Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Gia Lai: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Nguyễn Trung Kiên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN TRUNG KIÊN
TÍN DỤNG TÀI TRỢ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH NAM GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ HƯỚNG
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Trung Kiên
Sinh ngày 11/11/1990
Hộ khẩu thường trú: Thôn Hà Lòng 1 – Xã K’Dang – Huyện Đăk Đoa – Tỉnh
Gia Lai
Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Nam Gia Lai
Địa chỉ đơn vị: 117 Trần Phú – Thành phố Pleiku – Tỉnh Gia Lai
Hiện tôi đang là học viên cao học khóa 16, lớp CH16C5 của Trường Đại học
Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Tôi xin cam đoan: Đề tài “Tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai” là luận
văn chưa được trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất cứ một trường đại học nào.
Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, kết quả nghiên cứu là
trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các
nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ
trong luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã cố gắng thu thập số liệu, phân tích, nhận định
và đề xuất các giải pháp nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết, thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý của các thầy, các cô và những người
quan tâm.
Tôi chân thành cám ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Người cam đoan
Nguyễn Trung Kiên
ii
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến thầy PGS.TS. Ngô Hướng, thầy là
người đã hướng dẫn tôi hoàn thành bài khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo
sau đại học, Quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tận tình
giảng dạy, mang lại nhiều kiến thức bổ trợ hết sức quý giá và hữu ích trong quá
trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng BIDV Chi
nhánh Nam Gia Lai, quý khách hàng đối tác, những người bạn, đồng nghiệp và
gia đình, đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học
tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin trân trọng cám ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Trung Kiên
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam
BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
TCTD Tổ chức tín dụng
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
QĐ Quyết định
TMCP Thương mại cổ phần
QLKH Quản lý khách hàng
QLRR Quản lý rủi ro
QTTD Quản trị tín dụng
TCKT Tài chính kế toán
KHTC Kế hoạch tài chính
HSC Hội sở chính
CN Chi nhánh
CIC Trung tâm thông tin tín dụng
BDS Hệ thống thông tin dữ liệu ngân hàng
KHKD Kế hoạch kinh doanh
KDNT Kinh doanh ngoại tệ
XDCB Xây dựng cơ bản
KTKT Kinh tế kỹ thuật
NPV Giá trị hiện tại thuần
IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
O&M Vận hành và bảo dưỡng
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại các loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Bảng 1.2: Tiềm năng kinh tế kỹ thuật (Công suất lắp máy và trữ lượng điện hàng
năm) của 11 hệ thống sông lớn nhất Việt Nam
Bảng 1.3: Cơ cấu nguồn điện Việt Nam năm 2015
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai từ năm 2013-
2016
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay thủy điện trong tổng dư nợ của BIDV Nam
Gia Lai trong các năm 2013 – 2016
Bảng 3.1: Dự báo sản lượng điện sản xuất
Bảng 3.2: Dự báo công suất các nhà máy thủy điện
Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho thủy điện
Bảng 3.4: Dự báo nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ v
1. GIỚI THIỆU............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 2
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI........................................................................ 2
2.1 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT ....................................................................... 2
2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ ................................................................................ 3
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................ 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................ 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 4
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................... 4
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI...................................................................... 4
8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU..................................... 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH...................... 7
DỰ ÁN THỦY ĐIỆN........................................................................................... 7
1.1 Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư.................................................... 7
1.1.1 Dự án đầu tư ........................................................................................... 7
1.1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư............................................................. 7
1.1.1.2. Ý nghĩa của dự án đầu tư.............................................................. 7
1.1.1.3. Phân loại dự án đầu tư .................................................................. 7
1.1.2. Thẩm định dự án đầu tư..................................................................... 12
1.1.2.1 Khái niệm....................................................................................... 12
1.1.2.2 Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư................................... 12
1.1.2.3 Mục đích của thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương
mại................................................................................................... 13
1.1.2.4 Các phương thức tài trợ dự án đầu tư........................................ 13
1.1.2.4.1 Cho vay kỳ hạn........................................................................... 13
1.1.2.4.2 Cho vay hợp vốn......................................................................... 13
1.1.2.4.3 Cho thuê tài chính...................................................................... 14
1.1.2.4.4 Thanh toán sản phẩm ................................................................ 14
1.1.2.4.5 Xây dựng kinh doanh chuyển giao (BOT)............................... 15
vi
1.2 Tổng quan về dự án thủy điện.................................................................... 15
1.2.1 Tiềm năng của thuỷ điện Việt Nam .................................................... 15
1.2.1.1 Đặc điểm hình thái, khí tượng thuỷ văn ..................................... 15
1.2.1.2 Tiềm năng thuỷ điện Việt Nam.................................................... 16
1.2.2 Vai trò của nguồn thuỷ điện trong hệ thống nguồn điện Việt
Nam ......................................................................................................... 17
1.2.2.1 Lợi ích của thủy điện .................................................................... 17
1.2.2.2 Tình hình thủy điện ở Việt Nam.................................................. 21
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án thuỷ điện..... 22
1.3.1 Đặc trưng của các dự án thuỷ điện..................................................... 22
1.3.2 Các nguồn năng lượng hiện nay.......................................................... 26
1.3.2.1 Điện hạt nhân ................................................................................ 27
1.3.2.2 Nhiệt điện....................................................................................... 27
1.3.2.3 Phong điện ..................................................................................... 28
1.3.2.4 Thủy điện ....................................................................................... 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI BIDV
NAM GIA LAI................................................................................................... 31
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Nam Gia Lai (BIDV Nam Gia Lai) ...................................................... 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................... 31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 33
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai giai đoạn
2013-2016................................................................................................. 34
2.2 Thực trạng thẩm định dự án đầu tư thủy điện tại BIDV Nam Gia Lai . 36
2.2.1 Quy trình thẩm định dự án thủy điện tại BIDV Nam Gia Lai......... 36
2.2.1.1 Tiếp thị khách hàng và nhận hồ sơ dự án................................... 36
2.2.1.2 Thẩm định và lập báo cáo đề xuất tín dụng ............................... 38
2.2.1.3 Thẩm định rủi ro dự án thủy điện............................................... 39
2.2.1.4 Phê duyệt cấp tín dụng ................................................................. 39
2.2.2 Nội dung công tác thẩm định dự án thủy điện tại BIDV Nam Gia Lai
.................................................................................................................. 40
2.2.2.1 Hồ sơ khách hàng vay vốn............................................................ 40
2.2.2.1.1 Năng lực pháp lý ........................................................................ 40
2.2.2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh................................................ 40
2.2.2.1.3 Năng lực tài chính ...................................................................... 41
2.2.2.2 Thẩm định sự cần thiết đầu tư và thị trường của dự án .......... 42
vii
2.2.2.3 Phân tích một số nội dung về khía cạnh kỹ thuật...................... 43
2.2.2.4 Đánh giá tác động môi trường và di dân, tái định canh, định cư
......................................................................................................... 52
2.2.2.5 Đánh giá năng lực quản lý, vận hành của khách hàng.............. 54
2.2.2.6 Thẩm định khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án 54
2.2.2.6.1. Tổng mức đầu tư và phương án nguồn vốn............................ 54
2.2.2.6.2. Hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.................. 59
2.2.2.7 Đánh giá một số rủi ro có thể gặp khi đầu tư dự án thuỷ điện 61
2.2.2.8Biện pháp bảo đảm tiền vay.......................................................... 63
2.3 Đánh giá tình hình thẩm định dự án thuỷ điện tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai............................ 64
2.3.1 Kết quả thẩm định các dự án thủy điện ............................................. 64
2.3.1.1 Về quy mô, số lượng các dự án thủy điện ................................... 64
2.3.1.2 Dư nợ cho vay thủy điện trong tổng dư nợ của BIDV Nam Gia
Lai.................................................................................................... 65
2.3.1.3 Tình hình trả nợ, vận hành của các dự án thủy điện................. 65
2.3.2 Các ưu điểm trong thẩm định dự án thủy điện ................................. 66
2.3.2.1 Về nội dung thẩm định ................................................................. 66
2.3.2.2 Về phương pháp thẩm định ......................................................... 67
2.3.2.3 Về tổ chức thẩm định.................................................................... 68
2.3.3 Các hạn chế trong thẩm định dự án thủy điện .................................. 69
2.3.3.1 Về nội dung thẩm định ................................................................. 69
2.3.3.2 Về phương pháp thẩm định ......................................................... 70
2.3.3.3 Về tổ chức thẩm định.................................................................... 71
2.3.4 Nguyên nhân của những hạn chế ................................................... 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 74
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
THUỶ ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH NAM GIA LAI............................................................. 75
3.1 Nhu cầu vốn để đầu tư phát triển thuỷ điện trong thời gian tới ........ 75
3.1.1 Mục tiêu phát triển nguồn điện Việt Nam đến năm 2030 .......... 75
3.1.2 Kế hoạch phát triển thuỷ điện trong thời gian tới...................... 75
3.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai trong thời gian tới ............................... 78
3.2.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai trong thời gian tới ........... 78
3.2.2 Định hướng phát triển công tác thẩm định................................. 79
viii
3.3 Quan điểm của Chi nhánh Nam Gia Lai về việc cấp tín dụng cho các
dự án thuỷ điện .................................................................................................. 80
3.4 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án thuỷ điện tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai
.................................................................................................................. 82
3.4.1 Về nội dung thẩm định.................................................................. 82
3.4.1.1Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ việc thẩm định thị
trường và đánh giá chủ đầu tư của dự án thuỷ điện .................. 82
3.4.1.2Tạo lập quan hệ lâu dài với các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về
thuỷ điện giúp nâng cao chất lượng thẩm định khía cạnh kỹ
thuật dự án ..................................................................................... 84
3.4.1.3Thẩm định năng lực của đơn vị tư vấn cần được đưa vào thành
một nội dung trong thẩm định dự án thuỷ điện.......................... 85
3.4.2 Về phương pháp thẩm định................................................................. 87
3.4.2.1 Văn bản hóa và chi tiết hóa các phương pháp thẩm định........ 87
3.4.2.2Đầu tư trang bị phần mềm tiên tiến hiện đại phục vụ cho công
tác thẩm định dự án thuỷ điện...................................................... 88
3.4.3 Về tổ chức thẩm định .................................................................... 90
3.4.3.1Chuyên môn hoá trong thẩm định dự án thuỷ điện ................... 90
3.4.3.2Xây dựng quy trình tái thẩm định dự án thuỷ điện ................... 91
3.4.3.3Thường xuyên đứng ra tổ chức hoặc tham gia đồng tài trợ các
dự án thuỷ điện để tạo cơ hội học hỏi lẫn nhau trong thẩm định
dự án thuỷ điện .............................................................................. 92
3.4.4 Về cán bộ thẩm định...................................................................... 93
3.4.4.1Tuyển dụng đội ngũ cán bộ có chuyên môn về thuỷ điện .......... 93
3.4.4.2Đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng kỹ năng, đạo đức cho đội
ngũ cán bộ thẩm định.................................................................... 94
3.4.4.3Tổ chức các buổi hội thảo, tổng kết kinh nghiệm công tác thẩm
định dự án thuỷ điện...................................................................... 96
3.5 Một số kiến nghị...................................................................................... 98
3.5.1 Kiến nghị với Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước ....................... 98
3.5.2 Kiến nghị với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)..................... 99
3.5.3 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước............................................. 99
3.5.4 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam . 100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................ 101
KẾT LUẬN....................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 103
1
1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên với diện tích
hơn 15.536 km2 và dân số hơn 1.5 triệu người. Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao
nguyên nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô, trong đó, mùa mưa từ tháng 5 - tháng 10, mùa khô từ tháng
11 - tháng 4. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển các cây công
nghiệp dài ngày: cà phê, cao su, hồ tiêu,… Điều kiện giao thông tại Gia Lai khá
thuận lợi với hệ thống mạng lưới giao thông rộng khắp bao gồm: 04 tuyến đường
quốc lộ (Quốc lộ 14, 19, 25, 14C) nối Gia Lai với các tỉnh khu vực Tây nguyên
và duyên hải Nam Trung Bộ, 12 đường tỉnh lộ nối các huyện trên địa bàn tỉnh và
cảng hàng không Pleiku.
Gia Lai có tiềm năng về thủy điện rất lớn với trữ năng lý thuyết khoảng
10,5 – 11 tỷ kW, trữ năng kinh tế kỹ thuật là 7,1 tỷ kW với công suất lắp máy
1.502 MWh. Ngoài 4 công trình thuỷ điện lớn có công suất lắp máy 1.422 MW,
còn có 85 công trình thuỷ điện nhỏ với công suất 80.200 kW phân bổ khá đều
khắp, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, công trình thuỷ
điện Yaly với công suất 720 MW và sản lượng điện 3,68 tỷ kWh đã hoàn thành
vào tháng 4/2002 có tác động lớn đến phát triển các ngành kinh tế của tỉnh, đảm
bảo nhu cầu năng lượng cho toàn vùng. Tổng trữ lượng nguồn nước mặt khoảng
24 tỷ m3
. Đây chính là những tiềm năng lớn để công nghiệp điện năng được coi
là công nghiệp mũi nhọn ở Gia Lai. Tỉnh Gia Lai hiện có 5 nhà máy thuỷ điện
lớn có công suất lớn hơn 100MW, gồm có Yaly, Kanak-An Khê, Sê San 3, Sê
San 3A và Sê San 4.
Với lợi thế địa hình đồi núi, hệ thống sông suối ở Gia Lai có hình thái
khác nhau tạo điều kiện cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện. Trong đó,
Sông Sê San – dòng sông năng lượng của tỉnh Gia Lai được đánh giá là có tiềm
năng thủy điện lớn thứ 3 tại Việt Nam (sau sông Đà và sông Đồng Nai). Hiện tại
trên dòng sông này có 7 nhà máy thủy điện lớn nhỏ khác nhau, cung cấp năng
lượng điện hàng năm khoảng 8 tỷ Kwh cho hệ thống điện quốc gia của Việt
Nam. Bên cạnh đó, có nhiều suối với địa hình dốc nhỏ thuận lợi cho việc xây
2
dựng các nhà máy thủy điện quy mô nhỏ công suất 1M-10M, cũng là một lợi thế
lớn về địa hình đối với tiềm năng thủy điện trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Vấn đề đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện cần có số vốn lớn, máy móc
thiết bị hiện đại, thời gian hoàn vốn dài là một thách thức không nhỏ đối với các
doanh nghiệp kinh doanh sản xuất điện năng. Chính vì vậy, nhu cầu tài trợ vốn
cho doanh nghiệp xây dựng nhà máy thủy điện là rất cấp thiết để các dự án hoàn
thành đúng tiến độ, góp phần cung cấp nguồn năng lượng điện phục vụ nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.2.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, điện năng đang là một trong những lĩnh vực trọng tâm của nền
kinh tế Việt Nam. Muốn tạo đà cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác thì
xây dựng cơ sở hạ tầng ngành điện,… phải đi trước một bước. Trước bối cảnh
tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới và trong nước phục hồi
chậm, chất lượng, hiệu quả, năng lực sản xuất cạnh tranh của ngành còn hạn chế,
các doanh nghiệp ngành điện vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các
nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển,… Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tự hào là ngân hàng có lịch sử bề
dày truyền thống lâu đời nhất Việt Nam, trong đó lĩnh vực tín dụng tài trợ vốn
cho các dự án thủy điện là thế mạnh. Trong đó, địa bàn tỉnh Gia Lai là một tỉnh
miền núi, có điều kiện tự nhiên phù hợp cho xây dựng và phát triển hệ thống các
nhà máy thủy điện trên địa bàn. Đây là nguồn tài nguyên năng lượng lớn phục vụ
cho sự phát trển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, việc phát triển cho vay
tài trợ dự án thuỷ điện là một trong những nội dung quan trọng các để dự án vừa
đi vào hoạt động có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ gốc lãi cho ngân hàng,
vừa tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho các nhà đầu tư. Vì những lý do trên, tác
giả chọn đề tài: “TÍN DỤNG TÀI TRỢ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
NAM GIA LAI”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT