Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu phong trào đấu tranh chính trị ở huyện hòa vang giai đoạn 1961 - 1965.
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
856.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1093

Tìm hiểu phong trào đấu tranh chính trị ở huyện hòa vang giai đoạn 1961 - 1965.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

T M HIỂU PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ

HU ỆN H A VANG GIAI ĐOẠN 6 - 1965

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Hoàn

Sinh viên thực hiện : Võ Thị Thu Uyên

Lớp : 12 SGC

Đà Nẵng, tháng 5/2016

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Giáo dục chính trị,

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho em được làm

khóa luận tốt nghiệp này, đây là một cơ hội tốt để em có thể thực hành các kĩ năng

được học trên lớp và cũng giúp ích rất lớn để em ngày càng tự tin về bản thân mình

hơn.

Để hoàn thành tốt Khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất

tới ThS. Nguyễn Văn Hoàn giảng viên khoa Lý luận Chính trị trường Đại học Kinh

tế - Đại học Đà Nẵng, người đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em rất nhiều trong

quá trình thực hiện Khóa luận của mình.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể bạn bè, gia đình người

thân những người luôn bên cạnh em, cổ vũ tinh thần lớn lao và đã ủng hộ em trong

suốt thời gian qua.

Đề tài chắc chắn sẽ không thể trách khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em

rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô, các bạn và những người có

kinh nghiệm để đề tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, 25 tháng 04 năm 2016

Tác giả

VÕ THỊ THU U ÊN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

M ĐẦU.............................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................2

3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ............................................................2

3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................2

3.2. Phạm vi nghiên cứu: .....................................................................................................2

3.3. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................3

4. Bố cục của đề tài..............................................................................................................3

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .........................................................................................3

NỘI DUNG .........................................................................................................................7

Chương KHÁI QUÁT VỀ HÒA VANG VÀ TÌNH HÌNH HÒA VANG TRƯỚC ...7

GIAI ĐOẠN 1961-1965 .....................................................................................................7

1.1. Khái quát về Hòa Vang ..............................................................................................7

1.1.1. Lịch sử hình thành Hòa Vang ....................................................................................7

1.1.2. Vị trí địa lý- điều kiện tự nhiên ..................................................................................8

1.1.2.1 Vị trí địa lý:..............................................................................................................8

1.1.2.2 Điều kiện tự nhiên:...................................................................................................9

1.2 Truyền thống đấu tranh của nhân dân Hòa Vang trước năm 1961 ............................10

1.2.1. Phong trào đấu tranh ở Hòa Vang trước khi có Đảng thành lập............................10

1.2.2 Phong trào đấu tranh ở Hòa Vang từ năm 1954-1960.............................................12

Chương 2TÌM HIỂU PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ HÒA VANG

GIAI ĐOẠN 1961-1965 ...................................................................................................16

2.1. Tìm hiểu về đấu tranh chính trị ..............................................................................16

2.2. Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ-Ngụy trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-

1965) ..................................................................................................................................19

2.2.1. Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”....................................................19

2.2.2. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở Hòa Vang........................................20

2.2.2.1. Về quân sự.............................................................................................................21

2.2.2.2. Về chính trị............................................................................................................23

2.2.2.3. Về kinh tế...............................................................................................................24

2.3. Chủ trương của Đảng về đấu tranh chính trị ở nông thôn giai đoạn 1961-1965 ......25

2.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và Khu ủy khu V ..............................................25

2.3.2. Chủ trương của Đảng bộ Quảng Đà .......................................................................31

2.3.3. Sự cụ thể hóa chủ trương của Đảng bộ huyện Hòa Vang .......................................34

2.4. Diễn biến phong trào đấu tranh chính trị ở Hòa Vang giai đoạn 1961-1965............35

2.4.1. Đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng, tạo thế và lực cho phong trào quần chúng

............................................................................................................................................35

2.4.2. Diệt ác, phá kèm, giành quyền làm chủ và củng cố căn cứ địa cánh Tây...............38

2.4.3. Phát triển phong trào phá “ấp chiến lược” tiến tới cao trào “đồng khởi” trong

toàn huyện:.........................................................................................................................42

2.4.4. Xây dựng và bảo vệ vùng giải phóng, củng cố thế trận chiến tranh nhân dân .......49

2.4.5. Đế quốc Mỹ đưa quân xâm lược vào Hòa Vang, Đảng bộ và nhân dân Hòa Vang

xác định quyết tâm đánh Mỹ ..............................................................................................53

2.4.6. Cuộc chiến đấu chống địch phản kích và chiếm đóng vùng giải phóng. “Vành đai

diệt Mỹ” Hòa Vang hình thành..........................................................................................57

Chương 3 NHẬN XÉT CHUNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM..............60

3.1. Nhận xét chung..........................................................................................................60

3.1.1. Thành tựu .................................................................................................................60

3.1.1.1. Những thành tựu cơ bản .......................................................................................60

3.1.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu.......................................................................61

3.1.2. Hạn chế ....................................................................................................................65

3.1.2.1. Một số hạn chế ......................................................................................................65

3.1.2.2. Nguyên nhân của một số hạn chế .........................................................................66

3.2. Những bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra..................................................67

3.2.1. Những bài học kinh nghiệm .....................................................................................67

3.2.2. Một số vấn đề đặt ra ................................................................................................70

3.3. Ý nghĩa của phong trào đấu tranh chính trị Hòa Vang..............................................71

3.3.1. Phong trào chứng minh tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Hòa Vang ...71

3.3.2. Phong trào góp phần vào thắng lợi của cách mạng miền Nam đánh bại chiến lược

“Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Ngụy:............................................................................72

3.3.3. Phong trào góp phần làm phong phú các hình thức đấu tranh cũng như bài học

kinh nghiệm đối với cách mạng miền Nam........................................................................73

KẾT LUẬN.......................................................................................................................74

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................75

1

M ĐẦU

. Tính cấp thiết của đề tài

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam

(1954- 1975), đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự là hai hình thức đấu tranh

cơ bản có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến.Địa bàn

Đà Nẵng là nơi có phong trào đấu tranh chính trị khá tiêu biểu, với sắc thái địa

phương r rệt, do sự chi phối nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau.

Và địa phương có phong trào đấu tranh chính trị quyết liệt và nổi bật nhất của

thành phố đó là huyện Hòa Vang. Đấu tranh chính trị là một mũi tiến công chiến

lược sắc bén, lợi hại, đã tạo nên những đòn tiến công gây thiệt hại cho kẻ thù,

từng bước làm thất bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, hoàn thành

cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Sức mạnh của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang được sử dụng, kết

hợp hợp lý ở từng không gian và thời gian cụ thể cho phép tạo nên một chất

lượng mới của thực lực cách mạng và hạn chế tối đa sức mạnh vật chất - kỹ

thuật của kẻ thù, phát huy ở mức cao nhất sức mạnh của dân tộc được quy định

bởi tính chất cuộc chiến tranh giải phóng.

Trong những năm 1961- 1965, để đánh bại chiến thuật và âm mưu “chiến

tranh đặc biệt" của Mỹ - ngụy, Đảng bộ Hòa Vang đã nhanh chóng nắm bắt tình

hình đưa ra những chủ trương nhằm phát triển lực lượng vũ trang và đấu tranh

vũ trang nâng tầm lên song song với đấu tranh chính trị và làm cho các phong

trào của nông dân, thanh thiếu niên, phụ nữ, phụ lão…ngày càng hoạt động

mạnh mẽ và diễn ra quyết liệt hơn, đã thu hút được sự tham gia đông đảo của

các tầng lớp nhân dân.

Đấu tranh chính trị ở Hòa Vang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước ở giai đoạn này vừa là mũi tiến công sắc bén, tạo bàn đạp cho lực lượng vũ

trang tác chiến vừa có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giác ngộ cách

mạng cho đông đảo quần chúngnhân dân.

2

Đối với cách mạng Việt Nam đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm

nói chung và đối với huyện Hòa Vang nói riêng có thể nói đây là bài học trong

việc chống xâm lược và từ việc nhìn nhận thấy thành tựu và những mặt hạn chế

của nó để từ đó sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu trên mặt trận

quân sự của huyện Hòa Vang nói riêng và góp phần vào công cuộc bảo vệ Tổ

quốc trong thời đại ngày nay.

Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu phong trào đấu tranh chính trị ở

huyện Hòa Vang giai đoạn 1961 - 1965 làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của

mình là cần thiết, xuất phát từ cả nhu cầu của khoa học lẫn đòi hỏi của thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Làm sáng tỏ quá trình phát sinh, phát triển phong trào đấu tranh chính trị

ở huyện Hòa Vang giai đoạn 1961 - 1965.

- Hệ thống hóa tư liệu lịch sử về đấu tranh chính trị ở huyện Hòa Vang

giai đoạn 1961 - 1965.

3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

3. . Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu phong trào đấu tranh chính trị

của nhân dân huyện Hòa Vang giai đoạn 1961 - 1965.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu phong trào đấu tranh chính trị ở

huyện Hòa Vang giai đoạn 1961 - 1965. Đây là những năm phong trào

đấu tranh chính trị ở huyện Hòa Vang phát triển mạnh mẽ nhằm đối phó

với sự gia tăng quy mô chiến tranh của đế quốc Mỹ tại miền Nam.

- Về không gian: Tên đề tài đã xác định r không gian nghiên cứu là địa

bàn huyện Hòa Vang.

- Về nội dung: Đề tài sẽ tập trung vào trọng tâm, trọng điểm là các chủ

trương, hình thức và phương pháp đấu tranh chính trị của nhân dân huyện

Hòa Vang giai đoạn 1961 – 1965

3

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng, kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic,

đồng thời sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh và một số

phương pháp nghiên cứu liên ngành để làm sáng tỏ phong trào đấu tranh

chính trị ở huyện Hòa Vang giai đoạn 1961 – 1965.

4. Bố cục của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được kết

cấu thành 3 chương, 10 tiết.

Chương 1: Khái quát về Hòa Vang và tình hình cách mạng Hòa Vang

trước giai đoạn 1961-1965.

Chương 2: Phong trào đấu tranh chính trị ở Hòa Vang giai đoạn 1961-

1965.

Chương 3: Nhận xét chung và những bài học kinh nghiệm.

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam là một

chủ đề lớn, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của giới khoa học trong và ngoài

nước. Đã có một số công trình đề cập đến phong trào đấu tranh chính trị ở miền

Nam nói chung và ở Đà Nẵng - Hòa Vang nói riêng trong thời k kháng chiến

chống Mỹ cứu nước, thể hiện qua mấy nhóm nghiên cứu sau:

Thứ nhất, những công trình của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước

có tính chất tổng kết bài học và kinh nghiệm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước. Ngay khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang diễn ra

quyết liệt, đã có những bài viết, tác phẩm tổng kết bước đầu để kịp thời rút kinh

nghiệm chỉ đạo thực tiễn. Tiêu biểu là ba công trình của Lê Duẩn: “Ta nhất định

thắng lợi , NXB Sự Thật, HN, 1965, “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập

tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới , Nxb ST, HN,

1970, “Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta , Nxb ST, HN, 1970; của

đồng chí Nguyễn Chí Thanh: “Đảng ta lãnh đạo tài tình chiến tranh nhân dân

và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân , Nxb ST, HN, 1970. Đặc biệt, sau khi

chiến tranh kết thúc, vấn đề tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!