Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tín hiệu thẩm mĩ thời gian trong thơ xuân quỳnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHẠM TRỌNG ĐẠT
TÍN HIỆU THẨM MĨ THỜI GIAN
TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60.22.01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng, Năm 2013
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Trọng Ngoãn
Phản biện 1: TS. Trương Thị Nhàn
Phản biện 2: TS. Dương Quốc Cường
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại
Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 12 năm 2013.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
− Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
− Thư viện trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Được đưa vào nước ta những năm 1970- 1990, ngay từ đầu
tín hiệu thẩm mĩ đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà
ngôn ngữ học, nghiên cứu văn học. Đó là một vấn đề có tính chất
liên ngành: tín hiệu học, ngữ nghĩa học, thi pháp học và được nghiên
cứu ở nhiều góc độ và ở những mức độ khác nhau. Nhìn chung trong
một chừng mực đã có một hệ thống lí luận cơ bản cho một vấn đề
còn tương đối mới mẻ này.
Thực tế hiện nay, việc giảng dạy và cảm thụ văn học của
chúng ta nói chung ( thơ Xuân Quỳnh nói riêng) nhất cử nhất động
đều theo một “lộ trình” định sẵn, nặng về cảm tính. Trước tình trạng
đó, phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc độ tín hiệu
thẩm mĩ đã mở ra một hướng đi mới cho việc nghiên cứu, cảm thụ,
phê bình tác phẩm văn học.
Trong thơ Xuân Quỳnh, cảm thức thời gian thể hiện sự khát
sống, đam mê sống, đam mê yêu cho nên thời gian đã trở thành một
nỗi ám ảnh. Do đó nếu hiểu được những tín hiệu thẩm mĩ thời gian
trong thơ Xuân Quỳnh thì đã phần nào hiểu được một phương diện
tâm hồn thơ chị.
Trên đây là những lí do khiến chúng tôi đến với đề tài tín
hiệu thẩm mĩ thời gian trong thơ Xuân Quỳnh.
2. Dự kiến đóng góp của đề tài
Khảo sát tín hiệu thẩm mĩ thời gian trong thơ Xuân Quỳnh,
chúng tôi mong muốn đề xuất một hướng giải mã mới đối với văn
bản nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh là: từ tín hiệu ngôn ngữ đến tín hiệu
thẩm mĩ đến nội dung hình tượng. Đồng thời làm sáng rõ hơn tâm
hồn và tài năng thơ của Xuân Quỳnh.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tín hiệu thẩm mĩ thời gian trong
thơ Xuân Quỳnh
Phạm vi nghiên cứu là văn bản nghệ thuật Xuân Quỳnh
“Không bao giờ là cuối”, nhà xuất bản Văn học năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng những phương
pháp sau: Phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp phân tích
ngữ nghĩa; phương pháp hệ thống.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ thời gian trong thơ
Xuân Quỳnh
Chương 3: Ý nghĩa biểu hiện của các tín hiệu thẩm mĩ thời
gian trong thơ
Xuân Quỳnh
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
6.1. Tình hình nghiên cứu về tín hiệu thẩm mĩ ở nước ta
Tín hiệu thẩm mĩ đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của
các nhà ngôn ngữ học.Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu
trực tiếp về tín hiệu thẩm mĩ của một số tác giả: Hoàng Trinh, Đỗ
Hữu Châu, Nguyễn Lai, Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Mai
Thị Kiều Phượng, Trương Thị Nhàn, Bùi Trọng Ngoãn, Bùi Minh
Toán…Các khía cạnh của tín hiệu thẩm mĩ như khái niệm, đặc tính,
phân loại, nguồn gốc của tín hiệu thẩm mĩ đã phần nào được làm
sáng rõ.
3
6.2. Hướng nghiên cứu vận dụng lí thuyết tín hiệu thẩm
mĩ vào trong tác phẩm cụ thể
Trong hướng nghiên cứu này phải kể đến luận án của
Trương Thị Nhàn về Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm
mĩ- không gian trong ca dao. Luận án đi vào những đặc trưng của tín
tiệu thẩm mĩ như: tính đẳng cấu, tính tác động, tính biểu cảm, tính
biểu hiện, tính biểu trưng, tính trừu tượng và cụ thể…
Trên Tạp chí Ngôn ngữ cũng xuất hiện một số bài viết đi vào
tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc độ tín hiệu thẩm mĩ.
Với hướng nghiên cứu này, lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ phần
nào được sáng rõ hơn khi được áp dụng vào trong tác phẩm cụ thể.
6.2. Hướng nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật, thi pháp
và tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Xuân Quỳnh
Đáng chú ý hơn trong hướng nghiên cứu này có Lê Thị
Tuyết Hạnh với tác phẩm Nghiên cứu và giảng dạy thơ Xuân Quỳnh
từ góc độ tín hiệu thẩm mĩ .
Như vậy có thể kết luận rằng, nghiên cứu về tín hiệu thẩm
mĩ trong thơ Xuân Quỳnh không phải là nhiều. Các nhà nghiên cứu
mới chỉ quan tâm đến một khía cạnh nào đó của thơ Xuân Quỳnh
chứ không đề cập đến tín hiệu thẩm mĩ như một hệ thống, một
phương pháp tiếp cận tác phẩm. Chính vì vậy chúng tôi giành thời
gian cho vấn đề còn bỏ ngỏ này.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
4
1.1. KHÁI NIỆM TÍN HIỆU, TÍN HIỆU NGÔN NGỮ, TÍN
HIỆU THẨM MĨ
1.1.1. Tín hiệu
Các định nghĩa về tín hiệu đã được các nhà ngôn ngữ học
trên thế giới nói đến nhiều như S. Peirce, P. Guiraud, A. Schaff, Đỗ
Hữu Châu.
1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ
Saussure là người đầu tiên đưa ra khái niệm tín hiệu ngôn
ngữ. Ông gọi các tín hiệu ngôn ngữ đó là dấu hiệu. Còn Đỗ Hữu
Châu định nghĩa: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu sơ cấp, được xây
dựng với những thể chất tinh thần và vật chất, đó là những âm thanh
do bộ máy cấu âm của con người làm ra.
1.1.3. Tín hiệu thẩm mĩ
Người đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của tín hiệu
thẩm mĩ ở nước ta là Đỗ Hữu Châu.
Cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về tín hiệu
thẩm mĩ nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho
rằng tín hiệu thẩm mĩ là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện
của nghệ thuật, có khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới tinh thần
1.2. TÍN HIỆU THẨM MĨ THỜI GIAN
1.2.1. Từ ngữ chỉ thời gian trong tiếng Việt
Từ chỉ thời gian trực tiếp như giờ, phút, giây, ngày, tháng,
năm, đêm, hôm, sáng, chiều, xuân, hạ, thu, đông…
Từ chỉ thời gian gián tiếp như sen, lựu, chim én, cúc….
1.2.2. Tín hiệu thẩm mĩ thời gian trong văn chương
5
Những tín hiệu thẩm mĩ thời gian có thể được cấu tạo như là
một từ, cụm từ, câu hay liên câu.
Chỉ có những thực từ mới có thể trở thành những tín hiệu
thẩm mĩ thời gian còn những hư từ thể hiện ý nghĩa thời không thể
trở thành tín hiệu thẩm mĩ thời gian.
CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ THỜI GIAN
TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
2.1. TÍN HIỆU THẨM MĨ THỜI GIAN LÀ TỪ
2.1.1. Tín hiệu thẩm mĩ thời gian là từ đơn
Theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì trong thơ Xuân
Quỳnh có 33 từ đơn ( 17 thực từ và 16 hư từ) biểu thị ý nghĩa về thời
gian như mai, trưa, phút, giờ, bỗng, đã, mới, thu, xuân… với 163 lần
xuất hiện. Trong đó có 5 từ đóng vai trò là những tín hiệu thẩm mĩ
thời gian trong tổng số 17 từ, chiếm 29,41% với 7 lần xuất hiện.
Bảng 2.1.1: Bảng thống kê các tín hiệu thẩm mĩ thời gian là từ đơn
STT
Tín hiệu thẩm
mĩ
Số lần xuất
hiện
Tỉ lệ % xuất hiện của từng
tín hiệu thẩm mĩ
1 phút 1 14,28
2 mai 2 28, 56
3 đêm 2 28, 56
4 năm 1 14,28
5 xưa 1 14,28
Tổng số 7 100
6
Dưới đây chúng tôi sẽ đi vào phân tích một số tín hiệu thẩm
mĩ thời và đưa ra ví dụ cụ thể:
phút: “Phút” xuất hiện một lần trong thơ Xuân Quỳnh.
- Nghĩa từ điển: “ Đơn vị đo thời gian, bằng 60 giây” [ 31, tr.
1019].
- Ý nghĩa thẩm mĩ : Khoảnh khắc gặp gỡ ngắn ngủi.
Ví dụ : Mưa trên cọ rồi bàng hoàng vụt tạnh
Phút gặp nhau đã kịp nói gì đâu
(Trung du)
2.1.2. Tín hiệu thẩm mĩ thời gian là từ ghép
Các từ là từ ghép biểu thị thời gian trong thơ Xuân Quỳnh
chiếm một số lượng khá lớn với 37 từ với 264 lần xuất hiện. Tuy
nhiên thì trong 37 từ ghép đó chỉ có 20 từ là tín hiệu thẩm mĩ thời
gian chiếm 54,05% trong tổng số 37 từ ghép với 47 lần xuất hiện.
Bảng 2.1.2: Bảng thống kê các tín hiệu thẩm mĩ thời gian
là từ ghép
STT Tín hiệu thẩm mĩ Số lần
xuất hiện
Tỉ lệ % xuất hiện của từng tín
hiệu thẩm
1 ngày đêm 1 2,12
2 tuổi thơ 5 10,63
3 tuổi trẻ 2 4,25
4 mùa xuân 1 2,12
5 mùa thu 1 2,12
6 mùa đông 1 2,12
7 ngày mai 6 12,76
8 ngày xưa 5 10,63
9 tiếng ve 1 2,12
7
10 mùa hạ (mùa hè) 2 4,25
11 quá khứ 7 14,89
12 năm tháng 6 12,76
13 giây phút 2 4,25
14 thơ trẻ 1 2,12
15 ngày trước 1 2,12
16 sớm trưa 1 2,12
17 ngày sau 1 2,12
18 buổi chiều 1 2,12
19 ngày tháng 1 2,12
20 giờ phút 1 2,12
Tổng số 47 100
ngày đêm: “Ngày đêm” xuất hiện một lần.
- Nghĩa từ điển: “ Ngày cũng như đêm, liên tục, không
ngừng” [31, tr. 410].
- Ý nghĩa thẩm mĩ: Một đại lượng thời gian liên tục đằng
đẵng.
Ví dụ : Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
( Sóng)
tuổi thơ: “Tuổi thơ” xuất hiện 5 lần trong thơ Xuân Quỳnh
với tư cách là những tín hiệu thẩm mĩ thời gian.
- Nghĩa từ điển: “ Độ tuổi còn nhỏ, còn non dại” [31, tr.
1365].
- Ý nghĩa thẩm mĩ: Quãng đời niên thiếu của Xuân
Quỳnh.
8
Ví dụ : Em gửi lại cho anh tất cả
Thành phố tuổi thơ vỉa hè đã cũ
( Em có đem gì theo đâu)
2.1.3. Tín hiệu thẩm mĩ thời gian là từ láy
Theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì trong thơ Xuân
Quỳnh có 6 từ láy biểu thị ý nghĩa về thời gian nhưng trong đó chỉ có
3 từ là những tín hiệu thẩm mĩ, chiếm 50% trong tổng số 6 từ láy, với
4 lần xuất hiện.
Bảng 2.1.3: Bảng thống kê các tín hiệu thẩm mĩ thời gian
là từ láy
STT Tín hiệu thẩm mĩ
Số lần
xuất
hiện
Tỉ lệ % xuất hiện của
từng tín hiệu
1 mãi mãi 1 25
2 chiều chiều (dạng láy) 1 25
3 đêm đêm (dạng láy) 2 50
Tổng số 4 100
mãi mãi: “Mãi mãi” xuất hiện một lần trong thơ Xuân
Quỳnh.
- Nghĩa từ điển: “Một cách liên tục không bao giờ ngừng”
[31, tr. 780].
- Ý nghĩa thẩm mĩ: Thời gian của riêng Xuân Quỳnh, thời
gian của hạnh phúc lứa đôi.
Ví dụ : Em muốn đi mãi mãi cùng anh
Trên mảnh đất cuối cùng tổ quốc
( Đêm trăng trên đất mũi)
9
chiều chiều: “Chiều chiều” xuất hiện một lần trong thơ
Xuân Quỳnh.
- Nghĩa từ điển: “ Chiều này sang chiều khác chiều nào cũng
thế” [31, tr. 217].
- Ý nghĩa thẩm mĩ: Thời gian tâm trạng của Xuân Quỳnh,
xen vào đó là sự dai dẳng, khó dứt ra được.
Ví dụ: Chiều chiều quen nhớ bầy em
Ríu ra ríu rít như chim trước nhà
( Về những thói quen)
2.2. TÍN HIỆU THẨM MĨ THỜI GIAN LÀ CỤM TỪ
2.2.1. Tín hiệu thẩm mĩ thời gian là cụm từ đẳng lập
Theo kết quả khảo sát cho thấy trong thơ Xuân Quỳnh có 13
cụm từ đẳng lập biểu thị về thời gian trong đó có 6 cụm đóng vai trò
là những tín hiệu thẩm mĩ thời gian, chiếm 46,15% trên tổng số 13
cụm với 6 lần xuất hiện.
Bảng 2.2.1: Bảng thống kê các tín hiệu thẩm mĩ thời gian là cụm
đẳng lập
STT Tín hiệu thẩm mĩ Số lần
xuất hiện
Tỉ lệ % xuất hiện
của từng tín hiệu
1 những tháng những ngày 1 16,66
2 không sớm không chiều 1 16,66
3 mỗi phút mỗi giờ 1 16,66
4 ngày với đêm 1 16,66
5 hôm nay- chiều Ba mươi 1 16,66
6 bằng tháng bằng tuần lễ 1 16,66
Tổng số 6 100
10
những tháng những ngày. “Những tháng những ngày”
xuất hiện một lần trong thơ Xuân Quỳnh.
- Nghĩa tín hiệu ngôn ngữ: Thời gian tính theo ngày và tính
theo tháng.
- Ý nghĩa thẩm mĩ: Đại lượng thời gian dài có tính liên tục
nhưng lại được Xuân Quỳnh nhớ một cách cụ thể
Ví dụ : Nhớ những tháng những ngày
Việc nhiều tuần lễ ngắn
( Lịch mới)
không sớm không chiều: “Không sớm không chiều” xuất
hiện một lần trong thơ Xuân Quỳnh.
- Nghĩa tín hiệu ngôn ngữ: Không có buổi sáng, không có
buổi chiều.
- Ý nghĩa thẩm mĩ: Từ ngữ chỉ ý niệm “ không có thời gian”,
thời gian không còn ý nghĩa gì hết.
Ví dụ : Em ở đây không sớm không chiều
Thời gian trắng, không gian toàn màu trắng
( Thời gian trắng)
2.2.2. Tín hiệu thẩm mĩ thời gian là cụm từ chính phụ
Theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì có 97 cụm từ chính
phụ mang ý nghĩa biểu thị về thời gian trong thơ Xuân Quỳnh. Tuy
nhiên thì không phải tất cả trong số đó là những tín hiệu thẩm mĩ
thời gian. Có 26 tín hiệu thẩm mĩ thời gian là cụm chính phụ chiếm
26,8% trên tổng số 97 cụm chính phụ với 28 lần xuất hiện.
11
Bảng 2.2.2: Bảng thống kê các tín hiệu thẩm mĩ thời gian
là cụm chính phụ
STT Tín hiệu thẩm mĩ Số lần xuất
hiện
Tỉ lệ % xuất hiện của từng
tín hiệu
1 màu tháng Năm 1 3,57
2 hương tháng Năm 1 3,57
3 tháng Năm 1 3,57
4 mùa sinh nở 1 3,57
5 ngàn năm 2 7,14
6 tuổi thanh niên 1 3,57
7 thuở mười sáu tuổi 1 3,57
8 bốn năm 1 3,57
9 chiều tháng năm 1 3,57
10 ngày gian khổ 1 3,57
11 mùa hái chè 1 3,57
12 ngày họp mặt 1 3,57
13 hai mươi năm 1 3,57
14 ba cái Tết 1 3,57
15 đêm tháng năm 1 3,57
16 ngày vất vả 1 3,57
17 mùa gió bão 1 3,57
18 ngày thác lũ 1 3,57
19 tuổi mười sáu 1 3,57
20 tuổi mười lăm 2 7,14
21 ngày căng thẳng 1 3,57
22 ngày buồn vui 1 3,57
23 mười một tháng 1 3,57