Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tín hiệu thẩm mỹ về màu sắc trong ca dao người việt
PREMIUM
Số trang
142
Kích thước
7.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1643

Tín hiệu thẩm mỹ về màu sắc trong ca dao người việt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRẦN THỊ ANH VĂN

TÍN HIỆU THẨM MỸ VỀ MÀU SẮC

TRONG CA DAO NGƢỜI VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng - Năm 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRẦN THỊ ANH VĂN

TÍN HIỆU THẨM MỸ VỀ MÀU SẮC

TRONG CA DAO NGƢỜI VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 8229020

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. LÊ ĐỨC LUẬN

Đà Nẵng - Năm 2022

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................i

TÓM TẮT ................................................................................................................................ii

MỤC LỤC ................................................................................................................................iv

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.............................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................................vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...............................................................................................viii

MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................................1

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .........................................................................................2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................8

4. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................8

5. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................8

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.........................................................................9

7. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................................9

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.............................................................................................10

1.1. Từ và ngữ tiếng Việt..........................................................................................................10

1.1.1. Từ ............................................................................................................................10

1.1.2. Ngữ..........................................................................................................................11

1.1.3. Các kiểu từ tiếng Việt..............................................................................................12

1.1.4. Từ loại Tiếng Việt ...................................................................................................13

1.1.5. Từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt .......................................................................14

1.2. Tín hiệu thẩm mỹ...............................................................................................................16

1.2.1. Tín hiệu....................................................................................................................16

1.2.2. Tín hiệu ngôn ngữ ...................................................................................................17

1.2.3. Tín hiệu thẩm mỹ ....................................................................................................19

1.3. Các đặc điểm cơ bản của tín hiệu thẩm mỹ.......................................................................23

1.3.1. Tính truyền thống và tính cách tân..........................................................................23

1.3.2. Tính cấp độ..............................................................................................................24

1.3.3. Tính hệ thống...........................................................................................................24

1.3.4. Tính biểu hiện..........................................................................................................25

1.3.5. Tính biểu trƣng........................................................................................................25

1.3.6. Tính trừu tƣợng và cụ thể ........................................................................................26

1.3.7. Tính tác động...........................................................................................................26

1.3.8. Tính biểu cảm..........................................................................................................27

1.3.9. Tính đẳng cấu ..........................................................................................................28

1.4. Vài nét về ca dao và ngôn ngữ ca dao ...............................................................................28

1.4.1. Khái niệm ca dao.....................................................................................................28

1.4.2. Nội dung chủ yếu của ca dao...................................................................................29

v

1.4.3. Đặc điểm ngôn ngữ ca dao ......................................................................................32

1.4.4. Thế giới biểu tƣợng trong ca dao ............................................................................35

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1...........................................................................................................36

CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TÍN HIỆU THẨM MỸ VỀ MÀU SẮC

TRONG CA DAO NGƢỜI VIỆT.........................................................................................37

2.1. Tín hiệu thẩm mỹ là từ ......................................................................................................37

2.1.1. Từ đơn .....................................................................................................................37

2.1.2. Từ ghép....................................................................................................................40

2.1.3. Từ láy.......................................................................................................................43

2.1.4. Chức năng ngữ pháp của từ chỉ màu sắc .................................................................44

2.2. Tín hiệu thẩm mỹ trong hằng thể kết hợp .........................................................................48

2.2.1. Hằng thể kết hợp của động từ/ cụm động từ ...........................................................48

2.2.2. Hằng thể kết hợp của tính từ/ cụm tính từ...............................................................49

2.2.3. Hằng thể kết hợp của danh từ/ cụm danh từ............................................................49

2.2.4. Hằng thể kết hợp của cụm chủ vị ............................................................................50

2.2.5. Đặc điểm về hằng thể kết hợp của tín hiệu thẩm mỹ về màu sắc............................53

2.3. Các biến thể của tín hiệu thẩm mỹ về màu sắc..................................................................54

2.4. Các kiểu kết hợp tín hiệu thẩm mỹ chỉ màu sắc trong ca dao ngƣời Việt.........................56

2.4.1. Kết hợp trong cấu trúc so sánh ................................................................................56

2.4.2. Kết hợp trong cấu trúc song hành............................................................................57

2.4.3. Kết hợp trong cấu trúc đối lập.................................................................................58

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2...........................................................................................................60

CHƢƠNG 3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA TÍN HIỆU THẨM MỸ VỀ MÀU SẮC

TRONG CA DAO NGƢỜI VIỆT.........................................................................................62

3.1. Tín hiệu thẩm mỹ về màu sắc biểu thị tuổi trẻ và tình yêu................................................62

3.1.1. Tín hiệu thẩm mỹ về màu sắc biểu thị tuổi trẻ ........................................................62

3.1.2. Tín hiệu thẩm mỹ về màu sắc biểu thị tình yêu, hôn nhân......................................64

3.2. Tín hiệu thẩm mỹ về màu sắc biểu thị vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ ......................................68

3.2.1. Vẻ đẹp hình thức .....................................................................................................68

3.2.2. Vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn .....................................................................................72

3.3. Tín hiệu thẩm mỹ về màu sắc biểu thị vẻ đẹp tâm hồn ngƣời Việt...................................75

3.3.1. Biểu thị tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, đồng bào.....................................................75

3.2.3. Biểu thị tình yêu gia đình ........................................................................................76

3.3.3. Biểu thị cho bản lĩnh sống của ngƣời Việt .............................................................77

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3...........................................................................................................79

KẾT LUẬN .............................................................................................................................80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................83

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung

CN Chủ ngữ

DN Danh ngữ

HTKH(DT/CDT) Hằng thể kết hợp danh từ/cụm danh từ

HTKH(ĐT/CĐT) Hằng thể kết hợp động từ/cụm động từ

HTKH(TT/CTT) Hằng thể kết hợp tính từ/cụm tính từ

HTKH(Cụm C-V) Hằng thể kết hợp cụm chủ vị

NXB Nhà xuất bản

PS Phụ sau

PT Phụ trƣớc

TT Trung tâm

VN Vị ngữ

VT Vị từ

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.1. Bảng thống kê từ đơn chỉ màu sắc trong ca dao ngƣời Việt 37

2.2.

Bảng thể hiện kết cấu của từ ghép chính phụ chỉ màu sắc

trong ca dao ngƣời Việt

41

2.3.

Bảng thống kê các kiểu từ chỉ màu sắc trong ca dao ngƣời

Việt

44

2.4.

Cụm chủ vị đơn chỉ màu sắc đƣợc sử dụng trong ca dao

ngƣời Việt

50

2.5.

Cụm chủ vị kép chỉ màu sắc đƣợc sử dụng trong ca dao

ngƣời Việt

51

2.6.

Kết quả thống kê về số lần xuất hiện các hằng thể kết hợp

về màu sắc trong ca dao ngƣời Việt

53

viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

biểu đồ

Tên biểu đồ Trang

2.1.

Biểu đồ so sánh tỉ lệ các kiểu từ chỉ màu sắc trong ca dao

ngƣời Việt

44

2.2.

Biểu đồ so sánh tỉ lệ các hằng thể kết hợp của tín hiệu thẩm

mỹ về màu sắc trong ca dao ngƣời Việt

53

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ trong văn chƣơng tuy không phải là công việc

mới nhƣng lại là công việc cần thiết đối với ngƣời làm công tác nghiên cứu văn học

bởi ở mỗi thời kì, mỗi thể loại văn học đều có sự sáng tạo, mã hóa các tín hiệu riêng để

thể hiện quan niệm, phong cách nghệ thuật riêng. Tín hiệu thẩm mỹ không chỉ đƣợc

xem là yếu tố nghệ thuật, là chìa khóa để biểu đạt tƣ tƣởng, nội dung, phản ánh hiện

thực mà còn là chiếc cầu nối truyền đạt tƣ tƣởng của tác giả văn chƣơng đến ngƣời đọc

để tạo ra giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm. Do đó, việc nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ trong

văn chƣơng vẫn là vấn đề cần thiết và quan trọng.

Trong văn học, nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ là hƣớng nghiên cứu mới mẻ

nhƣng đa diện để hiểu trọn vẹn nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Ngƣời nghệ sĩ

dùng chất liệu ngôn từ để tạo ra các tín hiệu thẩm mỹ, mỗi tín hiệu thẩm mỹ đó đều có

ý nghĩa và chức năng nhất định. Tín hiệu thẩm mỹ xuất hiện và mang nhiều ý nghĩa

trong các tác phẩm văn học, trong đó có ca dao. Tín hiệu thẩm mỹ về màu sắc trong ca

dao là một tín hiệu nghệ thuật chứa đựng rất nhiều ý nghĩa biểu trƣng. Tƣ tƣởng, quan

điểm của các tác giả dân gian đƣợc thể hiện rất rõ dƣới góc độ tín hiệu thẩm mỹ. Việc

nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ về màu sắc trong ca dao ngƣời Việt sẽ giúp cho ngƣời

đọc dễ dàng cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp đƣợc thể hiện trong mỗi tác phẩm.

Màu sắc cũng nhƣ ngôn ngữ vậy, nó rất quan trọng nhƣng vì hiện hữu trong đời

sống quá lâu và quá gần nên dƣờng nhƣ chúng ta đã quên đi sự tồn tại của nó nhƣ là

một yếu tố không thể tách rời trong cuộc sống con ngƣời. Thật là khó tƣởng tƣợng ra

cuộc sống của loài ngƣời sẽ đơn điệu nhƣ thế nào nếu không có màu sắc. Vì thế giới tự

nhiên và thế giới do con ngƣời tạo ra chính là thế giới màu sắc. Màu sắc có tầm quan

trọng trong đời sống thƣờng nhật, đồng thời nó cũng thể hiện đặc trƣng văn hóa và

quan niệm thẩm mỹ của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc. Vì thế, có thể xem màu sắc là

nguồn khoái cảm thẩm mỹ đặt ngang hàng với âm nhạc, văn học và nghệ thuật nói

chung. Bức tranh màu sắc đã đƣợc khắc họa khá đậm nét trong ca dao ngƣời Việt.

Chính những từ ngữ chỉ màu sắc đã góp phần tạo nên những hình tƣợng thẩm mỹ tiêu

biểu, làm nên vẻ đẹp đầy sức sống và đậm chất thuần Việt của loại hình thơ ca dân

gian đặc sắc này.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao luôn là mảnh đất màu mỡ

cho những ai tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực văn hóa,

văn học và ngôn ngữ. Bởi ca dao tuy ngắn gọn nhƣng chất chứa và truyền tải nhiều

màu sắc của cuộc sống, chứa đựng nhiều cung bậc tình cảm khiến bao trái tim con

2

ngƣời phải thao thức và tìm hiểu. Đó cũng chính là một phần hấp dẫn của các tác

phẩm ca dao.

Chính vì những lí do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài “Tín hiệu thẩm mỹ về

màu sắc trong ca dao ngƣời Việt” làm đề tài nghiên cứu. Việc lựa chọn đề tài này

nghiên cứu với mong muốn góp phần vào sự phát triển của khuynh hƣớng đọc - hiểu

tác phẩm ca dao từ góc độ ngôn ngữ đồng thời góp phần làm sáng tỏ những giá trị đặc

sắc của ngôn ngữ ca dao ngƣời Việt khi có sự xuất hiện của màu sắc, giúp cho việc

cảm thụ và giảng dạy tốt hơn ca dao trong nhà trƣờng phổ thông.

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. Tình hình nghiên cứu về tín hiệu thẩm mỹ

Tín hiệu thẩm mỹ là một nội dung nằm trong Lý thuyết Kí hiệu học. Từ những

năm đầu thế kỉ XX, Charles Peirce (1839 – 1914) và Ferdinand de Saussure (1837 –

1913) đã đặt cơ sở cho Kí hiệu học nhƣ là khoa học về kí hiệu và các chức năng của nó

trong đời sống xã hội. Tất nhiên ý tƣởng về Kí hiệu học đƣợc nhà triết học Anh là John

Locke đƣa ra từ thế kỉ XVII. Cha đẻ của chuyên ngành Kí hiệu học: F.de Saussure và

Ch. Peirce – ông sử dụng thuật ngữ kí hiệu học theo quan điểm của logic học, theo đó,

kí hiệu học đƣợc sắp xếp bởi một cấu trúc tam vị mà qua đó các thành tố luôn có sự

ảnh hƣởng tƣơng tác lẫn nhau. Khi cuốn sách Giáo trình ngôn ngữ học đại cƣơng của

F.de Saussure đƣợc xuất bản, ngƣời ta bắt đầu chú ý đến khái niệm cũng nhƣ vai trò

của Kí hiệu học. Luận điểm của F.de Saussure đề xuất: “Ngôn ngữ là một hệ thống kí

hiệu, và ngôn ngữ học là một bộ phận của kí hiệu học, xét theo một phƣơng diện nào

đó” hay “Ngôn ngữ học cũng chỉ là một phần trong khoa học về kí hiệu học nói chung;

những quy luật đƣợc khám phá trong ký hiệu học sẽ đƣợc ứng dụng vào ngôn ngữ học,

và sau cùng nó sẽ giới hạn rạch ròi tại một khu vực trong tổng thể các lĩnh vực của

nhân học”. Lý thuyết kí hiệu ngôn ngữ, kí hiệu học nhị diện của F.de Saussure, cũng

từ đây, đƣợc xem là tiền đề cho các công trình nghiên cứu Kí hiệu học chuyên sâu về

sau nhƣ “chức năng thi pháp” và tính đa chức năng của ngôn ngữ trong nghiên cứu

R.Jakobson, “cấu trúc kí hiệu học biểu thị và kí hiệu học hàm thị” của R.Barthes; đặc

biệt là các nghiên cứu về “lý thuyết kí hiệu học tam diện” của Ch.Pierce, lý thuyết "kí

hiệu học văn hóa" của Yuri M. Lotman, lý thuyết kí hiệu học của Umberto Eco, của

Daniel Chandler... Dựa trên những tiền đề lí luận này để tập trung làm rõ tín hiệu thẩm

mỹ – một phƣơng diện ứng dụng của kí hiệu học trong nghệ thuật. Nối tiếp khoa học

nghiên cứu về kí hiệu, “Năm 1967, Y.M.Lotman tuyên bố Nghiên cứu văn học phải trở

thành khoa học. Y.M.Lotman nhấn mạnh Văn học nghệ thuật nói bằng ngôn ngữ đặc

biệt, nó là hệ thống thứ sinh đƣợc kiến tạo ở bên trên ngôn ngữ tự nhiên” [35, tr.7].

M.M.Bakhtin gọi văn học là “nghệ thuật nói gián tiếp”, ở đó tác giả đích thực đƣợc

3

“bao bọc trong im lặng”, giữ quan điểm của ngƣời đứng ngoài. Lotman cho rằng “văn

bản là thông tin chí ít đƣợc hai lần mã hóa”. R. Barthes hoàn toàn có cơ sở để nói về

sự “đỏng đảnh” của kí hiệu, sự “lửng lơ”, “vô vọng” của “nghĩa” và sự “mơ hồ” của hệ

thống biểu nghĩa bằng phƣơng thức nghệ thuật.

Nghiên cứu về tín hiệu thẩm mỹ xuất hiện từ những năm giữa thế kỉ XX và

đƣợc tiếp nhận vào Việt Nam qua các bản dịch của IU. A.Philipiep, M.B.

Khrapchenjco… Cùng với đó là các công trình, bài viết của Hoàng Trinh, Đỗ Hữu

Châu, Nguyễn Lai, Trần Đình Sử, Lê Huy Bắc ... đã mở đầu cho lĩnh vực nghiên cứu

tín hiệu thẩm mỹ cho nền ngôn ngữ của nƣớc ta. Cho đến nay vấn đề tín hiệu thẩm mỹ

vẫn tiếp tục đƣợc quan tâm nghiên cứu nhƣng có sự chuyển biến mới mẻ hơn dƣới góc

nhìn của ngôn ngữ hiện đại. Tiêu biểu nhƣ Đỗ Hữu Châu với bài viết Những luận điểm

về cách tiếp cận ngôn ngữ học với các sự kiện văn học. Nguyễn Lai: Từ một số luận

điểm của Mác suy nghĩ về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ. Hoàng Trinh: Từ kí hiệu

học đến thi pháp học. Trƣơng Thị Nhàn: Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm

mỹ – không gian trong ca dao. Mai Thị Kiều Phƣơng: Tín hiệu thẩm mỹ trong ngôn

ngữ văn học. Bùi Minh Toán: Từ tín hiệu ngôn ngữ đến tín hiệu thẩm mỹ trong văn

chƣơng. Dẫn theo [47]

Trong cuốn sách đƣợc xem là kim chỉ nam cho việc nghiên cứu về kí hiệu của

Hoàng Trinh – Từ ký hiệu học đến thi pháp học, tác giả cho rằng: “Ký hiệu học là công

cụ của các khoa học, nó thâm nhập vào các ngành khoa học trong đó có ngôn ngữ”

hay “Ký hiệu học xử lý nhiều vấn đề thuộc chiều sâu có liên quan đến chất liệu ngôn

ngữ trong thơ, từ khái niệm cho đến những lí luận về thi pháp” [51, tr.31] đã khẳng

định vai trò và sự cần thiết của việc nghiên cứu Kí hiệu học, từ đó Hoàng Trinh đi sâu

nghiên cứu thi pháp học bằng con đƣờng kí hiệu học.

Lê Huy Bắc trong Kí hiệu và Liên kí hiệu cũng đƣa ra khái niệm về kí hiệu: “Kí

hiệu tái hiện hiện thực nhân danh sự vắng mặt của nó… Kí hiệu là hệ thống khái niệm

mang nghĩa về các sự vật hiện tƣợng trong tự nhiên và xã hội, đƣợc con ngƣời sáng

tạo, mã hóa, để chuyển tải thông điệp, phục vụ giao tiếp thông qua một “hệ nghĩa”

nhất định trong từng bối cảnh cụ thể” [1, tr.12] qua đó phân biệt hai khái niệm “tín

hiệu” và “kí hiệu”: “Tín hiệu là những biểu hiện nhƣ hình ảnh, cử chỉ, âm thanh…

đƣợc phát ra mà con ngƣời có thể tri nhận nhƣng chƣa hiểu, kí hiệu thì ngƣợc lại là

những biểu hiện đƣợc hiểu trong cộng đồng ngƣời. Tín hiệu là những biểu hiện tự

nhiên và xã hội tự thân chƣa đƣợc con ngƣời mã hóa để giao tiếp… Tín hiệu là những

sự vật hiện tƣợng mang nghĩa tự nhiên, nghĩa bản năng ngƣợc lại kí hiệu xuất hiện

trong các quy ƣớc giao tiếp xã hội…. Kí hiệu có quy ƣớc, tức mã hóa, giữa cá nhân

với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng hoặc cộng đồng này với cộng đồng khác” [1,

4

tr.15].

Trong bài viết Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn

học, Đỗ Hữu Châu cho “Cách tiếp cận văn học của ngôn ngữ trƣớc đây xuất phát từ

quan điểm thông thƣờng; phƣơng tiện của văn học là ngôn ngữ, cụ thể hơn là từ, câu,

ngữ âm, ... nghĩa là các sự kiện tự nhiên của các ngôn ngữ tự nhiên. Chúng tôi cho

rằng không hẳn là nhƣ vậy. Phƣơng tiện sơ cấp của văn học (primaire) là các tín hiệu

thẩm mỹ. Nói rõ hơn, đơn vị của phƣơng tiện của văn học là các tín hiệu thẩm mỹ, cú

pháp của các ngôn ngữ - tín hiệu thẩm mỹ này là cú pháp – tín hiệu thẩm mỹ. Rồi các

tín hiệu thẩm mỹ đó mới đƣợc thể hiện bằng các tín hiệu ngôn ngữ thông thƣờng (và

cú pháp thông thƣờng) ...” [5, tr.779].

Theo Trƣơng Thị Nhàn, tác giả luận án Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu

thẩm mỹ – không gian trong ca dao. Tác giả đã tạo ra cơ sở vững chắc về tín hiệu

thẩm mỹ để ứng dụng vào các tác phẩm văn chƣơng cụ thể bằng cách xác lập đƣợc

một hệ thống các khái niệm, đặc trƣng và các điều kiện của tín hiệu thẩm mỹ. Trong

luận án, tác giả không chỉ đƣa ra khái niệm về tín hiệu thẩm mỹ mà còn chỉ ra chín đặc

trƣng của tín hiệu thẩm mỹ bao gồm: tính đẳng cấu, tính tác động, tính biểu hiện, tính

biểu cảm, tính biểu trƣng, tính trừu tƣợng và cụ thể, tính truyền thống và cách tân, tính

hệ thống. Luận án đã vận dụng đƣợc các cơ sở lý thuyết về tín hiệu, về hệ thống,

trƣờng nghĩa, về ngôn ngữ liên hội để xem xét các tín hiệu thẩm mỹ văn chƣơng [29].

Khi đề cập đến vấn đề tín hiệu, tác giả Hoàng Tuệ trong bài viết “ Tín hiệu và

biểu trƣng” có nhắc đến đóng góp của F. D. Saussure với quan niệm ngôn ngữ là hệ

thống kí hiệu do con ngƣời và xã hội loài ngƣời làm ra. Tín hiệu bao gồm “cái biểu

đạt” là mặt vật chất và “cái đƣợc biểu đạt” là mặt trừu tƣợng. Hoàng Tuệ cũng đã nhận

định rằng “Trong quan niệm của Saussure, đặc điểm cơ bản của tín hiệu là tính chất

“võ đoán”, nghĩa là không thể lí giải tại sao mặt này biểu đạt của mặt kia, và ngƣợc lại

mặt kia lại đƣợc biểu đạt bằng mặt này” [48, tr.1128]. Những ý kiến của ông trong bài

viết này tuy có chạm đến vấn đề tín hiệu ngôn ngữ nhƣng chủ yếu là để nói về mối

quan hệ của ngôn ngữ với tƣ duy, và đời sống xã hội là không tách rời nhau, chứ chƣa

bình luận gì cả và cũng chƣa nêu lên đƣợc nhiều vấn đề lí luận về tín hiệu thẩm mỹ.

Trong luận văn “Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ tình Xuân Quỳnh” (1990),

tác giả Lê Thị Tuyết Hạnh đã ứng dụng phƣơng pháp nghiên cứu ngữ nghĩa học vào

việc phát hiện và khẳng định giá trị của một số tín hiệu thẩm mỹ có tần số xuất hiện

cao trong thơ tình Xuân Quỳnh, từ đó góp cơ sở cho việc tìm hiểu những đặc sắc và

sáng tạo về nội dung cũng nhƣ nghệ thuật của phong cách thơ Xuân Quỳnh. Gần đây

nhất là các luận văn sau đại học “Khảo sát một số tín hiệu thẩm mỹ tiêu biểu thuộc

trƣờng nghĩa tự nhiên trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trƣớc Cách mạng tháng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!