Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức bồi dưỡng năng lực cán bộ quản lý các trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo chuẩn hiệu trưởng mới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––
NGUYỄN HỮU TUÂN
TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÁN BỘ
QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN NẬM PỒ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN THEO CHUẨN HIỆU TRƯỞNG MỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––
NGUYỄN HỮU TUÂN
TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÁN BỘ
QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN NẬM PỒ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN THEO CHUẨN HIỆU TRƯỞNG MỚI
Ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Tính
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Tính.
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, được tổng hợp từ quá trình
khảo sát, đánh giá. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công
bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Tuân
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất
tới cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Tính - Phó Hiệu trưởng trường
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Ban Giám hiệu, giảng viên Trường
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; cán bộ, công chức, viên chức Phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ; cán bộ quản lý, giáo viên các Trường
Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên và các bạn đồng
nghiệp đã tận tình giúp đỡ, góp ý, cung cấp số liệu, tài liệu có liên quan và tạo
điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn “Tổ chức bồi dưỡng năng
lực cán bộ quản lý các trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo
chuẩn hiệu trưởng mới”.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân
luôn cố gắng, lỗ lực hết mình nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô và các bạn bè đồng nghiệp.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Tuân
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn...........................................................................................................ii
Mục lục ...............................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................... iv
Danh mục các bảng.............................................................................................. v
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3
5. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3
6. Giới hạn đề tài..................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4
8. Cấu trúc luận văn.............................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG
LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO
CHUẨN HIỆU TRƯỞNG MỚI.......................................................................6
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu..................................................................6
1.1.1. Một số công trình tiêu biểu trên thế giới ...................................................6
1.1.2. Những công trình khoa học nghiên cứu ở trongnước ...................................9
1.2. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................18
1.2.1. Chuẩn hiệu trưởng.....................................................................................18
1.2.2. Khái niệm về năng lực ..............................................................................19
1.2.3. Bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý trường trung học cơ sở theo
chuẩn hiệu trưởng mới.........................................................................................20
1.2.4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý trường trung học cơ sở
theo chuẩn hiệu trưởng mới.................................................................................22
1.3. Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý trường
trung học cơ sở theo chuẩn hiệu trưởng mới ......................................................23
iv
1.3.1. Cấu trúc khung năng lực của cán bộ quản lý trường trung học cơ sở
theo chuẩn hiệu trưởng mới................................................................................23
1.3.2. Mục tiêu, quy trình, nội dung bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý
trường THCS theo khung năng lực chuẩn hiệu trưởng mới ...............................26
1.3.3. Nguyên tắc, phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực cho
năng lực cho cán bộ quản lý trường THCS theo khung năng lực chuẩn
hiệu trưởng mới ................................................................................................27
1.3.4. Hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý
trường THCS theo khung năng lực chuẩn hiệu trưởng mới ...............................28
1.3.5. Đánh giá kết quả bồi dưỡng.....................................................................30
1.4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý trường THCS theo
khung năng lực chuẩn hiệu trưởng mới..............................................................30
1.4.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý trường THCS
theo khung năng lực chuẩn hiệu trưởng mới......................................................30
1.4.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý trường THCS theo
khung năng lực chuẩn hiệu trưởng mới..............................................................32
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý
trường THCS theo chuẩn hiệu trưởng mới........................................................34
1.4.4. Kiểm tra đánh giá các kết quả bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý
trường THCS theo chuẩn hiệu trưởng mới........................................................35
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ
quản lý trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng mới ...........................36
1.5.1. Những yếu tố chủ quan............................................................................36
1.5.2. Những yếu tố khách quan........................................................................37
Kết luận chương 1..............................................................................................38
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN
NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN THEO CHUẨN HIỆU TRƯỞNG MỚI.....39
2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát.................................39
2.1.1. Khái quát về giáo dục THCS của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên..........39
v
2.1.2. Tổ chức khảo sát......................................................................................42
2.2. Thực trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ quản lý
trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo chuẩn hiệu trưởng mới .....44
2.2.1. Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện
Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo chuẩn hiệu trưởng mới .......................................44
2.2.2. Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ quản lý trường
THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo chuẩn hiệu trưởng mới.................54
2.3. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ quản lý trường
THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo chuẩn hiệu trưởng mới.................57
2.3.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS
huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo chuẩn hiệu trưởng mới ............................57
2.3.2. Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện
Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo chuẩn hiệu trưởng mới .......................................59
2.3.3. Chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Nậm
Pồ, tỉnh Điện Biên theo chuẩn hiệu trưởng mới................................................61
2.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
quản lý trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo chuẩn hiệu
trưởng mới .........................................................................................................63
2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý
trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo chuẩn hiệu trưởng mới...........64
2.4. Đánh giá chung về thực trạng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường
THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo chuẩn hiệu trưởng mới.................67
2.4.1. Về thuận lợi .............................................................................................67
2.4.2. Về khó khăn.............................................................................................67
Chương 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHO
CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NẬM
PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN THEO CHUẨN HIỆU TRƯỞNG MỚI................69
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán
bộ quản lý trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng..............................69
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích .........................................................69
vi
3.1.2. Đảm bảo tính đối tượng...........................................................................69
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................70
3.2.4. Đảm bảo tính hệ thống.............................................................................70
3.2.5. Đảm bảo tính hiệu quả.............................................................................71
3.2. Các biện pháp cụ thể...................................................................................72
3.2.1. Tổ chức khảo sát năng lực và nhu cầu bồi dưỡng cán bộ quản lý
trường trung học cơ sở theo chuẩn hiệu trưởng mới .........................................72
3.2.2. Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường
trung học cơ sở theo chuẩn hiệu trưởng mới.....................................................74
3.2.3.Huy động nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý trường
trung học cơ sở theo chuẩn hiệu trưởng mới.....................................................77
3.2.4. Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản
lý trường trung học cơ sở theo chuẩn hiệu trưởng mới.....................................81
3.2.5. Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá kết quả nhằm tạo động lực cho
hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý theo chuẩn hiệu trưởng ...........................85
3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp..............................................................88
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ..........................88
3.3.1. Mục tiêu khảo nghiệm.............................................................................88
3.3.2. Đối tượng và nội dung khảo nghiệm.......................................................89
3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm......................................................................89
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm...............................................................................90
Kết luận chương 3..............................................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................96
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý
CNTT&TT : Công nghệ thông tin và truyền thông
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
NLQL : Năng lực quản lý
PTDTBT : Phổ thông dân tộc bán trú
QL : Quản lý
QLGD : Quản lý giáo dục
QLNT : Quản lý nhà trường
THCS : Trung học cơ sở
UBND : Ủy ban nhân dân
CBQL : Cán bộ quản lý
NQ-CP : Nghị quyết Chính phủ
CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục
NLTH : Năng lực thực hành
NLQT : Năng lực quản trị
THPT : Trung học phổ thông
PTDTBT THCS: Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên,
học sinh năm học 2018-2019 ...................................................41
Bảng 2.2. Đánh giá của cán bộ quản lý cấp phòng và cấp trường về năng lực
nghề nghiệp của cán bộ quản lý trường THCS huyện Nậm Pồ ..........44
Bảng 2.3. Đánh giá của cán bộ quản lý cấp phòng và cấp trường về năng
lực quản trị nhà trường của cán bộ quản lý trường THCS huyện
Nậm Pồ....................................................................................46
Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ quản lý cấp phòng và cấp trường về năng
lực quản trị nhà trường của cán bộ quản lý trường THCS huyện
Nậm Pồ....................................................................................48
Bảng 2.5. Đánh giá của cán bộ quản lý cấp phòng và cấp trường về năng lực
phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội của cán
bộ quản lý trường THCS huyện Nậm Pồ .......................................50
Bảng 2.6. Đánh giá của cán bộ quản lý cấp phòng và cấp trường về năng lực sử
dụng ngoại ngữ và tin học của cán bộ quản lý trường THCS huyện
Nậm Pồ ....................................................................................52
Bảng 2.7. Nhu cầu bồi dưỡng năng lực đáp ứng Chuẩn hiệu trưởng của cán
bộ quản lý trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên...............55
Bảng 2.8. Đánh giá của cán bộ quản lý cấp trường và cấp Phòng về
công tác chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ quản lý theo Chuẩn hiệu
trưởng mới ..............................................................................62
Bảng 3.1. Khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất .........90
Bảng 3.2. Khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất ............91
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về lý luận
Nhà giáo, cán bộ quản lý là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, bởi công
cụ chủ yếu của lao động sư phạm là nhân cách người giáo viên, nhân cách người
cán bộ quản lý và cụ thể hơn là năng lực của giáo viên, cán bộ quản lý. Vì vậy
đánh giá đúng năng lực giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường theo chuẩn, trên cơ
sở đó tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn là vấn đề
luôn đặt lên hàng đầu trong phát triển giáo dục.
Phát triển giáo dục dân tộc chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, nước ta với
54 dân tộc anh em, trong đó tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 14%. Để đạt
được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, đồng thời “...giúp con em gia
đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó
khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này”[26] theo yêu
cầu tại Điều 61, Luật Giáo dục năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2005, thì
cần phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó để nâng cao chất lượng giáo dục
thì cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, tuy nhiên đại đa số
cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm làm quản lý lại không được đào
tạo chuyên sâu về công tác quản lý có chăng cũng chỉ được đào tạo về chuyên
môn hay lý luận chính trị [16] … do vậy để đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội
hiện nay thì cần phải có giải pháp bồi dưỡng năng lực cán bộ quản lý đáp ứng
yêu cầu chuẩn hiệu trưởng mới: “...không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh
đạo, năng lực quản lý và năng lực xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia
đình và xã hội”, đồng thời “Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần bổ sung, ban
hành các tiêu chuẩn Hiệu trưởng phù hợp theo yêu cầu đổi mới hiện nay.
2
1.2. Về thực tiễn
Thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ, về
việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chính cấp xã, cấp
huyện thuộc tỉnh Điện Biên [21]. Huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên dược thành
lập từ năm 2013 trên cơ sở chia tách 05 xã thuộc huyện Mường Chà và 10 xã
thuộc huyện Mường Nhé, với 40 trường học trong đó có 12 trường Phổ thông
cấp THCS gồm 12 Hiệu trưởng và 22 Phó hiệu trưởng [2]. Đội ngũ cán bộ
quản lý nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý các Trường Phổ thông cấp THCS
nói riêng đã được quan tâm xây dựng và bồi dưỡng. Song, vẫn còn có những
hạn chế, bất cập: Đội ngũ cán bộ quản lý đa phần tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm
công tác quản lý chưa nhiều; cán bộ quản lý hầu hết chưa được đào tạo hoặc
bồi dưỡng qua các lớp về nghiệp vụ quản lý; Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, tạo nguồn cán bộ
kế cận chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các
Trường Phổ thông cấp THCS còn hạn chế, chưa đủ năng lực để đáp ứng yêu
cầu về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam theo yêu cầu tại Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII [20].
Bản thân tác giả của luận văn này, đang là một chuyên viên phụ trách
mảng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên của Phòng Phòng Giáo
dục và Đào tạo, với tâm huyết tìm ra những biện pháp tốt nhất để phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý các Trường Phổ thông cấp THCS cho Phòng Giáo dục và
Đào tạo huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, tôi đã chọn đề tài “Tổ chức bồi dưỡng
năng lực cán bộ quản lý các trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
theo chuẩn hiệu trưởng mới” để làm Luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức bồi dưỡng năng lực
cán bộ quản lý trường trung học cơ sở theo chuẩn hiệu trưởng mới, đề xuất một
số biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực cán bộ quản lý các Trường THCS