Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính tích cực trong hoạt động học tập của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
PREMIUM
Số trang
148
Kích thước
2.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1068

Tính tích cực trong hoạt động học tập của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Duyên

TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG

HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CẢNH SÁT NHÂN DÂN II

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Duyên

TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG

HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CẢNH SÁT NHÂN DÂN II

Chuyên ngành: Tâm lí học

Mã số : 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công

bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Học viên

Nguyễn Thị Duyên

LỜI CÁM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Sư phạm

Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô khoa Tâm lý học và những thầy

cô đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Phương, người thầy

kính mến đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn nghiên cứu giúp tôi hoàn

thành luận văn.

Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô phòng Sau đại học đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi trong quá trình học và thực hiện luận văn.

Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các đồng chí Ban giám hiệu, lãnh đạo các

khoa, phòng, bộ môn và học viên của Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II đã tạo

điều kiện cho tôi học tập và điều tra khảo sát để hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi

những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn.

Học viên

Nguyễn Thị Duyên

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Lời cám ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1

Chương 1. Lý luận về tính tích cực trong hoạt động học tập............................... 5

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 5

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài................................................. 5

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................... 9

1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................... 13

1.2.1. Tính tích cực .......................................................................................... 13

1.2.3. Tính tích cực trong hoạt động học tập ................................................... 27

1.3. Tính tích cực trong hoạt động học tập của học viên trường Cao đẳng Cảnh

sát nhân dân.......................................................................................................... 35

1.3.1. Đặc điểm tâm lý của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân ..... 35

1.3.2. Nội dung tính tích cực trong hoạt động học tập của học viên trường Cao

đẳng Cảnh sát nhân dân ................................................................................... 41

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực trong hoạt động học tập của học viên

trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân .................................................................... 42

1.4.1. Nhóm các yếu tố chủ quan..................................................................... 42

1.4.2. Nhóm các yếu tố khách quan................................................................. 43

Tiểu kết chương 1................................................................................................. 46

Chương 2. Tính tích cực trong hoạt động học tập của học viên trường Cao

đẳng Cảnh sát nhân dân II.................................................................................... 47

2.1. Tổ chức nghiên cứu....................................................................................... 47

2.1.1. Giới thiệu trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II................................. 47

2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu............................................................ 48

2.1.3. Quá trình nghiên cứu ............................................................................. 49

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng tính tích cực của học viên trường Cao đẳng

Cảnh sát nhân dân II............................................................................................. 54

2.2.1. Biểu hiện nhận thức của tính tích cực học tập....................................... 54

2.2.2. Biểu hiện thái độ của tính tích cực học tập............................................ 63

2.2.3. Biểu hiện hành động của tính tích cực học tập...................................... 78

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của học viên trường Cao

đẳng Cảnh sát nhân dân II.................................................................................... 92

2.3.1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của học viên

trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II ............................................................ 92

2.3.2. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của học viên

trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II ............................................................ 96

2.4. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực học tập của học viên trường Cao

đẳng Cảnh sát nhân dân II.................................................................................. 100

2.4.1. Nâng cao nhận thức của học viên về việc cần thiết phát huy tính tích cực

trong quá trình học tập ................................................................................... 100

2.4.2. Khuyến khích, tổ chức cho học viên thực hiện xây dựng cho bản thân

phương pháp học tập phù hợp........................................................................ 101

2.4.3. Nâng cao nhận thức của giảng viên về việc cần thiết phát huy tính tích

cực của học viên trong quá trình học tập ....................................................... 102

2.4.4. Thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng sử dụng các phương pháp giảng

dạy.................................................................................................................. 103

2.4.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá.................................................... 104

2.4.6. Đảm bảo các điều kiện nhằm phát huy tính tích cực học tập của học viên

........................................................................................................................ 104

Tiểu kết chương 2............................................................................................... 106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 110

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CAND : Công an nhân dân

CSND : Cảnh sát nhân dân

ĐLC : Độ lệch chuẩn

ĐTB : Điểm trung bình

NXB : Nhà xuất bản

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Mô tả khách thể nghiên cứu

Bảng 2.2. Nhận thức về vai trò của tính tích cực đối với kết quả học tập giữa nhóm

học viên và giảng viên

Bảng 2.3. Nhận thức về ý nghĩa của tính tích cực học tập đối với học viên giữa

nhóm học viên và giảng viên

Bảng 2.4. Nhận thức về vai trò của tính tích cực đối với kết quả học tập giữa nhóm

học viên trung cấp và học viên cao đẳng

Bảng 2.5. Nhận thức về ý nghĩa của tính tích cực học tập giữa nhóm học viên trung

cấp và học viên cao đẳng

Bảng 2.6. Nhận thức về vai trò của tính tích cực đối với kết quả học tập giữa nhóm

học viên nam và học viên nữ

Bảng 2.7. Nhận thức về ý nghĩa của tính tích cực học tập giữa nhóm học viên nam

và học viên nữ

Bảng 2.8. Nhu cầu mong muốn tìm hiểu để mở rộng tri thức, nâng cao kết quả học

tập của học viên giữa nhóm học viên và giảng viên

Bảng 2.9. Mong muốn tìm hiểu để mở rộng tri thức, nâng cao kết quả học tập giữa

nhóm học viên trung cấp và học viên cao đẳng

Bảng 2.10. Mong muốn tìm hiểu để mở rộng tri thức, nâng cao kết quả học tập giữa

nhóm học viên nam và học viên nữ

Bảng 2.11. Ba lý do thúc đẩy việc học tập nhiều nhất giữa nhóm học viên và giảng viên

Bảng 2.12. Ba lý do thúc đẩy việc học tập nhiều nhất giữa nhóm học viên trung cấp

và học viên cao đẳng

Bảng 2.13. Lý do thúc đẩy việc học tập nhiều nhất giữa nhóm học viên nam và học

viên nữ

Bảng 2.14. Những tâm trạng trải qua trong quá trình học tập của học viên giữa

nhóm học viên và giảng viên

Bảng 2.15. Những tâm trạng trải qua trong quá trình học tập của học viên giữa

nhóm học viên trung cấp và học viên cao đẳng

Bảng 2.16. Những tâm trạng trải qua trong quá trình học tập giữa nhóm học viên

nam và học viên nữ

Bảng 2.17. Thái độ học tập của học viên giữa nhóm học viên và giảng viên

Bảng 2.18. Thái độ học tập của học viên giữa nhóm học viên trung cấp và học viên

cao đẳng

Bảng 2.19. Thái độ học tập của học viên nam và nữ

Bảng 2.20. Biểu hiện hành động học tập trên lớp của học viên theo nhận định định

của học viên và giảng viên quan sát

Bảng 2.21. Biểu hiện hành động học tập trên lớp của học viên giữa nhóm học viên

trung cấp và học viên cao đẳng

Bảng 2.22. Biểu hiện hành động học tập trên lớp của học viên theo giới tính

Bảng 2.23. Thời gian dành cho việc tự học ngoài giờ học trên lớp của học viên

Bảng 2.24. Thời gian dành cho việc tự học ngoài giờ học trên lớp của học viên theo

hệ đào tạo

Bảng 2.25. Thời gian dành cho việc tự học ngoài giờ học trên lớp của học viên theo

hệ giới tính

Bảng 2.26. Kết quả trung bình học tập năm I

Bảng 2.27. Kết quả trung bình học tập năm II (H02S)

Bảng 2.28. Môn học tích cực nhất

Bảng 2.29. Lý do tích cực học tập

Bảng 2.30. Môn học chưa tích cực

Bảng 2.31. Lý do chưa tích cực học tập

Bảng 2.32. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của học viên

(học viên tự đánh giá)

Bảng 2.33. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của học viên

(giảng viên đánh giá)

Bảng 2.34. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của học viên

Bảng 2.35. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của học viên

(học viên tự đánh giá)

Bảng 2.36. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của học viên

(giảng viên đánh giá)

Bảng 2.37. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của học viên

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Công an nhân dân (CAND) là lực lượng vũ trang nhân dân trọng yếu, tin cậy

của Đảng Cộng sản Việt Nam, vũ khí sắc bén của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh

quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi

phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, góp phần đắc lực cho sự

nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang đó, lực

lượng Công an nhân dân phải không ngừng xây dựng và phát triển theo hướng cách

mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Do vậy, công tác xây dựng lực

lượng, phát triển nguồn lực Công an nhân dân có vị trí then chốt nhằm mục đích

củng cố, phát triển hoàn thiện về mọi mặt từ năng lực đến phẩm chất của người

Công an nhân dân.

Đào tạo đội ngũ cán bộ, chiến sĩ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh

trật tự của đất nước là một trong những nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của

ngành Công an, trong đó không thể thiếu vai trò của các trường CAND trên toàn

quốc. Để đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo mà ngành Công an đã giao phó, từng

trường phải phát huy vai trò của mình trong từng lĩnh vực, chuyên môn mà ngành

đã phân công. Hoạt động học tập là hoạt động cơ bản, thiết yếu trong các trường

CAND nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết ở các khối

môn học cơ sở và các môn học chuyên ngành về phòng, chống các tội phạm cụ thể.

Trong hoạt động dạy và học, học viên muốn đạt kết quả cao thì học viên phải

tích cực, nỗ lực, chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức trong hoạt động học tập.

Điều đó có nghĩa là học viên phải có biểu hiện học tập tích cực, chủ động học tập có

hiệu quả. Do đó, nâng cao tính tích cực học tập của học viên có ý nghĩa quyết định

đến hiệu quả của quá trình đào tạo, tức là làm sao nâng cao được biểu hiện tâm lý

tính tích cực học tập nảy sinh, hình thành và bộc lộ trong các giờ học để từ đó điều

khiển, huy động và kích thích khả năng học tập của học viên trong các giờ học đó.

2

Trong thực tiễn đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về tính tích cực như tính

tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương, tính tích cực học tập “Những nguyên lý

cơ bản Chủ nghĩa Mác - Lênin”, những tích cực nhận thức nhận thức của trẻ 4-5

tuổi… nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về tính tích cực học tập của học viên

trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II (CSND II).

Xuất phát từ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của lực lượng CAND trong tình hình mới

và nhiệm vụ chiến lược xây dựng lực lượng CAND “cách mạng, chính quy, tinh

nhuệ, từng bước hiện đại” thì việc nghiên cứu tính tích cực trong hoạt động học tập

của học viên vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn.

Với tất cả những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Tính tích cực trong hoạt

động học tập của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II” làm đề tài

luận văn Thạc sĩ Tâm lý học của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng tính tích cực học tập của học viên trường Cao đẳng CSND

II, đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao tính tích cực học tập cho học viên ở

trường Cao đẳng CSND II.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Tính tích cực trong hoạt động học tập của học viên trường Cao đẳng CSND II.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể chính là học viên trường Cao đẳng CSND II.

Khách thể bổ trợ là giảng viên của trường Cao đẳng CSND II

4. Giả thuyết khoa học

Tính tích cực học tập của học viên trường Cao đẳng CSND II đạt mức trung

bình. Tính tích cực học tập của học viên trường Cao đẳng CSND II chịu ảnh hưởng

của yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất là yếu

tố chủ quan.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

- Tìm hiểu, tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài như:

học tập, tính tích cực học tập, tính tích cực học tập của học viên trường Cao đẳng

Cảnh sát.

- Khảo sát thực trạng về tính tích cực học tập của học viên trường Cao đẳng

CSND II.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực học tập của học viên

trường Cao đẳng CSND II.

6. Giới hạn đề tài

6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu tính tích cực học tập biểu hiện qua:

- Nhận thức về học tập: mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ, phương pháp học tập…

- Thái độ trong học tập trên lớp

- Hành động học tập: tự học, kết quả học tập…

6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu chính là học viên hệ Cao đẳng chính quy các khóa:

H02S (2014 - 2017) và H03S (2015 - 2018), và học viên hệ Trung cấp chính quy

K22S (2015-2017) của trường Cao đẳng CSND II.

- Khách thể nghiên cứu bổ trợ là giảng viên trường Cao đẳng CSND II.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Đọc, phân loại, dịch, phân tích, tổng hợp các tài liệu như sách, báo, tạp chí,

luận văn, luận án… các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu nhằm xây

dựng cơ sở lý luận về tính tích cực trong hoạt động học tập của học viên trường Cao

đẳng Cảnh sát nhân dân.

7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích: Khảo sát ý kiến của học viên nhằm đánh giá thực trạng tính tích

cựa học tập của học viên trường Cao đẳng CSND II.

Nội dung bảng hỏi:

- Biểu hiện nhận thức của tính tích cực học tập

- Biểu hiện thái độ của tính tích cực học tập

4

- Biểu hiện hành động của tính tích cực học tập

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của học viên trường Cao

đẳng CSND II.

Cách tiến hành, gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Thiết kế bảng hỏi mở để lấy ý kiến của học viên, giảng viên về

vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng tiêu chí cho bảng hỏi.

- Giai đoạn 2: Hoàn thiện bảng hỏi và phát đến khách thể trên mẫu nghiên cứu

đã chọn. Hướng dẫn khách thể nghiên cứu cách thức trả lời và nhận lại phiếu đã

hoàn thành.

7.3. Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn trực tiếp học viên, giảng viên để thu thập thông tin như biểu hiện

tích tích cực học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập, các biện pháp

nâng cao tính tích cực học tập của học viên trường Cao đẳng CSND II.

7.4. Phương pháp quan sát

Dự giờ một số tiết học, thảo luận, thực hành… và quan sát những giờ tự học

của học viên (có biên bản quan sát) nhằm phát hiện, thu thập thêm những biểu hiện

thể hiện tính tích cực học tập trong giờ học như nhận thức, thái độ, hành động của

học viên trường Cao đẳng CSND II.

7.5. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm SPSS for Window phiên bản 11.5 để xử lý các số liệu điều

tra khảo sát.

8. Dự kiến cấu trúc của đề tài

Cấu trúc của đề tài dự kiến bao gồm: phần mở đầu, chương 1, chương 2, phần

kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục.

5

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Tính tích cực, tính tích cực trong hoạt động học tập từ lâu đã trở thành đề tài

nghiên cứu khá hấp dẫn đối với nhiều nhà khoa học giáo dục - tâm lý trên thế giới.

Các nhà khoa học đã tiếp cận nhiều phương diện khác nhau về tính tích cực, và

chính vì vậy tạo ra cách nhìn sự đa dạng trong vấn đề này.

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Thứ nhất, là nhóm tác giả nghiên cứu về tính tích cực, tính tích cực học tập và

các thành phần của tính tích cực học tập, đó là:

- Khi nghiên cứu về tính tích cực học tập - nhận thức các tác giả

L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinstein, A.N.Lêônchiep, P.Ia.Galperin và J.Piaget cho rằng:

Dựa trên quan điểm cá nhân luôn hoạt động, không có hoạt động thì cá nhân không

tồn tại trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình. Chỉ có trong hoạt

động thì tính tích cực cũng như tâm lý, ý thức của con người mới bộc lộ, nảy sinh,

hình thành và phát triển. X.L.Rubinxtein khẳng định “bất kỳ hoạt động nào của con

người cũng xuất phát từ chỗ nó là như một cá nhân, như một chủ thể của hoạt động

đó” (Ruđich. P.A, 1980).

Học là một hoạt động, một hành vi tích cực chứ không chỉ là tiếp nhận, có

động cơ cá nhân chứ không phải không có sự khác biệt cá nhân, do xã hội quy định

chứ không phải nội sinh và phụ thuộc cao độ vào phương pháp. Hoạt động học tập

là một hoạt động tích cực. Bởi “sự khác biệt cơ bản giữa các quá trình thích nghi

theo đúng nghĩa của nó và các quá trình tiếp thu, lĩnh hội là ở chỗ quá trình thích

nghi sinh vật là quá trình “thay đổi” các thuộc tính của loài và năng lực của cơ thể

và hành vi loài của cơ thể. Quá trình tiếp thu hay lĩnh hội thì khác. Đó là quá trình

mang lại kết quả là cá thể “tái tạo” lại được những năng lực và chức năng người đã

hình thành trong quá trình lịch sử.” Muốn học sinh, sinh viên chuyển tri thức nhân

loại thành kiến thức của bản thân thì người thầy phải tổ chức cho sinh viên tích cực

tham gia vào hoạt động (Phạm Minh Hạc, 1978&Lêonchiev.A.N,1998).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!