Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu đôi lứa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
PHAN THỊ CẨM TÚ
TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG CA DAO
TÌNH YÊU ĐÔI LỨA
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 822 90 20
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. VÕ XUÂN HÀO
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình
yêu đôi lứa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dựa trên sự góp ý của
giáo viên hƣớng dẫn. Các số liệu, kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày
trong luận văn này là xác thực, chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ công
trình nào khác.
Bình Định, ngày 15 tháng 09 năm 2021
Tác giả luận văn
Phan Thị Cẩm Tú
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ,
động viên, khích lệ của thầy cô cũng nhƣ bạn bè, ngƣời thân.
Trƣớc tiên, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Võ
Xuân Hào - ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn và chỉ bảo em hoàn thành tốt
luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong Khoa -Khoa
học Xã hội và Nhân văn Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã truyền đạt kiến thức
và tạo điều kiện học tập cho tôi trong suốt thời gian học ở trƣờng.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp
đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt để tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng luận văn này không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Bình Định, ngày 15 tháng 09 năm 2021
Tác giả luận văn
Phan Thị Cẩm Tú
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 3
4. Đóng góp của luận văn............................................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 5
6. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.................................................................. 6
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 7
1.1 Tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mĩ..................................... 7
1.1.1. Tín hiệu ............................................................................................. 7
1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ............................................................................. 9
1.1.3. Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ............................................................. 13
1.1.4. Một số vấn đề tín hiệu thẩm mĩ trong văn chƣơng – tín hiệu ca dao... 15
1.2. Một số đặc tính cơ bản của tín hiệu thẩm mĩ ........................................ 17
1.2.1. Tính nguồn gốc ............................................................................... 17
1.2.2. Tính cấp độ...................................................................................... 18
1.2.3. Tính hệ thống .................................................................................. 19
1.2.4. Tính biểu hiện ................................................................................. 21
1.2.5. Tính biểu trƣng................................................................................ 22
1.2.6. Tính trừu trƣợng và cụ thể .............................................................. 23
1.3. Một số vấn đề ngữ cảnh của tín hiệu thẩm mĩ..................................... 24
1.4. Vài nét về ca dao trữ tình tình yêu đôi lứa ............................................ 25
Tiểu kết Chƣơng 1........................................................................................ 26
Chƣơng 2. HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA MỘT SỐ TÍN HIỆU................ 27
2.1. Một số tín hiệu thuộc hiện tƣợng tự nhiên ............................................ 29
2.1.1. Tín hiệu “gió”.................................................................................. 30
2.1.2. Tín hiệu “mƣa”................................................................................ 37
2.1.3. Tín hiệu “nắng”............................................................................... 43
2.2. Một số tín hiệu thuộc vật thể nhân tạo .................................................. 48
2.2.1. Tín hiệu “áo”................................................................................... 51
2.2.2. Tín hiệu “yếm”................................................................................ 57
Tiểu kết Chƣơng 2........................................................................................ 63
Chƣơng 3. GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN CỦA MỘT SỐ TÍN HIỆU THẨM MĨ
TRONG CA DAO TÌNH YÊU ĐÔI LỨA ..................................................... 64
3.1. Giá trị biểu hiện của tín hiệu thẩm mĩ thuộc hiện tƣợng tự nhiên ........ 64
3.1.1. Tín hiệu “gió”.................................................................................. 64
3.1.2. Tín hiệu “mƣa”................................................................................ 72
3.1.3. Tín hiệu “nắng”............................................................................... 78
3.2. Giá trị biểu hiện của tín hiệu thẩm mĩ thuộc trƣờng nghĩa vật thể
nhân tạo ........................................................................................................ 81
3.2.1. Tín hiệu “áo”................................................................................... 81
3.2.2. Tín hiệu “yếm”................................................................................ 86
Tiểu kết Chƣơng 3........................................................................................ 94
KẾT LUẬN..................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 100
NGUỒN TƢ LIỆU........................................................................................ 103
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Tần số xuất hiện của các tín hiệu “mƣa, nắng, gió” trong ca dao.. 30
Bảng 2.2: Các biến thể từ vựng của tín hiệu “gió” trong ca dao .................... 31
Bảng 2.3: Các biến thể kết hợp của tín hiệu “gió” trong ca dao..................... 34
Bảng 2.4: Các biến thể quan hệ của tín hiệu “gió” trong ca dao .................... 36
Bảng 2.5: Các biến thể từ vựng của tín hiệu “mƣa” trong ca dao .................. 38
Bảng 2.6: Các biến thể kết hợp của tín hiệu “mƣa” trong ca dao................... 40
Bảng 2.7: Các biến thể quan hệ của tín hiệu “mƣa” trong ca dao .................. 42
Bảng 2.8: Các biến thể từ vựng của tín hiệu “nắng” trong ca dao.................. 43
Bảng 2.9: Các biến thể kết hợp của tín hiệu “nắng” trong ca dao .................. 46
Bảng 2.10: Các biến thể quan hệ của tín hiệu “nắng” trong ca dao................ 47
Bảng 2.11: Tần số xuất hiện của tín hiệu “áo, yếm” trong ca dao.................. 50
Bảng 2.12: Các biến thể từ vựng của tín hiệu “áo” trong ca dao.................... 51
Bảng 2.13:Các biến thể kết hợp của tín hiệu “áo” trong ca dao ..................... 53
Bảng 2.14: Các biến thể quan hệ của tín hiệu “áo” trong ca dao.................... 56
Bảng 2.15: Các biến thể từ vựng của tín hiệu “yếm” trong ca dao................. 57
Bảng 2.16: Các biến thể kết hợp của tín hiệu „yếm” trong ca dao ................. 60
Bảng 2.17:Các biến thể quan hệ của tín hiệu “yếm” trong ca dao ................. 62
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Tình yêu là bản chất thiêng liêng và tự nhiên của con ngƣời. Cho nên
dù ở thời đại nào, tình yêu bao giờ cũng là đề tài bất tận cho những áng văn
chƣơng. Việt Nam chúng ta từ ngàn xƣa là một quốc gia nông nghiệp, với
hình thể chữ S mềm mại uốn cong ven bờ Thái Bình Dƣơng. Với cảnh vật
thiên nhiên kì tú nhƣ cỏ cây hoa lá, nhƣ núi cả sông sâu, nhƣ lũy tre xanh, nhƣ
đồng ruộng óng ả,... Hòa với tâm tình và lịch sử của dân tộc, quê hƣơng Việt
Nam đã có một nền văn chƣơng bình dân hay bác học hết sức phong phú, đầy
nét vẽ chân thành pha lẫn những điểm tế nhị và sâu sắc. Mỗi một dân tộc, mỗi
một quốc gia nào trên thế giới đều có những nét riêng về bản sắc và nền văn
hóa của mình. Điều đó là một sự tự hào của dân tộc.
Đối với Việt Nam ta, ca dao dân ca là một kho tàng văn hóa, đƣợc xem là
viên ngọc lấp lánh, thời gian đi qua, viên ngọc càng thêm tỏa sáng. Qua ca dao
dân ca, giá trị truyền thống và tâm hồn đƣợc thể hiện và lƣu giữ một cách rõ nét
nhất. Trong các chủ đề đƣợc ca dao dân ca đề cập đến thì tình yêu đôi lứa là một
đề tài rộng lớn và để lại nhiều ý nghĩa cho đến ngày nay. Bằng tài hoa sáng tạo
của các tác giả dân gian, họ đã sử dụng nhiều tín hiệu thẩm mĩ trong nghệ thuật
biểu hiện, nhằm phản ánh một cách tinh tế những cung bậc tình cảm, chiều sâu
tâm trạng và sự đa dạng muôn màu của cuộc sống. Và nói đến tín hiệu thẩm mĩ
là nói đến vấn đề có liên quan đến nhiều chuyên ngành, vì vậy nó đƣợc xem xét
ở nhiều góc độ khác nhau, nhƣng trƣớc hết và trực tiếp là ở góc độ ngôn ngữ học
và mối tƣơng quan giữa ngôn ngữ học với văn học.
1. Vấn đề tiếp cận văn học dƣới ánh sáng của ngôn ngữ học đang trở
thành mối quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Từ góc độ ngôn ngữ,
ngƣời nghiên cứu sẽ có những phƣơng pháp hữu hiệu để biến những cảm
nhận trực quan của ngƣời tiếp nhận văn học thành những phân tích khoa học
2
khách quan và xác đáng. Ở Việt Nam những năm qua, nghiên cứu ngôn ngữ
ca dao đã có nhiều thành tựu, đặc biệt là những công trình của các tác giả Vũ
Ngọc Phan, Nguyễn Xuân Kính, Mai Ngọc Chừ, Phạm Thị Thu Yến…
Trong tình hình nghiên cứu ngôn ngữ học hiện nay, cách tiếp cận nghiên
cứu tín hiệu thẩm mĩ đƣợc coi nhƣ một trong những con đƣờng đến với
những cái hay, cái đẹp cũng nhƣ những giá trị đích thực, muôn đời của ca dao
Việt Nam. Con cò, con bống, hạt mưa, làn gió, hoa sen, hoa nhài, ngọn đèn
không tắt, chiếc áo rách, dải yếm đào, trầu cau, tấm gương mờ… là những tín
hiệu thẩm mĩ quen thuộc trong ca dao. Đó là những hình ảnh có khả năng
biểu trƣng những ý nghĩa sâu xa, đƣợc dân gian chọn lọc trong sử dụng và thử
thách qua nhiều năm tháng, thể hiện đậm nét những đặc trƣng truyền thống.
2. Nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao trữ tình về tình yêu đôi lứa
cho phép chúng ta không chỉ phát hiện ra những đặc điểm về hình thức và nội
dung của tín hiệu thẩm mĩ, mà quan trọng hơn là qua đó có thể nhìn thấy cái
nó phản ánh, biểu hiện – đó chính là bối cảnh xã hội, hiện thực đời sống, môi
trƣờng tự nhiên, phong tục tập quán, tâm lý nhân vật... Mặt khác, đây cũng là
một trong những phƣơng thức giúp cho ngƣời đọc hiểu đƣợc cái hay, cái đẹp,
cái tinh tế trong văn học nói chung và trong ca dao tình yêu đôi lứa nói riêng.
Có một nhà phê bình văn học đã từng nói: “Nói về ca dao tục ngữ Việt Nam
tôi không thể nói được, kỳ lạ lắm, thiêng liêng lắm, đời thường lắm”. Cũng
bởi vì cái thiêng liêng, kỳ lạ, đời thƣờng của ca dao đã thôi thúc tôi tìm hiểu
về nó, để biết và hiểu nhiều hơn về kho tàng văn học Việt Nam.
Với lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tín hiệu thẩm mĩ
trong ca dao tình yêu đôi lứa”.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu một số tín hiệu thẩm mĩ tiêu biểu trong
ca dao tình yêu đôi lứa. Góp phần đƣa ngôn ngữ học vào nghiên cứu văn học
nói chung và ca dao trữ tình về tình yêu đôi lứa nói riêng. Chỉ ra cái hay, cái
3
đẹp của ca dao trữ tình về tình yêu đôi lứa. Từ đó, khẳng định những giá trị
văn hóa đặc trƣng, nét đẹp dân gian của ca dao Việt Nam.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ ra đời gắn với khuynh hƣớng cấu trúc trong
nghiên cứu mĩ học và nghệ thuật những năm giữa thế kỉ XX với các công
trình của M.B. Khrapchenco...Ở Việt Nam, có các công trình, bài viết của
Hoàng Trinh Trần Đình Sử, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Lai,...
Các luận án, luận văn triển khai theo hƣớng ngôn ngữ học khi đi vào
phân tích tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học đã xuất hiện nhƣng không
nhiều. Với luận án Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ – không
gian trong ca dao (1995), tác giả Trƣơng Thị Nhàn đã vận dụng những
phƣơng pháp và kiến thức ngôn ngữ học hiện đại vào nghiên cứu một phƣơng
diện của văn học – phƣơng diện tín hiệu thẩm mĩ, góp phần đƣa ngôn ngữ học
vào nghiên cứu văn học và xử lý tín hiệu thẩm mĩ trong văn học; đồng thời,
luận án cũng tiến hành nghiên cứu thi pháp ca dao cũng nhƣ đƣa ra cách tiếp
cận mới đối với ca dao. Trong luận văn Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ tình
Xuân Quỳnh (1990), tác giả Lê Thị Tuyết Hạnh đã ứng dụng phƣơng pháp
nghiên cứu ngữ nghĩa học vào việc phát hiện và khẳng định giá trị của một số
tín hiệu thẩm mĩ có tần số xuất hiện cao trong thơ tình Xuân Quỳnh, từ đó
góp cơ sở cho việc tìm hiểu những đặc sắc và sáng tạo về nội dung cũng nhƣ
nghệ thuật của phong cách thơ Xuân Quỳnh. Gần đây nhất là các luận văn sau
đại học Khảo sát một số tín hiệu thẩm mĩ tiêu biểu thuộc trường nghĩa tự
nhiên trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trước Cách mạng tháng Tám
(2008) của Phùng Thị Cảnh Trang, luận văn Tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ hoa
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du trên ba bình diện: kết học, nghĩa học,
dụng học (2008) của Nguyễn Ngọc Bích… Các tác giả luận văn đã sử dụng
phƣơng pháp phân tích ngữ cảnh tu từ để làm sáng rõ giá trị của các tín hiệu
thẩm mĩ đƣợc khảo sát.
4
Nhiều công trình đã vận dụng khái niệm “biểu trưng”, “biểu tượng” để
nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm văn học, song thực chất đó cũng là nghiên
cứu về tín hiệu thẩm mĩ. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong luận án Biểu
tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt (2002) đã tiến hành
phân loại, miêu tả và tìm hiểu hệ thống biểu tƣợng nghệ thuật trong ca dao
từ nhiều phƣơng diện nhƣ: nguồn gốc và con đƣờng hình thành biểu tƣợng,
sự vận động của biểu tƣợng trong từng chỉnh thể đơn vị hoặc nhóm đơn vị
ca dao. Tác giả Nguyễn Thị Ngân Hoa trong luận án Sự phát triển ý nghĩa
của hệ biểu tượng trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam (2005) đã
phân loại và phân tích sự phát triển ý nghĩa của hệ biểu tƣợng trang phục
trong các giai đoạn thơ ca khác nhau dƣới ánh sáng của lý thuyết về biểu
tƣợng. Đó là những công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc và đạt đƣợc
nhiều thành tựu.
Nhiều công trình nghiên cứu thơ ca dân gian cũng đã sử dụng các khái
niệm tín hiệu thẩm mĩ, biểu trƣng, biểu tƣợng. Vấn đề nghiên cứu biểu tƣợng
trong ca dao và một số biểu tƣợng con cò, con bống… đã đƣợc nhà nghiên
cứu Vũ Ngọc Phan chú ý ngay từ khi ông công bố lần đầu tuyển tập Tục ngữ,
ca dao, dân ca Việt Nam của mình. Sau đó, Cao Huy Đỉnh, Phan Đăng Nhật,
Hà Công Tài, Trƣơng Thị Nhàn, Nguyễn Xuân Kính, Mai Ngọc Chừ, Phạm
Thị Thu Yến… cũng đã có các bài nghiên cứu về biểu tƣợng, biểu trƣng, tín
hiệu thẩm mĩ trong thơ ca dân gian ở những góc độ khác nhau. Hà Công Tài
đi sâu khảo sát biểu tƣợng “trăng” trong ca dao. Nguyễn Xuân Kính chỉ ra
đặc sắc riêng của một số biểu tƣợng ca dao trong tƣơng quan với văn học viết.
Với “Lối đối đáp trong ca dao trữ tình”, tác giả Cao Huy Đỉnh đã đề cập đến
các cặp tín hiệu nhƣ: “trúc – mai”, “mận – đào”, “thuyền – bến”… Từ đó,
tác giả chỉ ra nét độc đáo của các tín hiệu trong ca dao trữ tình.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã tiếp cận tác phẩm văn học nói
chung và thơ ca dân gian nói riêng dƣới ánh sáng lý thuyết của ngôn ngữ học