lý................... 32
Sơ đồ 1.5. Quản lý các thành tố trong tổ chức KTNB ...................................... 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã
hội chủ nghĩa, cải cách, mở cửa để hội nhập với các nước trong khu vực và trên
thế giới trong mọi lĩnh vực, từng bước đưa nước ta ngang tầm với các nước tiên
tiến. Điều đó đòi hỏi trình độ tổ chức quản lý, hiệu quả và chất lượng quản lý ở
mỗi ngành, mỗi lĩnh vực phải đảm bảo ngang tầm nhiệm vụ. Trong công cuộc
xây dựng đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo có vị trí quan trọng trong
chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, đã được
Đảng và Nhà nước ta khẳng định là “Quốc sách hàng đầu” trong sự nghiệp đổi
mới [8, tr.104], là “nền tảng và động lực” [4,tr.16] cho sự nghiệp Công nghiệp
hóa, Hiện đại hóa để từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức
trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI; có thể nói chúng ta chấp nhận có
cuộc cạnh tranh về trí tuệ trong xu thế toàn cầu hóa. Đó là cuộc đua tranh về trí
tuệ sáng tạo, về yếu tố con người của cộng đồng và của toàn xã hội. Chính vì
thế Giáo dục và Đào tạo có sứ mạng, nhiệm vụ phù hợp; Quản lý giáo dục phải
có những cách tiếp cận mới: cách tiếp cận đa dạng hóa và công nghệ hóa đối
với quá trình quản lý giáo dục nhằm phát triển Giáo dục theo đúng chiến lược
phát triển Giáo dục - Đào tạo giai đoạn 2011 - 2020 đã chỉ rõ “Đổi mới quản lý
giáo dục là khâu đột phá” [4,tr.14].
Quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng đều có những chức năng
cơ bản như: Kế hoạch hóa, Tổ chức, Chỉ đạo và Kiểm tra; trong đó Kiểm tra có
và trò và vị trí đặc biệt quan trọng.
Về tầm quan trọng của chức năng kiểm tra, V. Lê Nin đã viết: “Chúng ta
phải tổ chức kiểm tra nghiêm ngặt công tác của chúng ta…phải kiểm tra thực
sự đúng đắn… tăng cường sự kiểm tra từ phía quần chúng…” [dẫn theo 18].
Ngày 19/4/1955 tại Hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền Bắc, Chủ Tịch Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ “Sự kiểm tra việc thực hiện được đặt ra một cách đúng đắn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2
là ngọn đèn pha giúp cho làm sáng tỏ tinh thần hoạt động bộ máy trong bất kỳ
thời gian nào… những chỗ hỏng, chỗ hở đều do thiếu sự kiểm tra. Thanh tra,
kiểm tra thường xuyên đúng đắn thì chắc chắn những chỗ hỏng, chỗ hở đều có
thể ngăn ngừa được” [dẫn theo 18].
Có thể nói rằng, chức năng kiểm tra là một mắt xích quan trọng, nó giúp
cho nhà quản lý xác định được đơn vị, tổ chức của mình đang ở trong tình trạng
nào, từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Mặt khác chức năng kiểm tra
còn là cầu nối giữa nhà quản lý với đối tượng được quản lý, là quá trình thu
nhận thông tin để đánh giá, tư vấn, giúp đỡ, thúc đẩy đối tượng được quản lý đi
đúng hướng.
Kiểm tra nội bộ trường học là một công việc rất quan trọng, bởi vừa là
kiểm tra, xem xét một quá trình, một sự việc đã kết thúc, vừa là chuẩn bị các
điều kiện cần thiết cho chu trình quản lý, chỉ đạo tiếp theo. Đảm bảo tạo lập
mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp người quản lý hình thành cơ chế
điều chỉnh hướng đi phù hợp trong quá trình quản lý nhà trường; là một công
cụ góp phần tăng cường hiệu lực quản lý, mở rộng dân chủ trong quản lý nhà
trường. Kiểm tra nội bộ trường học nói chung, kiểm tra nội bộ trường THPT
nói riêng đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trong Quyết
định số 478/QĐ-BGDĐT ngày 11/3/1993 về việc Ban hành Quy chế tổ chức và
hoạt động của hệ thống Thanh tra Giáo dục “Các hoạt động kiểm tra phải được
tiến hành thường xuyên, công khai, dân chủ; kết quả kiểm tra phải được ghi
nhận bằng văn bản và được lưu trữ; Hiệu trưởng hay thủ trưởng đơn vị phải
chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra này” [dẫn theo 3].
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ của các trường
THPT Huyện Tiền Hải được tiến hành thường xuyên, góp phần vào việc duy trì
kỷ cương, nề nếp trong nhà trường; qua đó kịp thời đề ra những biện pháp chỉ
đạo, điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, nhận thức về công tác kiểm tra nội bộ
trong trường học của cán bộ quản lý và giáo viên còn nhiều hạn chế; các biện
pháp quản lý chưa được hoàn thiện và đồng bộ; nghiệp vụ kiểm tra nội bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3
trường học của Hiệu trưởng còn nhiều lúng túng, kinh nghiệm quản lý thì có
nhưng lý luận về quản lý còn hạn chế; các điều kiện trang bị cho hoạt động
quản lý còn thiếu thốn. Do đó, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ
nhà trường chưa cao, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh giá kết quả giáo
dục của nhà trường
Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, để đạt được mục tiêu quản lý nhà trường
nói chung, trường THPT nói riêng, người Hiệu trưởng phải coi trọng chức năng
kiểm tra nội bộ. Việc xác định cơ sở lý luận, khảo sát và nghiên cứu thực trạng
tình hình quản lý, tổ chức kiểm tra nội bộ trường THPT nhằm đề xuất những
biện pháp quản lý, tổ chức kiểm tra nội bộ trường THPT của Hiệu trưởng là
vấn đề cần được nghiên cứu. Những thành quả nghiên cứu về vấn đề này sẽ góp
phần vào việc thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong chiến
lược phát triển giáo dục là “đổi mới quản lý Giáo dục” nhằm “nâng cao rõ rệt
chất lượng và hiệu quả giáo dục”.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức
kiểm tra nội bộ ở các trường THPT Huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình theo
yêu cầu đổi mới giáo dục”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường THPT Huyện Tiền
Hải - Tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kiểm tra nội bộ trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện của nhà trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
3.2. Đối tượng nghiên cứu