Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tìm hiểu phong tục thờ cúng của người Việt ứng dụng trong cuộc sống và kinh doanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
’ '. ^ 1
Ị s- Ị',.-
ịn^~
cĩ
9NQS 3003 9N0U1
ífìn'ì(^fj ln>íf J
II 9 l ị l A IP H
» P H I 0 Õ N
^ríì f^ iờ iề ^ n jfỊj
n B IH IN IỈ
E ỈE l EJẼ] B ỉc l B ỈẼl B ỈẼ l E ỈE l BỈE] B ỈẼl B ỈẼ l EHỈcl B ỈE] BJẼ] C IẼ] [Híc] B ỈẼ] B ỈE l B ỈE l E ỈE l B ỈEI
'X>iểẨL ^ h ũ n ạ . 0'íLe
THỜ CÚNG CỦA NGƯdl V IỆT
(ĩ€ng, ^ u n ạ .
TRONG CUỘC SỐNG và KINH DOANH
KIM QUÝ
(Sưu tẩm và hệ thống hóa)
Q ì m 'T ô lể it
CỦA NGƯỠI V IỆT
&
KINH DOANH
NHÀ XUẤT BÂN LAO ĐỘNG
LỜI NÓI ĐẦU
ăn hóa Việt Nam là một nền văn hóa độc đáo, phong phú và
đa dạng, bởi đây là một nền văn hóa có sự hỗn dung văn hóa
của các dân tộc anh em sống, làm việc trên đất nước Việt
Nam và tiếp biến văn hóa Dông - Tây.
Tỉnh độc đáo và phong phú của văn hóa các cộng đồng
dân tộc Việt Nam, thể hiện â nhiều phương diện, ở nhiều truyền thống; một trong các
phương diện ấy là tục thờ cúng.
Cộng đồng dân tộc Việt trong từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể, ở trong tâm
thể chung hay các tâm thế riêng được quy định bởi những quy định khác nhau đều
lưu giữ và hành động thực hiện một cách sốt sắng tập tục mang đậm tỉnh chất tâm
linh này trong sự tự nguyện và thành kính. Trong tâm thức họ, luôn xác tín một niềm
tin về sự bất tử của các linh hồn và giữa cõi sống (dương) với cõi chết (âm) luôn
luôn tồn tại những sự tương tác qua lại. Mặc dù, đối với mỗi hình thức thờ cúng khác
nhau sẽ tạo ra những thụ cảm khác nhau trong quan niệm của những người hành lễ.
Thế nhưng, trên hết, điều đặc biệt là, thờ cúng đã trở thành một nguyên tắc, một
chuẩn mực, là một phần quan trọng không thể tách rời trong đời sống - xã hội của
người Việt Nam.
TÌM HIỂU PHONG TỤC THỜ CÚNG CỦA NGƯỜI VIỆT - ỨNG DỤNG TRONG
CUỘC SỐNG VÀ KINH DOANH là một cuốn sách được chúng tôi biên soạn trên cơ
sở sưu tầm, tập hợp có chọn lọc từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, đã được công bố
trên các phương tiện thông tin đại chúng, với hy vọng sẽ cung cấp những thông tin
cần thiết, hữu ích để người đọc có thể hiểu rõ hơn về một trong những truyền thống
văn hóa lâu đời của dân tộc ta và ứng dụng vào trong các hoạt động cụ thể thường
nhật của mình, nhằm hướng tới, và đạt được những điều tốt đẹp nhất, nhân bản
nhất.
Trong quá trình biên soạn, do những điều kiện chủ quan và khách quan, chúng
tôi chưa có điều kiện liên hệ với các tác giả - những người mà chúng tôi vô cùng
hàm ơn, để xin phép về việc sử dụng tư liệu. Chúng tôi thành thật mong nhận được
sự lượng thứ từ quý các tác giả.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình đến quý các tác giả và xin trân
trọng giới thiệu đến bạn đọc.
BAN BIÊN SOẠN
Chương một
TÌM HIỂU VỀ TẬP TỤC
THỜ CÚNG ở VIÊT NAM
I. TẬP TỤC DÂNG HƯƠNG TRONG
VÀN HÓA TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT
1. VĂN HÓA HƯƠNG VÀ TỤC DÂNG HƯƠNG
Văn hóa hương trong tâm linh người Việt
Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân Á Đông bất kể
lứa tuổi nào và sống ỏ nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn
hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và
thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Á Đông đều tin
rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu
hình và vô hình với nhau. Tuy nhiên về mặt tâm linh, có người vẫn còn hiểu một
cách mơ hồ, nhất là về ý nghĩa dâng hương theo truyền thống của ông bà. Thậm
chí ngày nay có người còn không biết vì sao trong nhà mình có một bàn thờ với
những pho tượng, hình ảnh Chư Phật Bồ Tát, thần thánh hoặc tổ tiên. ' '
Dâng hương là gì?
“Dâng” có nghĩa là đưa lên một cách cung kính, tiếng Anh gọi là “oííering”. Và
từ “hương” có nghĩa là mùi thơm, thông thường là một vật dùng đốt lên để cúng các
đấng thiêng liêng, cũng được gọi là hương và trầm, tiếng Anh là “incense”. Từ
“incense” bắt nguồn từ ngôn ngữ Latin, và động từ “incendere” - có nghĩa là “thắp
cháy lên”
Sự đặc biệt của nén hương đối với mỗi người dân Việt
Chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống
không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết. Ngày cuối năm đi sắm Tết, không ai
quên mua trăm hương vể thắp cho ông bà, tổ tiên mình. Nén hương được thắp lên
mọi người đều cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ lễ phẩm
bình thường mà nó đã trỏ thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người
dân Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo
nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Mùi hương là mùi thơm quen thuộc trong nhà hằng triệu triệu người Á Đông - là
mùi thơm đặc biệt của ngày đẩu năm đi chùa lễ Phật. Chúng ta luôn bắt gặp những
hình ảnh rất quen thuộc: những cụ ông, cụ bà, nam thanh, nữ tú, tay cầm hương
khấn vái cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, phúc lộc thọ khang ninh...
Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan, mà là một nét đẹp văn hóa
tổn tại từ lâu đời.
Lược sử về hình thức đốt hương
Theo lịch sử ghi lại, việc đốt hương xuất hiện ỏ Ấn Độ cách đây khoảng 5700
năm. Đến năm 618, vào đời nhà Tần mới có một vị Tăng đem hương trầm qua
Trung Quốc, từ đó hình thức đốt hương được phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất
vào đời nhà Minh, sau đó được phổ biến đến khắp các nước láng giềng. Có thể nói
hình thức đốt hương phổ biến nhất ở Nhật Bản, tại đây họ lại chế thêm nhiều cách
đốt hương: sản phẩm quen thuộc nhất là nén trầm hình tròn đầu nhọn vào thế kỷ
XVII, ngày nay vẫn còn dùng. Nhiều tài liệu cho thấy việc đốt hương đã có từ thời
sơ khai. Trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập có rất nhiều những hình vẽ hoặc
hình chạm trên tường mô tả nghi thức này.
Ngày nay việc đốt hương đã trở thành một tập quán trong các ngày lễ hội như
Rằm tháng bảy, lễ Vu lan, Vía Quán Thế Âm, ngày Tết hái lộc đầu năm, Phật đản
và những ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám tang, đám cưới, tân
gia... dùng để cúng những vị như Phật Bà Quán Âm, ông Bà, Tam Tiên ông: Phúc
Lộc Thọ, Thổ Địa, Táo Quân, Thần Tài...
Lợ/ ích và tác dụng của nén hương
Từ ngàn xưa, khi mới khám phá ra lửa, con người đã bắt đầu phát hiện ra một
điều lạ lùng, đó là khi ngọn lửa cháy lên sẽ tỏa ra mùi thơm đặc biệt tùy theo vật
liệu dùng để đốt. Người ta đã biết dùng hương đèn để trị bệnh cho thân thể và cả
bệnh tâm lý. Khi đốt hương đèn, khói hương nghi ngút tạo nên không khí thanh tịnh,
ấm áp và trang nghiêm hoặc tạo không khí trong sạch trong những căn phòng lạnh
lẽo của người qua đời hoặc lâm trọng bệnh.
Thông thường, người ta thắp hương là để khẩn thiết cúi đầu mong tấm lòng
thành kính của mình sẽ quyện theo làn khói thơm hướng về cõi thiêng liêng hoặc
xông lên tận ngai vàng của Đức Chúa Trời hoặc một đấng nào khác.
2. NGHI THỨC DÂNG HƯƠNG
Khi thắp hương nên thắp mấy nén?
Người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) lúc thắp hương, nhưng cũng
có trường hợp người ta đốt cả nắm hương chứ không chú trọng vào ý nghĩa con số.
Còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn.
Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau: đó có thể là
9
Tam bảo (Phật - Pháp - Tăng),
Tam giới (Dục giới, sắc giới và Vô sắc giới),
Tam thời (Quá khứ - Hiện tại - Vị lai),
Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ)
Nén hương, cũng có thêm một ý nghĩa đặc biệt khác nữa, đó là thắp hương để
nhớ đến sự vô thường. Vô thường là từ Hán-Việt, tức là không vĩnh viễn, cho nên
lúc nén hương tắt cháy thì cũng tượng trưng cho đời người tắt cháy, ngắn ngủi vô
thường như thời gian của nén hương... Tàn tro của hương nhắc nhỏ chúng ta chớ để
thời gian trôi qua, uổng phí tháng ngày.
Ý nghĩa của tục dâng hương với nhà Phật và các tôn giáo khác
Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng, gổm có:
Hương, Hoa, Đăng, Trà, Quả, Thực (Hương, Bông, Đèn, Trà, Trái, Thức ăn). Tuy
nhiên nhiều người không rõ về ý nghĩa sâu xa của việc cúng Phật nên bày biện đủ
thức ăn uống như yến tiệc, làm sai lạc ý nghĩa.
Theo quan niệm của Phật giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương nghi
ngút, không cần cỗ bàn yến tiếc tiệc thịt cá, lợn quay linh đình... Đủng ý nghĩa sự
cúng Phật thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong là
đủ. Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của
tất cả con người. Ngoài những nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên,
chúng ta còn có thể dùng đức tin của mình thắp lên những nén Tâm hương - tức là
hương từ trong tâm. Bỏi vậy mới có năm thứ hương dùng để cúng đường chư Phật:
Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương,
Không chỉ Phật giáo, mà cả các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo cũng dùng
hương trong các ngày lễ của mình. Người Thiên Chúa giáo xông hương trong các
thánh lễ, trước bàn thờ, trước cuốn Kinh Thánh, mình Thánh, rượu Thánh và cả linh
cữu của người đã mất... Trước thời Chúa Giê-su (Jesus), những hương liệu như loại
trầm “trankincense” có giá trị hơn cả vàng bạc châu báu. Đó là vì cổ nhân tin rằng
những loài cỏ cây thơm là do chư Thiên ban cho từ trên cao và đã thấm nhuần
hương thơm của Đức Chúa Trời.
Những tôn giáo khác như Ấn Độ giáo (Hinduism) thì lại dùng hương để thư giãn
và tập trung hơi thỏ lúc ngồi Thiền. Trong khi đó, dạo Phù Thủy (VViccanism) dùng
hương để trỏ về với sức sống thiên nhiên để cảm thông với các vị nữ thần như
Aphrodite. Trái lại, theo đạo Không (Contucianism) thì khói hương tượng trưng cho
Đại Trượng Phu - chỉ bay lên chứ không bao giờ lặn xuống.
10
ở nhiều vùng thuộc Nam bộ, người ta còn thắp hương cho từng gốc cây, góc
nhà với quan niệm mọi vật đều có đời sống tâm linh của nó, cũng như là để thần
thánh, hoặc vong/ hương linh hút và sức lực để hiển linh.
Một điểu chúng ta phải cần ghi nhớ là mỗi lần dâng hương trước bàn thờ:
không những dâng hương bằng tấm lòng thành kính của mình, mà còn phải có
chính niệm. Nên cắm từng nén hương với hai tay và cắm cho ngay thẳng, tượng
trưng cho tấm lòng ngay thẳng để lưu lại tiếng thơm với đời tỏa khắp nơi.
11
II. NGHI THỨC HÀNH LỄ TRONG
TẬP TỤC THỜ CÚNG ở VIỆT NAM
1. TÌM HIỂU VỀ NGHI THỨC CÚNG, KHẤN, VÁI, LẠY TRONG TẬP
TỤC THỜ CÚNG
Nghi thức cúng là gì?
Khi có giỗ Tết, gia chủ bày hoa (bông) quả, nước, rượu, cỗ bàn, chén bát, đũa,
muỗng (thìa) lên bàn thờ rồi thắp hương (hương), thắp đèn, đốt nến (đèn cầy),
khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn, và cầu phúc lành. Đây là nghĩa rộng
của cúng. Trong nghĩa bình thường, cúng là thắp hương (hương), khấn, lạy và vái.
Nghi thức khấn là gì?
Khấn là lời cầu khẩn lầm rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan
đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên
những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa. Sau khi khấn, người ta thường
vái vì vái được coi là lời chào kính cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy. Trong
Truyện Kiều, Nguyễn Du dùng từ khấn vái trong câu “Lầm rầm khấn vái nhỏ to/
Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra”.
Nghi thức vái là gì?
Vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay
thế cho lạy ở trong trường hỢp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa
lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn
tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp,
người ta vái 2, 3, 4, hay 5 vái.
Nghi thức lạy là gì?
Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác
đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình. Có hai thế lạy: Thế lạy
của nam giới và thế lạy của nữ giới. Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5
lạy. Mỗi trường hỢp đều mang ý nghĩa khác nhau.
Thế lạy của nam nữ khác nhau như thế nào?
- Thế lạy của nam giới: Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với
tất cả tâm hổn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của
mình. Thế lạy của nam giới là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước
12
ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống
gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời
quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay
theo thế phủ phục. Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên
đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa vể phía trước ngang với đầu gối chân phải
đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng
với chân trái đứng ỏ thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số
lạy. Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra. Có thể quì bằng chân phải hay chân trái
trước cũng được, tùy theo thuận chân nào thì quì chân ấy trước. Có điều cần nhớ là
khi quì chân nào xuống trước thì khi chuẩn bị cho thế đứng dậy phải đưa chân đó về
phía trước nửa bước và tì hai bàn tay đã chắp lại lên đầu gối chân đó để lấy thế
đứng lên. Thế lạy theo kiểu này rất khoa học và vững vàng, sỏ dĩ phải quì chân trái
xuống trước vì thường chân phải vững hơn nên dùng để giữ thế thăng bằng cho
khỏi ngã. Khi chuẩn bị đứng lên cũng vậy. sỏ dĩ chân trái co lên đưa về phía trước
được vững vàng là nhờ chân phải có thế vững hơn để làm chuẩn.
Thế lạy phủ phục của các nhà sư rất khó. Các thầy phất tay áo cà sa, đưa hai
tay chống xuống ngay mặt đất, đồng thời quì hai đầu gối xuống luôn. Khi đứng dậy
các thầy đẩy hai bàn tay lấy thế đứng hẳn lên mà không cần phải để tay tỳ lên đầu
gối. Sở dĩ được như thế là nhờ các thầy đã tập luyện hằng ngày mỗi khi cúng Phật.
Nếu thỉnh thoảng mới đi lễ chùa, mọi người phải cẩn thận vì không lạy quen mà lại
bắt chước thế lạy của mấy thầy thì rất có thể mất thăng bằng.
- Thế lạy của nữ giới: Thế lạy của các bà là cách ngồi trệt xuống đất để hai
cẳng chân vắt chéo vể phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân
trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo
sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước
ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống.
Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và
để đầu lên hai bàn tay. Giữ ỏ thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để
lấy thế ngồi thẳng lên đồng thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần
đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần. Lạy xong thì đứng lên và vái ba
vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy. Cũng có một số bà lại áp dụng thế lạy theo cách
quì hai đầu gối xuống chiếu, để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên
đầu rồi giữ hai tay ỏ thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu
thì xòe hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay. Cứ tiếp tục lạy
theo cách đã trình bày trên. Thế lạy này có thể làm đau ngón chân và đầu gối mà
còn không mấy đẹp mắt.
Thế lạy của nam giới có vẻ hùng dũng, tượng trưng cho dương. Thế lạy của các
bà có tính cách uyển chuyển tha thướt, tượng trưng cho âm. Thế lạy của nam giới
có điều bất tiện là khi mặc âu phục thì rất khó lạy. Hiện nay chỉ có mấy vị cao niên
13
còn áp dụng thế lạy của nam giới, nhất là trong dịp lễ Quốc Tổ. Còn phần đông,
người ta có thói quen chỉ đứng vái. Thế lạy của nam giới và nữ giới là truyền thống
rất có ý nghĩa của người Việt ta. Nó vừa thành khẩn vừa trang nghiêm trong lúc
cúng tổ tiên. Nếu muốn giữ phong tục tốt đẹp này, các bạn nam nữ thanh niên phải
có lòng tự nguyện. Muốn áp dụng thế lạy, nhất là thế lạy của nam giới, ta phải tập
dượt lâu mới nhuần nhuyễn được. Nếu đã muốn thì mọi việc sẽ thành.
2. Ý NGHĨA CỦA số LẦN LẠY VÀ VÁI
Số lần lạy và vái đều mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Sau đây chúng tôi xin trình
bày vể ý nghĩa của vái và lạy. Đây là phong tục đặc biệt của Việt Nam
- Ý nghĩa của 2 lạy và 2 vái:
Lời khấn vái là lời nói chuyện với người quá cố, do đó lời khấn là tấm lòng của
người còn sống có thể khấn sao cũng được Hai lạy dùng để áp dụng cho người
sống như trong trường hỢp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Khi đi phúng điếu, nếu là vai
dưới của người quá cố như em, con cháu, và những người vào hàng con em ta nên
lạy 2 lạy. Nếu vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. Ý nghĩa của ba vái này,
như đã nói ỏ trên là lời chào kính cẩn, chứ không có ý nghĩa nào khác. Nhưng trong
trường hỢp người quá cố còn để trong quan tài tại nhà quàn, những người đến
phúng điếu, nếu là vai trên của người quá cố như các bậc cao niên, hay những
người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì....của người quá cố, thì chỉ đứng để
vái 2 vái. Khi quan tài đã được hạ huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người
quá cố 4 vái. Theo nguyên lý âm dương, khi chưa chôn, người quá cố được coi như
còn sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy này tượng trưng cho âm dương nhị khí hòa hợp
trên dương thế, tức là sự sống. Sau khi người quá cố được chôn rồi, phải lạy 4 lạy.
- Ý nghĩa của 3 lạy và 3 vái:
Khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng. Phật ỏ
đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là
điều chính đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh. Đây là
nói vể nguyên tắc phải theo. Tuy nhiên, còn tùy mỗi chùa, mỗi nơi, và thói quen,
người ta lễ Phật có khi 4 hay 5 lạy. Trong trường hỢp cúng Phật, khi ta mặc đồ Âu
phục, nếu cảm thấy khó khăn trong khi lạy, ta đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn
thờ Phật.
- Ý nghĩa của 4 lạy và 4 vái:
Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần. Bốn lạy
tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, bốn phương (Đông: Thuộc dương, Tây: Thuộc
âm, Nam: Thuộc dương, và Bắc: Thuộc âm), và tứ tượng (Thái dương, Thiếu dương,
Thái âm, Thiếu âm). Nói chung, 4 lạy bao gồm cả cõi âm lẫn cõi dương mà hồn ỏ
14
trên trời và phách hay vía ở dưới đất nương vào đó để làm chỗ trú ngụ. Bốn vái
dùng để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần, khi không thể áp
dụng thế lạy.
- Ý nghĩa của 5 lạy và 5 vái:
Ngày xưa người ta lạy vua 5 lạy. Năm lạy tượng trưng cho Ngũ hành (Kim, Mộc,
Thủy, Hỏa và Thổ), vua tượng trưng cho trung cung tức là hành thổ màu vàng đứng
ở giữa. Còn có ý kiến cho rằng 5 lạy tượng trưng cho bốn phương (Đông, Tây, Nam,
Bắc) và trung ương, nơi nhà vua ngự. Ngày nay, trong lễ giỗ Tổ Hùng vương, quí vị
trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy vì Tổ Hùng Vương là vị vua khai sáng giống nòi
Việt. Năm vái dùng để cúng Tổ khi không thể áp dụng thế lạy vì quá đông người và
không có đủ thì giờ để mỗi người lạy 5 lạy. Phong tục có đươc là do thói quen mà
mọi người đã chấp nhận.
3. t Im h iể u đ ặ c t r ư n g c ủ a n g h i t h ứ c t ể lễ
Tế lễ có tỉnh tập thể
Tập thể ỏ đây có thể là quốc gia, làng xã; có thể là một cộng đồng hay một hội
đoàn. Như vậy, tế cũng là cúng nhưng hình thức và nghi thức to lớn hơn cúng (cho
gia đình, họ tộc). Tế thường có âm nhạc và có một ban tế gồm nhiều người, nhiều
chức sắc...
Tế lễ và cúng có khác nhau?
Tế lễ có 2 điểm khác với khấn và cúng;
- Tế lễ là cuộc dâng lễ vật một cách long trọng lên những vị Thần lớn như; Trời,
Đất, Mùa Màng, Đức Không Phu Tử, Hai Bà Trưng, Đức Thánh Trần, Đức Tả quân
Lê Văn Duyệt, các vị Thần Thành hoàng của làng xã...
- Tế lễ còn được tổ chức một cách trọng thể với cờ xí, nhạc lễ và phẩm phục.
Phẩm vật tế lễ là vật tam sinh: bò, dê, heo.
Mỗi buổi tế gọi là một diên tế. Thông thường có 2 diên tế; Túc Yết và Đoàn Cả
(còn đọc là Đàn Cả):
- Túc: Đêm (trực túc: gác đêm); yết; Ra mắt. Túc Yết là “lễ hương chức làng
dâng lễ ra mắt các vị Thần trong lúc “Kỳ Yên”. Như thế, đúng ra diên tế Túc Yết
phải cử hành về đêm hay ít ra là vào buổi chiều.
- Đoàn: Một đám người đông đảo; cả: Lớn, đông. Đoàn cả là sự tề tựu đông
đủ dân làng và khách thiện tín để tế lễ Thần. Đoàn cả là diên tế chính trong dịp lễ
Kỳ Yên tại các đình làng cũng như trong lễ giỗ của các miếu thờ Thần.
Thành phần ban tế
- Chủ tế (còn gọi là chủ tế, hay chánh tế); Chủ chủ tế trì nghi lễ là người cao
15
niên có phẩm hàm hay đỗ đạt cao nhất làng hoặc là ông tiên chỉ, ông nhất đám của
làng... hay một nhân sĩ có uy tín của hội đoàn.
- Bồi tế: Hai (hoặc bốn) người bồi tế giúp chủ tế và cứ trông chủ tế mà lễ sao
làm vậy.
- Đông xướng, Tây xướng: Hai người Đông xướng và Tây xướng đứng đối diện
hai bên hương án xướng (đọc) nghi thức hành lễ. Đây là người giữ vai trò người điều
khiển chương trình của buổi lễ.
- Nội tán: Hai Nội tán đứng hai bên chủ tế hướng dẫn ra vào và trợ xướng.
Nhiều trường hỢp, để cho đơn giản tiện sổ sách, vai trò hai Đông xướng và Tây
xướng được hai Nội tán kiêm nhiệm...
- Chấp sự: Những người chấp sự đứng hai bên lo việc điếu đóm (dâng hương,
dâng rượu, chuyển chúc, đọc chúc...)
- Đổng văn; Người lo việc đánh chiêng trống.
Nghi thức tế trải qua 4 giai đoạn
- Thứ nhất là nghênh thần: Chủ tế lễ 4 lễ.
- Thứ hai là hiến lễ: Dâng lễ 3 lần, mỗi lần chủ tế và bồi tế đều quỳ để hiến lễ,
đọc văn tế (đọc chúc).
- Thứ ba là ẩm phúc và thu tộ: Chủ tế nhận lộc thần linh ban.
- Thứ tư là lễ tạ: Chủ tế lễ 4 lễ.
Cách thức ăn mặc và động tác trong tế từ lâu đã được cung đình hóa.
Vái lạy trong các nghi thức tế lễ
“... Từ đời xưa, vua đối với bầy tôi, bố vợ đối với chàng rể, người tôn trưỏng với
kẻ ti ấu đều phải lạy đáp lễ... Đến đời nhà Tần mới đặt ra lễ “tôn quân ti thần”, nên
thiên tử không đáp lạy bầy tôi nữa... Từ quan khanh sĩ trỏ xuống đều theo cổ lễ mà
đáp lễ kẻ ti ấu (bề dưới), nếu kẻ ti ấu chối từ, mới dùng lễ túc bái đáp lại. Còn vái là
nghi thức lúc đã lễ xong... Nước ta xưa kia có chốn công đường có lễ tông kiến, kẻ
hạ quan, cũng vái bậc trưòng quan. Gần đây những kẻ hiếu sự không biết xét đến
cổ điển lại cho là lễ của tôn trưỏng đối với kẻ ti ấu, còn kẻ ti ấu đối với tôn trưỏng
không được vái, chỉ lạy xong là cứ đứng thẳng và lùi ra...” (Trích Vũ trung tùy bút
của Phạm Đình Hổ trang 174).
Theo đoạn văn trích dẫn trên ta thấy vái lạy là một phép xã giao, không chỉ vái
lạy người trên mà người trên cũng vái lạy đáp lễ. Từ lạy nhau chuyền sang vái nhau
trong buổi tương kiến, đến nay ta tiếp thu văn hóa phương Tây vẫn giữ được phép
tôn ti (tôn trưởng, ti ấu).
16
Theo phong tục lễ giáo thì bề dưói phải chủ động chào bề trên trước, trẻ chào
già trước, trò chào thầy trước. Nếu bề trên không chào lại người dưới, thầy không
chào lại trò, tức là không đáp lễ, thì cũng bất lịch sự chẳng khác gì từ chối người
khác, làm cho người đưa tay trước ngượng ngùng và bất bình. Không biết vái, chào
lại người khác là đã tự làm mất đi phong cách lịch duyệt của chính mình.
Theo Đạo giáo (Lão giáo), chủ trưdng “tay trái” là “tay tôn kính” vì theo tập quán
“Người nước Sở trọng tay trái, mà Lão Tử lại là người nước sỏ”, ví thế nên “phía bên
trái” được coi trọng.
Khi cúng tế, người ta dùng tay trái để cắm hưong vào lư hưdng. Khi quì lạy, bàn
tay phải nắm lại, bàn tay trái bao nắm tay phải, đưa hai tay lên giữa hai lông mày rổi
quì xá xuống đất. Khi lạy xuống thì quì gối phải trước rồi mới tới gối trái. Khi đứng
lên thì gối trái co lên trước kế đến gối phải rồi toàn thân đứng lên. Cũng có ndi quì
hai gối xuống và lên cùng một lúc. Phật giáo khi lạy thì chấp hai bàn tay lại rồi xá
xuống, còn Đạo giáo thì nắm bàn tay như trên, hai bên có hình thức khác nhau.
Ngày xưa, người ta lấy hình thức “bốn lần quì thực hiện tám lần xá” gọi là “lễ
kính tối cao”. Nữ cư sĩ thì lạy có khác với nam cư sĩ, hai gối quì một lượt, nắm tay chỉ
cần đưa ngang cổ rồi xá xuống một cách nghiêm cẩn là được.
Tư thế thắp hương lễ bái là, tay phải cẩm hưdng, tay trái bao ngoài tay phải,
đưa lên ngang ngực (không cần phải đưa lên tới ngang hai lông mày hoặc lên khỏi
đầu). Đầu hưdng hdi nghiêng xéo một chút, nếu xá cao cũng không đưa hưđng quá
hai lông mày, nếu xá thấp thì từ ngực xá xuống, giống như vẽ thành một nửa vòng
tròn.
Nếu không cầm hưđng thì hai tay nắm lại như trên, đưa lên ngang ngực, đầu cúi
xuống thành nửa vòng tròn.
vể mặt phẩm vật cúng tế, Đạo giáo chọn “tứ hỉ ngũ quả”, cúng đường bốn
món, sáu món, bảy món hoặc mười món, không có chủ trưdng giết lợn, mổ dê để
củng tế.
- Tứ hì gồm: Trà, rượu, mì sỢi, cdm.
- Bốn món cúng đường là: Hoa, nước trà, hưdng, đèn sáp.
Trong đó, hưđng tượng trưng cho sự “vô vi”, hoa tượng trưng cho “tự nhiên”,
nước trà tượng trưng cho “thanh tịnh”, đèn sáp tượng trưng cho sự “thuận hóa, biến
hóa theo chiều thuận”, nghĩa là bốn món nêu lên ý niệm cđ bản của Đạo giáo:
“thanh tịnh, vô vi, tự nhiên, thuận hóa”.
- Bảy món cúng đường là; Hướng, hoa, đèn sáp, nưổc trà, trái cây, cdm, âm
nhạc.
- Mười món cúng đường là: Hưdng, đèn, hoa, trái, trà, cđm, rau cải, vàng bạc,
17