Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tín hiệu thẩm mĩ biểu thị tình yêu lứa đôi trong ca dao người việt .
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
740.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1245

Tín hiệu thẩm mĩ biểu thị tình yêu lứa đôi trong ca dao người việt .

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

NGUYỄN ANH THANH

TÍN HIỆU THẨM MĨ BIỂU THỊ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI

TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 05/2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

TÍN HIỆU THẨM MĨ BIỂU THỊ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI

TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Đức Luận

Người thực hiện

NGUYỄN ANH THANH

Đà Nẵng, tháng 05/2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của TS. Lê Đức Luận. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa

học của khóa luận này.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Anh Thanh

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến

thầy giáo TS. Lê Đức Luận - người đã nhiệt tình, chu đáo

hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn

các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư

phạm Đà Nẵng đã chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình thực

hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè

và người thân đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận

này.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn

chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự

đóng góp chân thành của thầy cô, bạn bè để đề tài được

hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Anh Thanh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3

5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6

6. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 7

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI........................ 8

1.1. Tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương....................................................... 8

1.1.1. Khái niệm tín hiệu và tín hiệu thẩm mĩ................................................... 8

1.1.1.1. Tín hiệu ................................................................................................ 8

1.1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ ................................................................................ 8

1.1.1.3. Tín hiệu thẩm mĩ .................................................................................. 9

1.1.1.4 Từ tín hiệu ngôn ngữ đến tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương ........... 10

1.1.2. Đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ ............................................................. 11

1.1.2.1. Tính hai mặt của tín hiệu thẩm mĩ ..................................................... 11

1.1.2.2. Tính có lí do, tính giải thích được của các tín hiệu thẩm mĩ ............. 11

1.1.2.3. Tính hình tuyến của các tín hiệu thẩm mĩ......................................... 12

1.1.2.4. Tính biểu cảm..................................................................................... 12

1.1.2.5. Tính hệ thống ..................................................................................... 13

1.1.2.6. Tính cấp độ......................................................................................... 13

1.1.2.7. Tính hàm súc ...................................................................................... 13

1.1.2.8. Tính cá thể.......................................................................................... 14

1.1.3. Ngôn ngữ văn chương dưới góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ........................ 14

1.2. Từ và ngữ trong Tiếng Việt................................................................... 15

1.2.1. Từ .......................................................................................................... 15

1.2.2. Ngữ........................................................................................................ 16

1.3 Vài nét về ca dao tình yêu lứa đôi của người Việt................................ 18

1.3.1 Các cung bậc và trạng thái tình yêu ....................................................... 18

1.3.2 Ngôn ngữ hiển ngôn và ngôn ngữ hàm ngôn trong ca dao tình yêu lứa

đôi.................................................................................................................... 22

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BIỂU ĐẠT TÍN HIỆU THẨM MĨ

TRONG CA DAO TÌNH YÊU LỨA ĐÔI CỦA NGƯỜI VIỆT............... 26

2.1. Tần số xuất hiện của tín hiệu thẩm mĩ có cấu tạo là từ...................... 26

2.1.1. Các tín hiệu thẩm mĩ là từ đơn.............................................................. 26

2.1.1.1. Tín hiệu thẩm mĩ là đối tượng và chủ thể trữ tình ............................. 26

2.1.1.2. Tín hiệu thẩm mĩ là các trạng thái của tình yêu................................. 34

2.1.2. Các tín hiệu thẩm mĩ là từ ghép ............................................................ 35

2.1.2.1 Tín hiệu thẩm mĩ là đối tượng và chủ thể trữ tình .............................. 36

2.1.2.2. Tín hiệu thẩm mĩ là các trạng thái của tình yêu................................. 43

2.2. Tần số xuất hiện của các tín hiệu thẩm mĩ có cấu tạo là ngữ ............ 44

2.2.1. Tín hiệu thẩm mĩ trong ngữ danh từ ..................................................... 44

2.2.1.1 Tín hiệu thẩm mĩ là đối tượng và chủ thể trữ tình .............................. 45

2.2.1.2. Tín hiệu thẩm mĩ là các trạng thái của tình yêu................................. 48

2.2.2 Tín hiệu thẩm mĩ trong ngữ động từ và ngữ tính từ .............................. 48

2.2.2.1 Tín hiệu thẩm mĩ là đối tượng và chủ thể trữ tình .............................. 49

2.2.2.2. Tín hiệu thẩm mĩ là các trạng thái của tình yêu................................. 53

2.2.3 Tín hiệu thẩm mĩ trong cụm chủ - vị ..................................................... 53

2.2.3.1 Tín hiệu thẩm mĩ là đối tượng và chủ thể trữ tình .............................. 54

2.2.3.2 Tín hiệu là trạng thái tình yêu ............................................................. 57

2.3. Các kiểu kết hợp tín hiệu thẩm mĩ ....................................................... 58

2.3.1 Kết hợp trong cấu trúc so sánh............................................................... 58

2.3.2 Kết hợp trong cấu trúc song hành .......................................................... 60

2.3.3 Kết hợp trong cấu trúc đối lập................................................................ 61

Chương 3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG

CA DAO TÌNH YÊU LỨA ĐÔI CỦA NGƯỜI VIỆT............................... 64

3.1. Biểu đạt một tình cảm tích cực ............................................................. 64

3.1.1. Tỏ tình, cảm mến................................................................................... 64

3.1.2. Sự nhớ nhung, chờ đợi, ngóng trông..................................................... 67

3.1.3. Thương yêu ........................................................................................... 68

3.1.4. Vui sướng, hạnh phúc, thề nguyền........................................................ 69

3.2. Biểu đạt tình cảm tiêu cực..................................................................... 70

3.2.1. Giận hờn................................................................................................ 70

3.2.2. Trách móc.............................................................................................. 71

3.2.3. Tiếc nuối................................................................................................ 72

3.2.4. Buồn đau ............................................................................................... 73

KẾT LUẬN.................................................................................................... 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ - một hệ thống tín hiệu mà cộng đồng xã hội tạo nên để thực

hiện hai chức năng cơ bản: công cụ của nhận thức, tư duy và phương tiện giao

tiếp quan trọng nhất của con người. Ngoài ra ngôn ngữ còn được dùng làm

chất liệu cho nghệ thuật văn chương, lúc đó tín hiệu ngôn ngữ tạo nên tín hiệu

thẩm mĩ. Một tín hiệu ngôn ngữ thông thường khi đi vào thế giới thơ ca thì đã

được chuyển hóa thành một tín hiệu nghệ thuật, tín hiệu thẩm mĩ – ngôn ngữ

hay còn gọi là tín hiệu văn chương.

Nếu như chất liệu của âm nhạc là thi ca, giai điệu, hội họa là đường nét,

màu sắc thì văn học lấy ngôn từ làm chất liệu để tạo nên ý nghĩa thẩm mĩ của

nó. Ngôn ngữ ca dao là một loại ngôn ngữ giao tiếp và cũng là ngôn ngữ văn

học đã được cảm xúc thăng hoa thông qua rất nhiều biện pháp nghệ thuật.

Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ ca dao là phải bám sát vào các yếu tố ngôn ngữ

nghệ thuật giúp biểu hiện nó. Tín hiệu thẩm mĩ là một trong những dấu hiệu

nhận diện hữu hiệu nhất về ngôn ngữ nghệ thuật và qua hệ thống tín hiệu

thẩm mĩ trong thơ văn mà chúng ta có thể thấy nội dung tư tưởng của tác

phẩm. Chính vì vậy, để hiểu và đánh giá đúng đắn và có cơ sở khoa học một

tác phẩm văn học rất cần sự khảo sát, đánh giá hệ thống các tín hiệu thẩm mĩ

trong tác phẩm.

Ca dao chính là tiếng hát từ trái tim của người Việt Nam, tiếng hát ấy

hát nhiều về tình yêu. Vì lẽ đó mà những bài ca về tình yêu nam nữ có số

lượng phong phú nhất và vào loại hay nhất trong kho tàng ca dao người Việt.

Những câu ca dao tuy ngắn gọn nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều cung bậc

tình cảm. Ở đó chúng ta bắt gặp một trái tim đang thổn thức, yêu thương

mãnh liệt, một trái tim chất chứa trách móc, giận hờn của những đôi nam nữ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!