Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu tình hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu cầu treo tỉnh hà tĩnh.
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1905

Tìm hiểu tình hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu cầu treo tỉnh hà tĩnh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

----

TRẦN ĐỨC HIỂN

Tìm hiểu tình hình phát triển khu kinh tế cửa

khẩu Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận

được sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô giáo, bạn bè, của Ban quản lý

khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo - Phòng thống kê huyện Hương Sơn -

Văn phòng hành chính tổng hợp khu kinh tế của khẩu Cầu Treo và

huyện Hương Sơn. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban

giám hiệu trường ĐHSP Đà Nẵng, Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, cùng

tất cả thầy cô, bạn bè trong khoa Địa lí và các cơ quan, ban ngành tỉnh

Quảng Trị đã tạo mọi điều kiện cho em có thể hoàn thành bài hóa luận

tốt nghiệp này.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Thạc sĩ

Hoàng Thị Diệu Huyền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá

trình thực hiện và hoàn thành bài khóa luận này.

Trong quá trình làm bài khóa luận này, do còn nhiều khó khăn nên

đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý

kiến của tất cả các quý thầy cô để đề tài em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện

Trần Đức Hiển

3

PHẦN A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam mở cửa nền kinh tế vào năm 1986, bước vào giai đoạn hội nhập với

nền kinh tế toàn cầu hóa của thế giới. Việc mở rộng giao lưu với các nước trên thế

giới, và đặc biệt hơn sự mở rộng giao lưu và hợp tác toàn diện mạnh mẽ với các nước

trong khu vực Đông Nam Á, với sự mở cửa toàn diện của nền kinh tế xã hội của nước

nhà, sự giao lưu mở rộng buôn bán với các nước ngày càng phát triển. Vì vậy phải đề

ra các chiến lược phát triển kinh tế một cách hiệu quả. Một trong những chiến lược để

mở rộng giao lưu với các nước là việc xây dựng, mở rộng và phát triển các khu kinh tế

cửa khẩu.

Trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu hợp tác kinh tế của cả

nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, với sự phát triển trong mới năm qua của

tỉnh Hà Tĩnh việc mở rộng giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực ngày càng

được mở rộng. Đặc biệt là việc giao lưu buôn bán với các nước ở vùng phía tây tỉnh

Hà Tĩnh, và đối với nước bạn Lào anh em. Do vậy, ngày 15 tháng 9 năm 1998 Thủ

tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 177/1998/QĐ-TTg về việc áp dụng thí

điểm một số chính sách tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh. Kể từ đó đến

nay, diện mạo của KKT cửa khẩu Cầu Treo phát triển ngày càng năng động và đầy

triển vọng, mang lại một luồng gió mới cho sự phát triển vùng núi phía Tây nói riêng,

và toàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

Hà Tĩnh nói chung và khu vực phía Tây của tỉnh nói riêng, nền kinh tế còn

phát triển chậm, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó

khăn, việc giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực còn rất hạn chế. Vậy nên, việc

hình thành khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo – tỉnh Hà Tĩnh sẽ là động lực thúc đẩy sự

phát triển kinh tế vùng núi phía Tây của tỉnh Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, tạo điều

kiện cho giao lưu kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh Bắc Trung Bộ với thị trường

Lào và vùng đông bắc Thái Lan.

So với các khu kinh tế khác thì khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo còn có những

yếu kém về nhiều mặt nên vấn đề phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh và khu kinh tế

cửa khẩu Cầu Treo luôn được sự chỉ đạo và quan tâm sát sao của Đảng và Nhà nước.

Vậy khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo được hình thành và phát triển như thế nào? Tình

hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo mấy năm gần đây? Nó sẽ có những

đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh? Đây là lý do để tôi

4

chọn đề tài cho Khóa luận Tốt nghiệp: “Tìm hiểu tình hình phát triển khu kinh tế

cửa khẩu Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh ”

5

2 . Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

2.1 . Mục tiêu của đề tài

Đề tài tập trung vào nghiên cứu sự hình thành và tình hình phát triển của khu kinh

tế cửa khẩu Cầu Treo, và thấy được vai trò của nó đối với tỉnh Hà Tĩnh. Qua đó có

những đề xuất đối với sự phát triển của khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo.

2.2 . Tổng quan cơ sở lý luận của đề tài

- Phân tích, đánh giá các tiềm năng về tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sự

hình thành và phát triển của khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo.

- Tìm hiểu, nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, đưa ra những nhận định

về triển vọng phát triển và những đóng góp của khu kinh tế cho tỉnh Hà Tĩnh

3 . Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Quá trình làm đề tài chủ yếu dựa vào các tài liệu từ các phòng, ban của khu kinh tế

cửa khẩu Cầu Treo cung cấp. Ngoài ra là các cuốn sách viết về khu kinh tế cửa khẩu

Cầu Treo, các tài liệu về huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Bên cạnh đó là Quyết định,

Nghị quyết của Trung ương và các bài báo cáo, chỉ đạo từ các Hội tháo, Hội nghị về

khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo. Ngoài ra còn có các tài liệu, các bài báo cáo liên quan

đến đề tài nghiên cứu:

- Trịnh Tất Đạt, Tác động kinh tế xã hội của mở cửa biên giới (Nghiên cứu

trường hợp thị xã Lạng Sơn và thị trấn Đồng Đăng), Nxb Chính trị Quốc gia, H.2002.

- Nguyễn Minh Hiếu, Bước đầu tìm hiểu kinh tế cửa khẩu Việt Nam’’, Kỷ yếu

hội thảo khoa học, trong địa lý học – Những vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường

trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa’’, ĐHSP.TP. HCM, TP. HCM 2004

- Đề tài nghiên cứu “ Tìm hiểu tiềm năng khu kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh và

triển vọng thu hút đầu tư phát triển một số nghành công nghiệp chủ yếu’’ của sinh

viên Đặng Thị Xuân, khóa 2005 – 2009

- Đề tài nghiên cứu “ Tìm hiểu sự hình thành và phát triển khu kinh tế Nhơn Hội

tỉnh Bình Định. Ảnh hưởng của nó đến KTXH địa phương” của sinh viên Trương Thị

Hiền, khóa 2006 - 2010

- Đề tài nghiên cứu “ Tình hình dân số và vấn đề việc làm ở huyện Hương Sơn,

tỉnh Hà Tĩnh. Định hướng và giải pháp tới năm 2015” của sinh viên Lê Thị Tuyết

Nga, khóa 2007 – 2011

Về khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có các bài viết trên các báo như Hà

My với bài viết “Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo:Tiềm năng đang được đánh

thức” Đăng trên báo baodautu.vn ngày 11/08/201 Hữu Tuấn với bài viết “ Khu kinh tế

cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo: Bước chạy đà hoàn hảo” Đăng trên báo baodautu.vn

ngày 18/02/2012

6

Ngoài ra còn có các bài báo cáo về tình hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu

Cầu Treo của ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn, của ban quản lý khu kinh tế cửa

khẩu Cầu Treo. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về tình hình

phát triển khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu :Tình hình phát triển và triển vọng phát triển cũng như

vai trò đối với sự phát triển KT- XH cho tỉnh Hà Tĩnh

- Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi không gian : Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo

+ Nội dung: Tập trung tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động kinh tế của cửa khẩu Cầu

Treo

+ Thời gian : Từ năm 1998 đến tháng 3 năm 2012 định hướng tới năm 2020

5. Quan điểm nghiên cứu

5.1. Quan điểm tổng hợp

Đây là quan điểm cần vận dụng khi nghiên cứa một lãnh thổ nhất định. Đối với

khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo cũng có nhiều phân hệ, đó là phân hệ tự nhiên, KT –

XH và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các phân hệ. Mỗi phân hệ lại có cấp thấp

hơn, tồn tại, hoạt động phát triển theo quy luật riêng của chúng. Vận dụng quan điểm

này, khi nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo phải đặt nó trong điều kiện tự

nhiên, KT – XH, các nguồn lực khác của huyện, tỉnh để từ đó cho ta cách nhìn đầy đủ

và toàn diện, khách quan về khu kinh tế.

5.2. Quan điểm lãnh thổ

Áp dụng quan điểm này sẽ cho ta thấy quá trình Quy hoạch tổng thể và phát

triển khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo phải dựa trên điều kiện tự nhiên, KT – XH, mối

liên quan liên vùng với cả nước để có sự xây dựng và phân bố hợp lý, đem lại hiệu quả

cao.

Quá trình thực hiện và phát triển khu KTCK Cầu Treo được thực hiện trong

một vùng lãnh thổ rộng lớn của khu vực huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

5.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh

Mỗi hệ tự nhiên, dân cư, KT-XH trên một khu vực lãnh thổ cụ thể đều có nguồn

gốc phát sinh và phát triển của nó . Qúa trình ấy có thể bắt đầu từ trong quá khứ, mà ở

hiện tại vẫn đang tiếp diễn và sẽ kéo dài đến tương lai. Đứng trên quan điểm lịch sử,

phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá hiện tại là cơ sở để đưa ra những định hướng

xác thực về xu hướng phát triển trong tương lai. Vì thế khi nghiên cứu về khu kinh tế

cửa khẩu Cầu Treo cần vận dụng quan điểm này trong việc phân tích các điều kiện,

quá trình hình thành cũng như xu hướng phát triển.

7

5.4 Quan điểm phát triển bền vững

Môi trường tự nhiên và con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi

nghiên cứu về sự hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo phải gắn với

việc sử dụng, khai thác hợp lý điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nhằm đem lại

hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu

Khi làm đề tài này nguồn tài liệu thu thập được bao gồm

- Tài liệu dạng thành văn: các Quyết định, công văn của Trung ương và địa

phương, các bài báo cáo, công trình nghiên cứu, dự án phát triển, sách báo cùng các số

liệu điều tra cơ bản, số liệu thống kê từ BQL cấp.

- Tài liệu dạng bản đồ : Bản đồ tự nhiên, bản đồ hành chính, bản đồ quy hoạch

của khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, và huyện Hương Sơn

6.2 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Phương pháp này cho phép thu thập các thông tin về số lượng, chất lượng, phân

bố, thực trạng khai thác của khu vực nghiên cứu. Đồng thời sau khi nghiên cứu, điều

tra, đánh giá, phương pháp bản đồ còn được sử dụng để thể hiện sự phân bố về số

lượng, chất lượng, khả năng tồn tại và khai thác của đối tượng nghiên cứu.

Biểu đồ là công cụ để thể hiện tình hình phát triển của một đối tượng, hay sự thay

đổi về chất và lượng của một đối tượng nghiên cứu nào đó, qua đó cho ta một cái nhìn

tổng quan về sự thay đổi của đối tượng đó.

6.3 Phương pháp khai thác phần mềm hệ thống thông tin

Các thông tin, số liệu thu thập được để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài đều

được xử lý bới phần mềm Excel, Mapinfo,…để thể hiện các phân tích, đánh giá, so

sánh và tình hình phát triển kinh tế của vùng.

6.4 Phương pháp thực địa

Đây là phương pháp có tác dụng lớn, giúp ta xác định được vị trí đối tượng, thấy

được đặc điểm tự nhiên, sinh thái của địa điểm nghiên cứu. Tiếp cận các vấn đề một

cách chủ động, tích cực, điều tra, ghi chép, mô tả đặc điểm bên ngoài của các đối

tượng. Thăm dò ý kiến các cơ quan chuyên môn, nâng cao hiểu biết thực tế, tạo khả

năng vận dụng các kết quả thu thập được vào nghiên cứu.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!