Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tín hiệu thẩm mĩ trong thơ quang dũng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------------------------------
HOÀNG THỊ LINH GIANG
TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG THƠ QUANG DŨNG
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8229020
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ ĐỨC LUẬN
Đà Nẵng – Năm 2020
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Tóm tắt đề tài bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................................................6
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................7
7. Cấu trúc của luận văn............................................................................................8
CHƯƠNG 1....................................................................................................................9
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ............................................9
1.1. Tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mĩ..............................................9
1.1.1. Tín hiệu ..........................................................................................................9
1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ .......................................................................................10
1.1.3. Tín hiệu thẩm mĩ..........................................................................................12
1.1.4. Mối quan hệ giữa tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mĩ..........15
1.2. Các đặc trưng cơ bản của tín hiệu thẩm mĩ ...................................................16
1.2.1. Tính cấp độ...................................................................................................16
1.2.2. Tính hệ thống...............................................................................................17
1.2.3. Tính biểu hiện..............................................................................................17
1.2.4. Tính biểu trưng............................................................................................17
1.2.5. Tính trừu tượng và cụ thể ...........................................................................18
1.2.6. Tính tác động ...............................................................................................18
1.2.7. Tính biểu cảm ..............................................................................................19
1.2.8. Tính truyền thống và cách tân ....................................................................19
1.2.9. Tính đẳng cấu ..............................................................................................20
1.3. Chức năng của tín hiệu thẩm mĩ......................................................................20
1.3.1. Chức năng biểu hiện ...................................................................................20
1.3.2. Chức năng tác động.....................................................................................20
1.4. Phương thức cấu tạo của tín hiệu thẩm mĩ trong văn bản nghệ thuật ........21
1.4.1. Ẩn dụ ............................................................................................................21
1.4.2. Hoán dụ........................................................................................................21
1.5. Các hằng thể của tín hiệu thẩm mĩ trong văn bản nghệ thuật .....................22
1.5.1. Hằng thể từ vựng.........................................................................................23
1.5.2. Hằng thể kết hợp..........................................................................................23
1.6. Các cấu tạo của tín hiệu thẩm mĩ trong văn bản nghệ thuật........................24
1.7. Vài nét về thơ Quang Dũng..............................................................................25
1.7.1. Cuộc đời và sự nghiệp .................................................................................25
1.7.2. Phong cách thơ Quang Dũng .....................................................................30
CHƯƠNG 2..................................................................................................................33
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA MỘT SỐ TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG THƠ
QUANG DŨNG............................................................................................................33
2.1. Tín hiệu thẩm mĩ Mây ......................................................................................33
2.1.1. THTM Mây xét về cấu tạo...........................................................................33
2.1.2. THTM Mây xét về dạng thức hằng thể.......................................................35
2.2. Tín hiệu thẩm mĩ Đôi mắt ................................................................................37
2.2.1. THTM Đôi mắt xét về cấu tạo.....................................................................37
2.2.2. THTM Đôi mắt xét về dạng thức hằng thể.................................................38
2.3. Tín hiệu thẩm mĩ Mồ ........................................................................................41
2.3.1. THTM Mồ xét về cấu tạo.............................................................................41
2.3.2. THTM Mồ xét về dạng thức hằng thể ........................................................44
CHƯƠNG 3..................................................................................................................49
GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA MỘT SỐ TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG THƠ
QUANG DŨNG............................................................................................................49
3.1. Biểu trưng cho tình yêu và tuổi trẻ..................................................................49
3.1.1. Biểu trưng cho tuổi trẻ ................................................................................49
3.1.2. Biểu trưng cho tình yêu lứa đôi, gia đình ..................................................53
3.1.3. Biểu trưng cho tình yêu quê hương, đất nước ...........................................59
3.2. Biểu trưng cho phẩm chất người lính .............................................................64
3.2.1. Biểu trưng cho sự hào hoa, lãng mạn ........................................................64
3.2.2. Biểu trưng cho khí phách người lính .........................................................72
3.2.3. Biểu trưng cho nghĩa tình người lính ........................................................76
3.3. Biểu trưng cho chiến tranh và hòa bình .........................................................80
3.3.1. Biểu trưng cho những mất mát, đau thương .............................................80
3.3.2. Biểu trưng cho ý chí đấu tranh, tinh thần dân tộc.....................................85
3.3.3. Biểu trưng cho khát vọng hòa bình ............................................................88
KẾT LUẬN ..................................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................94
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................97
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................99
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................108
Danh mục các chữ viết tắt
TH : Tín hiệu
THNN : Tín hiệu ngôn ngữ
THTM : Tín hiệu thẩm mĩ
HTTV : Hằng thể từ vựng
HTKH : Hằng thể kết hợp
CDT : Cụm danh từ
CĐT : Cụm động từ
CTT : Cụm tính từ
Cụm C-V : Cụm chủ - vị
Danh mục các bảng, biểu đồ
I. Bảng
Bảng 2. 1. Các cấu tạo của THTM Mây........................................................................33
Bảng 2. 2. Kết quả thống kê về số lần xuất hiện các cấu tạo của THTM Mây .............33
Bảng 2. 3. Các hằng thể của THTM Mây......................................................................35
Bảng 2. 4. Kết quả thống kê về số lần xuất hiện các hằng thể của THTM Mây...........35
Bảng 2. 5. Các cấu tạo của THTM Đôi mắt ..................................................................37
Bảng 2. 6. Kết quả thống kê về số lần xuất hiện các cấu tạo của THTM Đôi mắt .......38
Bảng 2. 7. Các hằng thể của THTM Đôi mắt................................................................38
Bảng 2. 8. Kết quả thống kê về số lần xuất hiện các hằng thể của THTM Đôi mắt .....40
Bảng 2. 9. Các cấu tạo của THTM Mồ..........................................................................41
Bảng 2. 10. Kết quả thống kê về số lần xuất hiện các cấu tạo của THTM Mồ.............43
Bảng 2. 11. Các hằng thể của THTM Mồ .....................................................................44
Bảng 2. 12. Kết quả thống kê về số lần xuất hiện các hằng thể của THTM Mồ...........46
II. Biểu đồ
Biểu đồ 2. 1. Biểu đồ so sánh tỉ lệ các cấu tạo của THTM Mây...................................34
Biểu đồ 2. 2. Biểu đồ so sánh tỉ lệ các hằng thể của THTM Mây.................................36
Biểu đồ 2. 3. Biểu đồ so sánh tỉ lệ các cấu tạo của THTM Đôi mắt .............................38
Biểu đồ 2. 4. Biểu đồ so sánh tỉ lệ các hằng thể của THTM Đôi mắt...........................40
Biểu đồ 2. 5. Biểu đồ so sánh tỉ lệ các cấu tạo của THTM Mồ.....................................44
Biểu đồ 2. 6. Biểu đồ so sánh tỉ lệ các hằng thể của THTM Mồ ..................................47
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ được tổ chức theo những nguyên tắc cơ bản, đó là nguyên tắc tín hiệu
và nguyên tắc hệ thống, nói cách khác ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu. Điều đó cho
thấy ngôn ngữ là một bộ phận của Ký hiệu học. Xét ở góc độ này, ngôn ngữ được đào
sâu nghiên cứu đã hơn một thế kỷ qua.
Văn học – nghệ thuật của ngôn từ, chính chất liệu đặc thù nhằm truyền tải những
thông tin thẩm mĩ, nhà văn lấy tín hiệu ngôn ngữ (THNN) làm phương tiện biểu đạt và
tín hiệu thẩm mĩ (THTM) chính là chức năng biểu trưng nghệ thuật của tác phẩm. Mọi
THTM đều bắt nguồn từ THNN nhưng nằm ở cấp độ cao hơn bởi bản thân nó phải là
nơi kí thác đặc sắc những tâm tư, tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ. Tác phẩm văn
học là một hệ thống tín hiệu, mỗi yếu tố cấu thành sẽ là những THNN. Tín hiệu thẩm
mĩ có thể là từ, ngữ, câu thậm chí là cả văn bản. Nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ là hướng
nghiên cứu mới mẻ nhưng đa diện để hiểu trọn vẹn nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Tín hiệu thẩm mĩ là tín hiệu (TH) được sử dụng trong tác phẩm nghệ thuật với
chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp, truyền đạt và bồi dưỡng cảm xúc về cái đẹp. Là
phương tiện của nghệ thuật, THTM phải tham gia vào quá trình tạo nghĩa liên tục, mang
giá trị biểu trưng so với THNN thông thường. Con đường nghiên cứu văn học dưới góc
nhìn ngôn ngữ tín hiệu thẩm mĩ cũng chính là hướng tiếp cận cần được nghiên cứu.
Mỗi người nghệ sĩ đều định hình cho mình một phong cách riêng và nhà thơ
Quang Dũng cũng vậy. Có thể nói Quang Dũng là một trong số những cây bút tiêu biểu
có vị trí quan trọng trong nền thơ hiện đại những năm chống Pháp với phong cách hào
hoa, lãng mạn, một người nghệ sĩ đa tài với đầy đủ thơ, văn, nhạc, họa. Chúng ta đều
nhận thấy rằng trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại Quang Dũng là một hiện tượng
đặc biệt. Ông nổi tiếng từ rất sớm với những thi phẩm tuyệt tác: Tây Tiến, Đôi mắt người
Sơn Tây, Đôi bờ... Riêng đối với Tây Tiến, tác phẩm đã trở thành khúc tráng ca cho
những người lính nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc.
Chính những điều đó thôi thúc chúng tôi lật lại những trang thơ hào hùng, lãng
mạn và cũng đôi lần đau đến xé lòng ấy, chúng tôi chọn Quang Dũng. Nhìn lại các công
trình nghiên cứu, từ những bài phân tích, bình thơ Quang Dũng, những luận văn về thơ
Quang Dũng về ngôn ngữ thật sự chưa nhiều. Vì thế chúng tôi chọn đề tài “Tín hiệu
thẩm mĩ trong thơ Quang Dũng” với mong muốn góp phần làm rõ những đặc sắc của
thơ Quang Dũng về tín hiệu thẩm mĩ, khẳng định một lần nữa vị trí của Quang Dũng
trên tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, góp phần cảm thụ và giảng dạy tốt hơn thơ Quang
Dũng trong nhà trường phổ thông.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu về tín hiệu thẩm mĩ
Từ những năm đầu thế kỉ XX, Charles Peirce (1839 – 1914) và Ferdinand de
Saussure (1837 – 1913) đã đặt cơ sở cho Kí hiệu học như là khoa học về kí hiệu và các
chức năng của nó trong đời sống xã hội. Tất nhiên ý tưởng về Kí hiệu học được nhà triết
học Anh là John Locke đưa ra từ thế kỉ XVII. Cha đẻ của chuyên ngành Kí hiệu học:
F.de Saussure và Ch. Peirce – ông sử dụng thuật ngữ kí hiệu học theo quan điểm của
logic học, theo đó, kí hiệu học được sắp xếp bởi một cấu trúc tam vị mà qua đó các thành
tố luôn có sự ảnh hưởng tương tác lẫn nhau.
Tín hiệu thẩm mĩ là một nội dung nằm trong Lý thuyết Kí hiệu học. Khi cuốn
sách Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của F.de Saussure được xuất bản, người ta bắt
đầu chú ý đến khái niệm cũng như vai trò của Kí hiệu học. Luận điểm của F.de Saussure
đề xuất: “Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu, và ngôn ngữ học là một bộ phận của kí hiệu
học, xét theo một phương diện nào đó” hay “Ngôn ngữ học cũng chỉ là một phần trong
khoa học về kí hiệu học nói chung; những quy luật được khám phá trong ký hiệu học sẽ
được ứng dụng vào ngôn ngữ học, và sau cùng nó sẽ giới hạn rạch ròi tại một khu vực
trong tổng thể các lĩnh vực của nhân học”. Lý thuyết kí hiệu ngôn ngữ, kí hiệu học nhị
diện của F.de Saussure, cũng từ đây, được xem là tiền đề cho các công trình nghiên cứu
Kí hiệu học chuyên sâu về sau như “chức năng thi pháp” và tính đa chức năng của ngôn
ngữ trong nghiên cứu R.Jakobson, “cấu trúc kí hiệu học biểu thị và kí hiệu học hàm thị”
của R.Barthes; đặc biệt là các nghiên cứu về “lý thuyết kí hiệu học tam diện” của
Ch.Pierce, lý thuyết “kí hiệu học văn hóa” của Yuri M. Lotman, lý thuyết kí hiệu học
của Umberto Eco, của Daniel Chandler... Dựa trên những tiền đề lí luận này để tập trung
làm rõ tín hiệu thẩm mĩ – một phương diện ứng dụng của kí hiệu học trong nghệ thuật.
“Một trong những người đặt nền móng cho kí hiệu học hiện đại là Charles
Sanders Peirce đã chia nó thành ba loại hình cơ bản: Loại thứ nhất gồm những kí hiệu
hình tượng, hay là các hình tượng (icons). Nền tảng của tính hình tượng là quan hệ
tương tác giữa kí hiệu và đối tượng được nó biểu đạt. Loại thứ hai đồng nhất kí hiệu với
đối tượng được nó biểu đạt tạo thành các kí hiệu dấu chỉ, hay các dấu chỉ (indexes).
Nền tảng của tính dấu chỉ là mối liên hệ thực tế trong không gian hoặc thời gian giữa
kí hiệu với đối tượng được nó biểu đạt. Loại đồng nhất thứ ba gồm những kí hiệu biểu
tượng, hay các biểu tượng (symbols), nền tảng của chúng là mối liên hệ võ đoán, thuần
túy mang tính quy ước giữa kí hiệu và đối tượng của nó. Nó có thể là sự thỏa thuận, là
truyền thống, hay thậm chí chỉ là sự trùng hợp đơn giản… kí hiệu không thể đồng nhất
với bản thân, không thể đồng nhất với đối tượng được nó biểu nghĩa, kí hiệu đồng nhất
nhờ sự hỗ trợ của ý nghĩa của nó, tức là nhờ sự hỗ trợ của cái đối tượng không thể đồng
nhất với nó. Không có ý nghĩa, không có kí hiệu; không có kí hiệu, không có ý nghĩa”
[32, tr.376-377]. Trên cơ sở phân loại các tín hiệu của nhà logic Ch. Pierce, theo đó, Ch.
3
Morris xác định tín hiệu trong nghệ thuật là “tín hiệu miêu tả hoặc tạo hình, nó giống
với khách thể mà nó miêu tả về vẻ ngoài hoặc cấu trúc”.
Nối tiếp khoa học nghiên cứu về kí hiệu, “Năm 1967, Y.M.Lotman tuyên bố
Nghiên cứu văn học phải trở thành khoa học. Y.M.Lotman nhấn mạnh Văn học nghệ
thuật nói bằng ngôn ngữ đặc biệt, nó là hệ thống thứ sinh được kiến tạo ở bên trên ngôn
ngữ tự nhiên” [32, tr.7]. M.M.Bakhtin gọi văn học là “nghệ thuật nói gián tiếp”, ở đó
tác giả đích thực được “bao bọc trong im lặng”, giữ quan điểm của người đứng ngoài.
Lotman cho rằng “văn bản là thông tin chí ít được hai lần mã hóa”. R. Barthes hoàn toàn
có cơ sở để nói về sự “đỏng đảnh” của kí hiệu, sự “lửng lơ”, “vô vọng” của “nghĩa” và
sự “mơ hồ” của hệ thống biểu nghĩa bằng phương thức nghệ thuật.
Lý thuyết về Kí hiệu học cũng như về THTM được quan tâm nghiên cứu ở Việt
Nam từ những năm 70 của thế kỉ XX. Những công trình được xem là khởi đầu của
khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ văn chương từ góc nhìn Kí hiệu học ở Việt Nam
phải kể đến là Từ ký hiệu học đến thi pháp học của Hoàng Trinh, Những luận điểm về
cách tiếp cận ngôn ngữ các sự kiện văn học của Đỗ Hữu Châu, Ngôn ngữ với văn chương
của Bùi Minh Toán, Ký hiệu và liên ký hiệu của Lê Huy Bắc…
Trong cuốn sách được xem là kim chỉ nam cho việc nghiên cứu về kí hiệu của
Hoàng Trinh – Từ ký hiệu học đến thi pháp học, tác giả cho rằng: “Ký hiệu học là công
cụ của các khoa học, nó thâm nhập vào các ngành khoa học trong đó có ngôn ngữ” hay
“Ký hiệu học xử lý nhiều vấn đề thuộc chiều sâu có liên quan đến chất liệu ngôn ngữ
trong thơ, từ khái niệm cho đến những lí luận về thi pháp” [55, tr.31] đã khẳng định vai
trò và sự cần thiết của việc nghiên cứu Kí hiệu học, từ đó Hoàng Trinh đi sâu nghiên
cứu thi pháp học bằng con đường kí hiệu học.
Lê Huy Bắc trong Kí hiệu và Liên kí hiệu cũng đưa ra khái niệm về kí hiệu: “Kí
hiệu tái hiện hiện thực nhân danh sự vắng mặt của nó… Kí hiệu là hệ thống khái niệm
mang nghĩa về các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, được con người sáng tạo,
mã hóa, để chuyển tải thông điệp, phục vụ giao tiếp thông qua một “hệ nghĩa” nhất
định trong từng bối cảnh cụ thể” [4, tr.12] qua đó phân biệt hai khái niệm “tín hiệu” và
“kí hiệu”: “Tín hiệu là những biểu hiện như hình ảnh, cử chỉ, âm thanh… được phát ra
mà con người có thể tri nhận nhưng chưa hiểu, kí hiệu thì ngược lại là những biểu hiện
được hiểu trong cộng đồng người. Tín hiệu là những biểu hiện tự nhiên và xã hội tự
thân chưa được con người mã hóa để giao tiếp… Tín hiệu là những sự vật hiện tượng
mang nghĩa tự nhiên, nghĩa bản năng ngược lại kí hiệu xuất hiện trong các quy ước giao
tiếp xã hội…. Kí hiệu có quy ước, tức mã hóa, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân
với cộng đồng hoặc cộng đồng này với cộng đồng khác” [4, tr.15].
Trong bài viết “Từ tín hiệu ngôn ngữ đến tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương”,
Bùi Minh Toán đề cập đến “Tính hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ đó là cái biểu hiện và
cái được biểu hiện”. Mai Thị Kiều Phượng, trong công trình “Tín hiệu thẩm mĩ trong
ngôn ngữ học” cũng nêu ra các đặc điểm của THTM trong ngôn ngữ nói chung.
4
“Tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn
học” của tác giả Trần Văn Sáng cũng đồng thời đưa ra cách hiểu về tín hiệu thẩm mĩ:
“Tín hiệu thẩm mĩ là tín hiệu thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của các ngành
nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực và tâm trạng được lựa chọn,
xây dựng và sáng tạo trong tác phẩm vì mục đích thẩm mĩ; trong đó cái biểu đạt của tín
hiệu thẩm mĩ là những yếu tố thuộc hệ thống phương tiện vật chất (chất liệu) được sử
dụng trong các ngành nghệ thuật và cái được biểu đạt của tín hiệu thẩm mĩ là những
nội dung tinh thần mang tính thẩm mĩ” [39, tr.16].
Với bài viết “Tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao người Việt” tác giả Lê Đức Luận đi
sâu khái quát THTM, chỉ ra các đặc trưng cơ bản của THTM và đi vào phân tích những
THTM trong ca dao tình yêu với tín hiệu sóng đôi, tín hiệu biểu thị cặp đôi đồng nhất,
tín hiệu đối sánh đơn nhất để từ đó đi đến nhận xét “Cấu tạo tín hiệu thẩm mĩ phần lớn
là các cặp tín hiệu đơn tiết, một số ít có cấu tạo đa tiết. Cấu tạo đa tiết phần lớn biểu
thị ở dạng thức tín hiệu cặp đôi đồng nhất”.
Từ những công trình lớn của Hoàng Tuệ, Hoàng Trinh, Phan Ngọc, Đỗ Hữu
Châu, Nguyễn Lai, Trương Thị Nhàn… trong công tác nghiên cứu văn học nhìn từ góc
độ ngôn ngữ tín hiệu thẩm mĩ ta cũng bắt gặp một số công trình nghiên cứu của các Thạc
sĩ như “Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ tình Xuân Quỳnh” (1990) của tác giả Lê Thị
Tuyết Hạnh, “Khảo sát một số tín hiệu thẩm mĩ tiêu biểu thuộc trường nghĩa tự nhiên
trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trước Cách mạng tháng Tám” (2008) của Phùng
Thị Cảnh Trang, luận văn “Tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ hoa trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học” (2008) của Nguyễn Ngọc Bích….
Từ kết quả của các công trình đi trước, đồng thời trong bối cảnh của sự gặp gỡ,
giao thoa giữa hai ngành nghiên cứu ngôn ngữ và văn học, chúng tôi lựa chọn một đề
tài nghiên cứu ngôn ngữ học liên quan đến văn học “Tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Quang
Dũng” để tiếp nối chặng đường nghiên cứu văn chương nhìn từ ngôn ngữ học.
2.2. Tình hình nghiên cứu về thơ Quang Dũng
Nhắc đến Quang Dũng chúng ta đều nhớ ngay đến con người tài hoa, lãng mạn,
nghệ sĩ nhưng cũng rất “đời”. Nghiên cứu về thơ Quang Dũng đã có hàng chục bài viết,
trong đó có nhiều cây bút tên tuổi, uy tín như Xuân Diệu, Hoài Thanh, Vân Long, Trần
Lê Văn, Mai Hương, Lưu Khánh Thơ, Hoài Việt... Cả những cây bút trong văn nghệ
miền Nam trước năm 1975 như Viên Linh, Viễn Di, Lê Hoàn Tân, Vũ Bằng, Xuân Vũ,
Trần Hoài Thư... Những đánh giá về thơ Quang Dũng cũng phong phú, phức tạp và trải
qua nhiều bước thăng trầm như chính cuộc đời nhà thơ vậy. Bài thơ nổi tiếng nhất nhưng
cũng là bài thơ “tai tiếng” nhất khi các nhà nghiên cứu như Tố Hữu, Hoài Thanh đều
cho rằng thơ Quang Dũng bị rơi rớt tinh thần tiểu tư sản. “Ngày 4-6-1958 Tố Hữu còn
mang ra phê bình cái “tư tưởng sa đọa”, “văn hóa suy đồi”, “Sơn La gái đẹp, sông Mã
cọp gầm” [52, tr. 251]. Dẫn lại lời Tố Hữu, Hoài Thanh cũng cho rằng hình ảnh như thế
“nhất định không phải là hình ảnh chân thật của cuộc kháng chiến Việt Nam” vì thơ
5
Quang Dũng “đều bắt nguồn trong một mối chung tức là con người cá nhân, trong cái
tôi lẻ loi, nhỏ bé của con người tư sản, tiểu tư sản cũ”. Ta nhận thấy rằng, các ý kiến
bàn về thơ Quang Dũng giai đoạn đầu đều thiên về phê phán vì mang sự lệch chuẩn
thẩm mỹ của thời đại.
Nhưng rồi, những bông hoa ít được chú ý là những bông hoa đẹp nhất, trải qua
những thăng trầm, thơ Quang Dũng được nhìn lại theo đúng giá trị mà nó vốn có. Trước
nhất là nhờ những người bạn của nhà thơ. Năm 1986, sau khi tập Mây đầu ô ra đời, Trần
Lê Văn – người bạn tri kỉ của Quang Dũng đã cho rằng: “Đến Tây Tiến Quang Dũng
mới bắt đầu tự khẳng định được mình, bắt đầu sự bộc lộ hình thành một phong cách
thơ, một diện mạo thơ”. Vậy thì chính những điều làm người ta băn khoăn và tranh cãi
nhất lại là những điều làm nên con người đa cảm và hào hoa Quang Dũng. Các bài viết
của Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Văn Long, Vũ Tuấn Anh, Đặng Anh
Đào, Nguyễn Đăng Điệp, Đỗ Lai Thúy cũng nói nhiều hơn về thơ Quang Dũng để một
lần nữa nhắc lại cái tên ấy với một góc nhìn mới, khẳng định vị trí của thơ Quang Dũng
trong nền thơ kháng chiến.
Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết Quang Dũng, người thơ khẳng định: “Chỉ có
lòng chân thật tuyệt đối, chân thật với cảnh, với người và nhất là với chính lòng mình
mới có thể tạo ra được những câu thơ vừa giản dị, mộc mạc, vừa táo bạo, mới lạ như
thế” [29, tr.19]. Nghệ thuật tổ chức chất liệu ngôn từ trong bài Tây Tiến của Quang
Dũng của Nguyễn Đăng Điệp cũng có ý kiến: “Tây Tiến (1948) quả là nét son đẹp nhất
trong đời thơ Quang Dũng. Cả bài thơ hiện ra như một sự hòa điệu đẹp đẽ giữa thơ –
nhạc – họa. Về phương diện nghệ thuật, Tây Tiến còn thể hiện một trình độ tổ chức chất
liệu ngôn từ xuất sắc với một cấu trúc thơ có thể nói đã đạt tới mức tối ưu” [14, tr.372].
Nguyễn Xuân Nam trong tập sách Lý luận phê bình văn học Miền Trung thế kỉ XX bày
tỏ tình cảm chân thành khi nhìn lại giá trị của tập thơ Mây đầu ô: “Tập thơ “Mây đầu
ô” “đã đưa đến cho chúng ta phần tốt đẹp nhất của tâm hồn” Quang Dũng…. “ta trân
trọng những bài thơ của anh như trân trọng tâm hồn của anh, một tâm hồn chân thật,
khiêm tốn luôn luôn mang nặng tình đất nước quê hương, luôn luôn ước mơ… từ lúc
còn trai trẻ đến lúc tóc đã ngã màu” [36, tr.467].
Đặng Tiến trong cuốn Thơ – thi pháp và chân dung đã dành nhiều trang để viết
về Quang Dũng với sự ngưỡng mộ chân thành: “Với khách yêu thơ, Quang Dũng đã đến
giữa lòng cuộc đời, dịu dàng như một nét hoài nghi, rồi anh lại đi nhẹ nhàng như một
thoáng mơ phai. Trên những âm thanh và cuồng nộ của nhân gian anh đến anh đi gần
xa trên gót sen vàng lãng đãng, hiện thực như khói mây mà lại mờ ảo như một kỉ niệm”
[52, tr.241] hay “Thơ Quang Dũng được truyền miệng từ trong thời kháng chiến chống
Pháp, rồi được phổ biến qua những người bỏ về thành, di cư vào Nam năm 1954. Họ
nâng niu thơ Quang Dũng như những hoài niệm về một thời son trẻ hào hùng nào đó
mà họ vẫn còn tiếc nuối” [52, tr.243]. Với Thơ như là mỹ học của cái khác, Đỗ Lai Thúy
nhìn nhận những đóng góp to lớn của nhà thơ Quang Dũng: “Quang Dũng đã đến được