Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu phong trào đồng khởi của nhân dân hòa vang tháng 8-1964
MIỄN PHÍ
Số trang
59
Kích thước
661.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1536

Tìm hiểu phong trào đồng khởi của nhân dân hòa vang tháng 8-1964

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI

CỦA NHÂN DÂN HÒA VANG THÁNG 8-1964

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Hoàn

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Tuyết Mai

Lớp : 12 SGC

Đà Nẵng, tháng 5/2016

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Giáo dục

Chính trị, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho em

được làm khóa luận tốt nghiệp này, đây là một cơ hội tốt để em có thể thực hành các

kĩ năng được học trên lớp và cũng giúp ích rất lớn để em ngày càng tự tin về bản

thân mình hơn. Để hoàn thành tốt khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành

nhất tới ThS. Nguyễn Văn Hoàn, giảng viên Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại

học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, người đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em rất

nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận của mình.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể bạn bè, gia đình người thân

những người luôn bên cạnh em, cổ vũ tinh thần lớn lao và đã ủng hộ em trong suốt

thời gian qua.

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 4 năm 2016

Tác giả

Lê Thị Tuyết Mai

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2

3.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 2

4. Bố cục đề tài ........................................................................................................... 2

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................................ 2

NỘI DUNG................................................................................................................ 5

Chương 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HÒA VANG SAU HIỆP ĐỊNH

GENÈVE (7-1954) ĐẾN TRƯỚC THÁNG 8-1964............................................... 5

1.1. Đôi nét về truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Hòa Vang

trước năm 1954. ........................................................................................................ 5

1.1.1. Hòa Vang vùng đất và con người..................................................................... 5

1.1.2. Truyền thống yêu nước trước ngày có Đảng.................................................... 7

1.1.3. Truyền thống đấu tranh cách mạng từ khi có Đảng......................................... 9

1.2. Tình hình chính trị tại Hòa Vang sau năm 1954............................................... 13

1.2.1. Chính sách thống trị của Mỹ - Diệm .............................................................. 13

1.2.2. Thái độ của nhân dân và các phe phái chính trị............................................ 18

1.3. Thực lực cách mạng, những chiến thắng vũ trang và phong trào đấu tranh của

nhân dân Hòa Vang.................................................................................................. 19

1.3.1. Thực lực cách mạng của huyện Hòa Vang..................................................... 19

Chương 2 DIỄN BIẾN PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI CỦA NHÂN DÂN HÒA

VANG THÁNG 8-1964 .......................................................................................... 21

2.1. Tình hình chính trị .......................................................................................... 21

2.1.1. Âm mưu và hoạt động quân sự của Mỹ - ngụy tại Hòa Vang ........................ 21

2.1.2. Chính sách thống trị của chính quyền Sài Gòn tại Hòa Vang ....................... 23

2.2. Các mẫu thuẫn xã hội tại Hòa Vang ................................................................. 25

2.2.1. Mẫu thuẫn giữa cách mạng và chính quyền tay sai....................................... 25

2.2.2. Mẫu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân và Mỹ - ngụy ................................... 25

2.2.3. Mẫu thuẫn giữa các phe phái và nội bộ chính quyền Sài Gòn ...................... 26

2.3. Chủ trương của các cấp ủy Đảng về đấu tranh ................................................ 27

2.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng................................................................. 27

2.3.2. Chủ trương của Khu ủy khu V và Đảng bộ Quảng Đà .................................. 27

2.3.3. Sự chỉ đạo cụ thể hóa của Đảng bộ huyện Hòa Vang.................................... 30

2.4. Quá trình diễn biến phong trào Đồng khởi ở Hòa Vang .................................. 36

2.4.1. Đợt 1 Đồng khởi (từ 14-17/8/1964)................................................................ 36

2.4.2. Đợt 2 Đồng khởi (từ 18-22/8/1964)................................................................ 38

Chương 3 NHẬN XÉT CHUNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.................... 40

3.1. Những đặc điểm............................................................................................... 40

3.1.1. Về quy mô ....................................................................................................... 40

3.1.2. Về hình thức.................................................................................................... 41

3.1.3. Về tính quyết liệt............................................................................................. 41

3.1.4. Về phạm vi ảnh hưởng.................................................................................... 42

3.1.5. Về lực lượng ................................................................................................... 43

3.1.6. Về thời gian .................................................................................................... 43

3.2. Những tính chất ................................................................................................. 44

3.2.1. Tính chất dân tộc và dân chủ ......................................................................... 44

3.2.2. Tính chất quần chúng sâu rộng...................................................................... 45

3.3. Ý nghĩa............................................................................................................... 45

3.3.1. Đối với phong trào cách mạng của huyện Hòa Vang .................................... 45

3.3.2. Đối với phong trào đấu tranh ở nông thôn miền Nam................................... 46

3.4. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................... 47

3.5. Những vấn đề đặt ra .......................................................................................... 49

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 52

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Có nhiều phong trào yêu nước thể hiện truyền thống bất khuất kiên cường của

dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân Đà Nẵng nói riêng, trong đó phải kể đến

cuộc đấu tranh của nhân dân Hòa Vang vốn có truyền thống yêu nước chống ngoại

xâm từ lâu đời nên đã vùng lên chống lại kẻ thù xâm lược và bọn vua quan phong

kiến một cách liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong thời kỳ chiến tranh

chống đế quốc Mỹ, tiêu biểu là phòng trào Đồng khởi tháng 8-1964 của nhân dân

Hòa Vang, đây là phong trào do nhân dân đồng loạt nổi dậy chống đế quốc Mỹ và

chính quyền tay sai, trước hết là những vùng nông thôn rộng lớn ở miền Nam Việt

Nam và cả vùng núi Nam Trung bộ Việt Nam. Phong trào Đồng khởi đã giáng một

đòn vào chính quyền thực dân mới, làm lung lay chính quyền tay sai, tạo ra một

bước phát triển mới cho cách mạng Hòa Vang nói riêng và cách mạng miền Nam

nói chung. Đồng thời đã khẳng định lòng yêu nước sâu sắc của con người Hòa

Vang nói riêng và của người miền Trung nói chung.

Từ những cơ sở thực tiễn trên, tôi đã chọn cho mình đề tài: “Tìm hiểu phong

trào Đồng khởi của nhân dân Hòa Vang tháng 8-1964” làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp của mình dựa theo ngành học.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu

- Làm sáng tỏ tình hình và âm mưu của Mỹ - ngụy, chính quyền tay sai tại Hòa

Vang.

- Chủ trương của Trung ương Đảng, của Đảng bộ huyện Hòa Vang.

- Hệ thống hóa lại nguyên nhân, diễn biến, kết quả phong trào Đồng khởi của

nhân dân Hòa Vang.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận giải cơ sở, nguyên nhân cuả phong trào Đồng khởi.

- Trình bày chủ trương của các cấp bộ Đảng và Đảng bộ huyện Hòa Vang.

- Đánh giá chung, rút ra bài học kinh nghiệm và liên hệ thực tiễn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!