Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ ở tỉnh quảng nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi nước ta chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo tinh thần Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế đã chuyển biến khởi sắc, trong
đó hộ sản xuất được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ và là tế bào của nền kinh tế
nông nghiệp nông thôn. Từ khi xác định vai trò kinh tế của hộ nông dân, phong
trào nông dân sản xuất giỏi đang được mở rộng, nhiều hộ bỏ vốn đầu tư tăng
cường cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển sản xuất, góp phần không nhỏ vào
việc tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói
riêng, từng bước nâng cao đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn.
Để có một nền nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH, đẩy mạnh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nền nông nghiệp nói chung và kinh tế
nông nghiệp nói riêng đang rất cần những nguồn vốn lớn, do đó tác động của
ngân hàng nông nghiệp đối với nông nghiệp nói chung, hộ sản xuất nói riêng
đang là một nhu cầu mang tính cấp bách. Với chức năng của mình, ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Quảng Nam đã xác định
lấy nông nghiệp, nông thôn làm thị trường hoạt động chủ yếu. Hộ sản xuất là
khách hàng cơ bản và chủ yếu của NHNo&PTNT Quảng Nam hiện tại và trong
tương lai, trong đó phần nhiều là nông hộ (hộ sản xuất nông nghiệp).
NHNo&PTNT Quảng Nam xác định rằng được phục vụ hộ sản xuất nông
nghiệp, lực lượng sản xuất kinh doanh đông đảo, tạo ra một lượng sản phẩm hàng
hoá lớn cho xã hội là nhiệm vụ có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội.
Trong cơ chế thị trường, phương châm của ngân hàng là “đi vay để
cho vay”, lấy nhu cầu của nền kinh tế làm cơ sở đặt kế hoạch huy động vốn,
quy mô cấp tín dụng và các dịch vụ khác theo hướng đa dạng hoá hình thức,
cũng như phạm vi áp dụng đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nền
kinh tế. Thực tiễn hoạt động của ngân hàng nói chung thường gặp những khó
khăn và những mâu thuẫn: có lúc thiếu vốn không huy động được, ngược lại
có lúc thừa vốn không cho vay được, trong khi hộ sản xuất vẫn có nhu cầu
1
vay vốn nhất là hộ sản xuất nông nghiệp. Từ đó đòi hỏi phải nghiên cứu đầy
đủ về lý luận ngân hàng đồng thời đánh giá đúng đắn về thực tiễn để xây
dựng và tìm ra các giải pháp nhằm mở rộng các dịch vụ hoạt động ngân hàng
cho phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay
Từ lý do đó, tôi chọn đề tài: “Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt
nghiệp Cao học chuyên ngành Kinh tế-Chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Lª §øc Thä (2005), Ho¹t ®éng tÝn dông cña hÖ thèng Ng©n hµng Th-
¬ng m¹i nhµ níc ë Níc ta hiÖn nay, LuËn ¸n tiÕn sÜ Kinh tÕ, Häc viÖn ChÝnh
trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh, Hµ Néi.
- PGS.TS §ç TÊt Ngäc (2006), TÝn dông Ng©n hµng §èi kinh tÕ hé ë
ViÖt Nam, Hµ Néi, Nxb Lao ®éng.
- Vâ V¨n L©m (1999), §æi míi ho¹t ®éng tÝn dông Ng©n hµng N«ng
nghiÖp, n«ng th«n trªn ®Þa bµn tØnh Qu¶ng Nam, LuËn ¸n th¹c sü Khoa häc kinh
tÕ, Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh, Hµ Néi...
Vấn đề này, trong một khía cạnh nào đó về hộ sản xuất đã có một số đề
tài nghiên cứu, nhưng chưa sâu sắc về tín dụng của ngân hàng đối với nông
hộ ở tỉnh Quảng Nam.
Luận văn này đặt ra vấn đề tín dụng của NHNo&PTNT để phục vụ tốt
nhất cho phát triển kinh tế hộ nông nghiệp ở nông thôn tỉnh Quảng Nam để
kinh tế nông hộ có điều kiện vươn lên trở thành một yếu tố quan trọng tham
gia vào nền kinh tế hàng hoá.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
Đánh giá lại thực trạng tín dụng của NHNo&PTNT đến nông hộ trên địa
bàn Quảng Nam thời gian qua. Từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao vai
trò hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Quảng Nam đến nông hộ trong thời
gian đến.
- Nhiệm vụ:
2
Luận văn góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và vận
dụng nó vào hoạt động kinh doanh ngân hàng, đồng thời góp phần thúc đẩy và
hoàn thiện hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Quảng Nam đối với nông hộ để
phát triển sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất nông nghiệp, đáp ứng sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Tín dụng của NHNo&PTNT đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Quảng Nam đối
với nông hộ từ khi tái lập tỉnh Quảng Nam đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- VËn dông lý luËn cña chñ nghÜa M¸c-Lªnin, ®êng lèi, quan ®iÓm cña
§¶ng, chÝnh s¸ch, ph¸p luËt cña Nhµ níc ta vÒ ho¹t ®éng Ng©n hµng trong nÒn
kinh tÕ thÞ trêng ®Þnh híng x· héi chñ nghÜa; ®ång thêi kÕ thõa c¸c vÊn ®Ò lý
luËn chuyªn m«n chuyªn ngµnh Ng©n hµng ®Ó trªn c¬ së ®ã x¸c ®Þnh quan
®iÓm vµ gi¶i ph¸p më réng vµ n©ng cao chÊt lîng dÞch vô Ng©n hµng n«ng
nghiÖp & Ph¸t triÓn n«ng th«n ®èi víi n«ng hé ë tØnh Qu¶ng Nam.
- Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp duy vật biện chứng và
phương pháp duy vật lịch sử; các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
và phương pháp toán học.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn làm rõ hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Quảng Nam
đối với nông hộ.
Đưa ra những đánh giá về thực trạng tín dụng của NHNo&PTNT
Quảng Nam đối với nông hộ.
Luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của tín dụng
NHNo&PTNT đối với nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
kết cấu gồm 3 chương, 10 tiết.
Chương 1
3
Vai trß cña tÝn dông Ng©n hµng N«ng nghiÖp
vµ Ph¸t triÓn N«ng th«n trong viÖc ph¸t triÓn n«ng hé
1.1. NÔNG HỘ VÀ NHU CẦU VỐN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
1.1.1 Nông hộ và đặc trưng của nó
1.1.1.1. Khái niệm về nông hộ
Ở nước ta, một đất nước từ xa xưa đến nay sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu, kinh tế nông hộ ở nông thôn là bộ phận cấu thành không thể thiếu được
của nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Do vậy, trong các công trình nghiên
cứu khoa học, các nhà khoa học đã tốn bao nhiêu công sức và thời gian để
nghiên cứu về kinh tế nông hộ. Thường khi tiếp cận khái niệm kinh tế nông
hộ, các nhà khoa học người ta bắt đầu từ khái niệm hộ, kinh tế hộ, kinh tế hộ
nông nghiệp, kinh tế hộ nông dân hay kinh tế nông hộ .
Khi nghiên cứu về khái niệm hộ, các tổ chức quốc tế và các nhà khoa
học dưới góc độ khác nhau, đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về hộ. Tại
cuộc hội thảo quốc tế lần thứ IV về quản lý nông trại ở Hà Lan năm 1980, các
đại biểu nhất trí cho rằng: “hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản
xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác” [14, tr.32]. Giáo
sư T.G.MC.GEC, giám đốc viện nghiên cứu châu Á trường Đại học British
Colombia nhận xét rằng: “Ở các nước châu Á hầu hết người ta quan niệm hộ
là một nhóm người cùng chung huyết tộc, hay không cùng chung huyết tộc ở
chung trong một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân
quỹ”. Một ý kiến khác, ông Harice trường đại học tổng hợp Susex Luân Đôn
cho rằng: “Hộ là đơn vị tự nhiên tự tạo nguồn lao động” [14, tr.32].
Qua những định nghĩa trên đây về hộ, có thể thấy rằng khái niệm hộ
bao hàm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Là nhóm người cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyết tộc.
- Có chung một ngân quỹ
- Cùng tiến hành sản xuất chung
4
- Cùng sống chung hoặc không cùng sống chung trong một mái nhà.
Dưới góc độ kinh tế thì khái niệm hộ được xem là kinh tế hộ
Nói đến nông hộ thì chúng ta có thể xem nó như là hộ sản xuất nông
nghiệp hay là hộ nông dân. Nông hộ là những người có quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng một khoản đất đai và trực tiếp quản lý, tổ chức sản xuất nông
nghiệp, họ sống bằng nghề nông là chủ yếu. Khi nghiên cứu về kinh tế nông
hộ (hộ nông dân) Frank Ellis định nghĩa: “nông dân là các hộ gia đình làm
nông nghiệp có quyền kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất hiện có sử dụng
sức lao động của gia đình để sản xuất” [14, tr.42].
Như vậy, có thể hiểu là nếu một chủ đất không trực tiếp quản lý và lao
động sản xuất trên phần đất của mình thì không phải là nông hộ, hộ nông dân
hay hộ sản xuất nông nghiệp, và nếu một người lao động sống bằng thu nhập
từ lao động sản xuất nông nghiệp nhưng không làm chủ một mảnh đất nào mà
chỉ làm thuê cũng không gọi là nông dân mà đó là “công nhân nông nghiệp”.
Là người nông dân hay nông hộ, nhất thiết họ phải làm chủ tư liệu sản xuất,
chủ yếu đó là ruộng đất và họ phải là người trực tiếp lao động và quản lý sản
xuất trên phần đất ấy với tư cách là chủ sở hữu hay chủ sử dụng lâu dài.
Người nông dân trong nông hộ của họ tạo thành một đơn vị kinh tế - xã
hội cơ bản là hộ sản xuất nông nghiệp, xét về góc độ kinh tế thì đó là những
đơn vị kinh tế tự chủ gọi là kinh tế hộ nông nghiệp.
Kinh tế nông hộ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, hiểu
nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành trồng trọt, chăn nuôi, nghề
rừng, nghề cá và có thêm một số hoạt động phi nông nghiệp khác nhưng sản
xuất kinh doanh nông nghiệp là chủ yếu. Qua đó có thể tóm tắt: kinh tế nông
hộ hay còn gọi kinh tế hộ nông nghiệp là hình thức kinh tế tự chủ trong kinh
doanh nông nghiệp, dựa trên cơ sở sức lao động của gia đình là chính và
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng lâu dài phần ruộng đất mà họ canh tác
cùng với các tư liệu sản xuất khác. Kinh tế nông hộ hay còn gọi là hộ sản xuất
5
nông nghiệp là khái niệm bao quát chung bao gồm các loại hộ có trình độ sản
xuất khác nhau như kinh tế nông hộ tự túc, tự cấp (tiểu nông), kinh tế nông hộ
sản xuất hàng hoá (nông trại gia đình). Cũng cần phân biệt kinh tế nông hộ
với tư cách là một đơn vị kinh tế tự chủ với kinh tế phụ gia đình, bởi lẽ có
một thời kỳ ở nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa cũ thực hiện chủ trương
tập thể hoá sản xuất nông nghiệp, tách người nông dân khỏi quyền làm chủ tư
liệu sản xuất, xoá bỏ hình thức kinh tế hộ tự chủ. Hình bóng kinh tế nông hộ
chỉ còn được người nông dân cố tình lưu giữ dưới dạng kinh tế phụ gia đình,
xã viên hợp tác xã, nó không còn là đơn vị kinh tế tự chủ.
Ở nước ta, tư khi đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp vai trò đơn
vị kinh tế tự chủ của nông hộ dần được khẳng định, họ được trao quyền quản
lý và sử dụng đất lâu dài. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự
phát triển một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nông hộ đã từng bước
chuyển biến từ kinh tế nông hộ sản xuất tự cấp tự túc (tiểu nông) lên kinh tế
nông hộ sản xuất hàng hoá (hộ nông trại) hay nông trại gia đình. Người ta
phân biệt kinh tế nông hộ tiểu nông với kinh tế nông hộ trang trại ở chỗ kinh
tế nông hộ tiểu nông qui mô nhỏ, sản xuất tự cấp tự túc là chủ yếu, kinh tế
nông hộ trang trại có quy mô lớn hơn và sản xuất chủ yếu để bán ra thị
trường. Quá trình phát triển từ tiểu nông lên sản xuất hàng hoá của kinh tế
nông hộ không phải là đột biến mà nó diễn ra dần dần từng bước.Việc phân
loại nông hộ trang trại với nông hộ tiểu nông cũng mang tính ước lệ tương
đối. Ở nước ta, có ý kiến cho rằng phải phân biệt ở quy mô diện tích canh tác,
cũng có ý kiến khác nói rằng lấy giá trị nông sản hàng hoá, số đông các nhà
khoa học cho rằng nông hộ trang trại phải có quy mô đất canh tác cao hơn quy
mô trung bình mật độ trong vùng và số lượng nông sản hàng hoá phải đạt từ
70% trở lên.
1.1.1.2. Một số đặc trưng của kinh tế nông hộ
6
Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế cơ bản của nền nông nghiệp và hơn
thế nữa chúng còn là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặt điểm tổ chức
nông nghiệp bởi nó có những đặc trưng sau đây:
- Kinh tế nông hộ có sự gắn bó chặt chẽ giữa quan hệ sở hữu, quan hệ
quản lý và quan hệ phân phối.
- Các thành viên của nông hộ đều là người trong một gia đình, có chung
lợi ích, làm chung, ăn chung, cùng chia sẻ thuận lợi, khó khăn, thành công
hay rủi ro trong cuộc sống và trong lao động sản xuất. Chính vì vậy, ý thức
trách nhiệm của mỗi thành viên trong quá trình lao động sản xuất rất cao vì tự
giác, họ có ý thức của người chủ đối với ruộng đất, với cây trồng, vật nuôi,
với kết quả của quá trình sản xuất. Xét về sự phù hợp với đặc thù sinh học của
sản xuất nông nghiệp thì nông hộ là đơn vị kinh tế cơ bản phù hợp nhất, khó
có hình thức kinh tế nào có thể thay thế tốt hơn được.
- Kinh tế nông hộ có khả năng tự điều chỉnh rất cao, do có sự thống
nhất về lợi ích trong gia đình nên việc điều chỉnh giữa tích luỹ và tiêu dùng
được thực hiện một cách cơ động, có khi dành cả một phần sản phẩm tất yếu
để đầu tư và mở rộng sản xuất. Tính cơ động này làm cho kinh tế nông hộ có
khả năng thích ứng với sự thay đổi đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất.
Trong cơ chế thị trường, gặp điều kiện thuận lợi, hộ có khả năng mở rộng sản
xuất để có nhiều nông sản hàng hoá và khi các điều kiện không thuận lợi, sản
xuất gặp khó khăn, hộ có thể điều chỉnh cho phù hợp hoặc chuyển một phần
sản phẩm tất yếu thành sản phẩm thặng dư, có thể lấy công làm lãi để bảo
toàn vốn sản xuất, mặc dù có thể giảm tối đa nhu cầu tiêu dùng .
Mặt khác, kinh tế nông hộ có quy mô sản xuất tương đối nhỏ, phù hợp với
khả năng lao động và quản lý của gia đình, vì vậy nó là một đơn vị sản xuất gọn
nhẹ, linh hoạt thích ứng với sản xuất nông nghiệp trong cơ chế thị trường.
Đối với kinh tế nông hộ, có thể dễ dàng điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải
tiến kỹ thuật, sản xuất theo nhu cầu của thị trường hơn là những đơn vị kinh tế
có quy mô lớn như các nông trường, các xí nghiệp nông nghiệp, lâm trường…
7
nông hộ có khả năng tận dụng thời gian nông nhàn để tham gia vào các hoạt
động sản xuất phi nông nghiệp để tăng thêm thu nhập.Vì vậy, nhìn chung tính
hiệu quả của kinh tế nông hộ là tương đối cao, nó quy định sự tồn tại khách
quan, lâu dài của hình thức kinh tế nông hộ trong sản xuất nông nghiệp.
Là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ nhưng nó không hoạt động một cách
riêng biệt, không phải chỉ là kinh tế cá thể, mà nó có khả năng tồn tại với
nhiều hình thức sở hữu khác, có thể là thành viên của các tổ chức hợp tác hay
liên kết với các tổ chức kinh tế Nhà nước để làm tăng năng lực của mình.
Sản xuất của nông hộ luôn gắn liền với quy mô và đặc điểm môi trường
sinh thái đặc biệt là khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn. Nông hộ chưa
thể khắc phục được những bất lợi của thiên nhiên đem đến cho mình. Do vậy,
kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ thường hay gặp rủi ro. Sản phẩm tạo
ra có thời hạn sử dụng ngắn, chủ yếu mang tính chất tươi sống, cho nên trong
sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với chế độ bảo quản, vận chuyển, chế biến
thích hợp và phải có thị trường tiêu thụ.
Ngoài ra, còn có một số đặc trưng khác như kinh tế nông hộ vừa là đơn
vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng, kinh tế nông hộ là đơn vị tự nhiên tự
tạo nguồn lao động…
Do những đặc trưng như vậy mà nông hộ từ xa xưa cho đến nay, ở tất
cả các nước luôn là đơn vị kinh tế cơ bản của nền sản xuất nông nghiệp.
Từ một số đặc trưng nêu trên, chúng ta thấy nông hộ là một đơn vị kinh
tế tự chủ, là một bộ phận hợp thành nền kinh tế nhiều thành phần, trong thời
kỳ quá độ dưới sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước. Nông hộ được giao
quyền sử dụng đất lâu dài, cơ cấu sản xuất đa dạng, quy mô sản xuất canh tác
phù hợp nhiều ngành nghề dựa trên cơ sở lao động của gia đình. Trong quá trình
sản xuất kinh doanh, các nông hộ thường có nhu cầu quan hệ hợp tác với nhau
và với các thành phần kinh tế khác nhằm làm tăng thêm năng lực cho mình.
8
Với Quảng Nam, nông hộ ở Quảng Nam chiếm 79,1% tổng số hộ trong
toàn tỉnh, quy mô sản xuất, diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ 2,2 ha,
bình quân khẩu là 0,4 ha đất nông nghiệp. Phát triển sản xuất của nông hộ gắn
liền với đặc điểm từng vùng và từng khu vực phù hợp với điều kiện tự nhiên
từng vùng: ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi…
Quảng Nam đã xác định được vị trí và tầm quan trọng của nông hộ
trong sản xuất nông nghiệp và các hoạt động văn hoá – xã hội khác ở nông
thôn. Nhờ đó, phong trào hộ sản xuất giỏi ngày càng tăng, đã tích cực tiếp
thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi phong tục,
tập quán canh tác lạc hậu, từ đó đã góp phần to lớn vào dự phát triển nền kinh
tế của tỉnh nói chung và kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng, làm cho
đời sống nhân dân của tỉnh không ngừng được cải thiện.
1.1.2. Nhu cầu vốn với sự phát triển kinh tế nông hộ
1.1.2.1. Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam nói chung
và Quảng Nam nói riêng
Từ khi xác định nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, theo Luật đất đai
(1993) và Luật đất đai sửa đổi (2003) nông hộ được giao các quyền sử dụng
lâu dài về ruộng đất, đó là quyền được chuyển đổi, cho thuê, chuyển nhượng,
thừa kế, thế chấp, kinh tế nông hộ đã có bước chuyển biến mạnh mẽ theo
hướng đi lên sản xuất hàng hoá. Giá trị hàng hoá trên một đơn vị diện tích
ngày càng được nâng cao bằng cách tăng đầu tư, thâm canh, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng con vật nuôi, chuyển dịch cơ
cấu sản xuất theo hướng lựa chọn những cây con có giá trị cao, làm cho sản
xuất nông nghiệp từ thuần nông, độc canh cây lúa sang đa canh và kết hợp
trồng trọt và phát triển chăn nuôi với các loại giống cây, con gia súc, gia cầm,
thuỷ cầm, thuỷ sản có giá trị lớn hơn. Những vùng chuyên canh lúa cao sản,
lúa có giá trị hàng hoá cũng phát triển mạnh. Cơ cấu kinh tế dần dần chuyển
dịch theo hướng tỷ trọng ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ tăng lên.
9
Một số nông hộ từ thuần nông đã dần chuyển sang vừa làm nông nghiệp vừa
làm dịch vụ để có thêm thu nhập, một số hộ có điều kiện chuyển hẳn sang làm
ngành nghề phi nông nghiệp. Một số nông hộ có khả năng, có điều kiện vươn
lên lập các trang trại để sản xuất hàng hoá lớn.
Quan điểm đổi mới của Đại hội lần thứ VI, Đại hội lần thứ VII của
Đảng đã thực sự đi vào cuộc sống. Hợp tác hoá vẫn là con đường tất yếu,
khách quan để đưa nông nghiệp nước ta lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa,
kinh tế hợp tác vẫn là hình thức kinh tế phù hợp để chuyển nền nông nghiệp tiểu
nông lên nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Hợp tác hoá hiện nay theo quan
niệm mới hoàn toàn khác trước về tính chất, hình thức, quy mô và trình độ.
Quan niệm mới đó được vạch ra từ Nghị quyết Trung ương VI (khoá
VI) và được Luật hợp tác xã sửa đổi cụ thể hoá. Hợp tác có nhiều hình thức từ
thấp đến cao, mọi tổ chức sản xuất do người lao động tự nguyện góp vốn, góp
sức được quản lý dân chủ, đăng ký hoạt động theo pháp luật, không phân biệt
quy mô, tính chất đếu có hợp tác xã. Quá trình vận động và phát triển nông
nghiệp phải trên cơ sở lấy hoạt động nông hộ làm đơn vị kinh tế tự chủ, sản
xuất kinh doanh theo hướng hợp tác hoá, đa dạng hoá các hình thức, đan xen
với nhiều hình thức tổ chức sản xuất, nhiều hình thức hoạt động, nhiều trình
độ liên kết, hợp tác với nhau. Từ đó, dần dần phát triển và ra đời những quy
mô hợp tác xã mới đúng tính chất kinh tế hợp tác và đảm bảo nguyên tắc hợp
tác mà Lênin đã nêu ra (tự nguyện, quản lý dân chủ, cùng có lợi và giúp đỡ
lẫn nhau). Từ sự đổi mới về quan niệm đã dẫn đến đổi mới về hình thức tổ
chức và nội dung hoạt động của hợp tác xã ở nông thôn và do đó cũng sẽ là cơ
sở thuận lợi cho sự phát triển các hình thức kinh tế nông hộ đạt hiệu quả trong
sản xuất cao hơn, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế
nông nghiệp nông thôn của đất nước. Việc phát triển các hình thức kinh tế
hợp tác của nông thôn sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội đi lên theo
hướng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phù hợp với các quy luật khách
10