Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu năng lực xử lí thông tin của học sinh thông qua hoạt động khám phá trong dạy học đại lượng và đo đại lượng ở môn toán lớp 4 theo mô hình trường học mới.
PREMIUM
Số trang
109
Kích thước
3.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
748

Tìm hiểu năng lực xử lí thông tin của học sinh thông qua hoạt động khám phá trong dạy học đại lượng và đo đại lượng ở môn toán lớp 4 theo mô hình trường học mới.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

TÌM HIỂU NĂNG LỰC XỬ LÍ THÔNG TIN

CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

TRONG DẠY HỌC ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG Ở MÔN TOÁN

LỚP 4 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI

Giáo viên hướng dẫn : ThS. MÃ THANH THỦY

Sinh viên thực hiện : DƯƠNG NGỌC BÍCH DUNG

Lớp : 12STH2

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Mã Thanh Thủy – là người luôn

tận tình hướng dẫn và sát cánh cùng em trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến toàn thể các giảng viên khoa

Giáo dục Tiểu học đã trang bị cho em những kiến thức bổ ích và thiết thực để em có

được như hôm nay.

Đặc biệt, em xin gửi lời tri ân tới Ban giám hiệu, toàn thể giáo viên và học sinh

trường Tiểu học Hòa Phú, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã luôn tạo mọi điều kiện,

chỉ dẫn, cộng tác với em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Và cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, cổ vũ để em

có thêm sức mạnh tinh thần hoàn thành khóa luận.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng mới chỉ là bước đầu nghiên cứu khoa học

nên đề tài này khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý

thầy cô cũng như quý bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2016

Người thực hiện

Dương Ngọc Bích Dung

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Khung đánh giá năng lực xử lí thông tin của học sinh thông qua hoạt động khám phá 78

Bảng 2: Khung đánh giá năng lực xử lí thông tin của học sinh tiểu học........................................ 79

DANH MỤC VIẾT TẮT

Viết tắt Tên đầy đủ

GV Giáo viên

HS Học sinh

PP Phương pháp

PPDH Phương pháp dạy học

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................................. 1

2. Tổng quan của đề tài........................................................................................................................ 2

3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................................ 3

4. Giải thuyết khoa học ........................................................................................................................ 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................................... 3

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 3

7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................. 3

8. Cấu trúc đề tài.................................................................................................................................. 4

NỘI DUNG ............................................................................................................................................ 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 5

1.1 Đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học ........................................................................................ 5

1.1.1 Nhận thức cảm tính .................................................................................................................... 5

1.1.1.1 Tri giác ....................................................................................................................................... 5

1.1.1.2 Cảm giác .................................................................................................................................... 5

1.1.2 Nhận thức lý tính ........................................................................................................................ 5

1.1.2.1 Tư duy......................................................................................................................................... 5

1.1.2.2 Chú ý .......................................................................................................................................... 5

1.1.2.3 Tưởng tượng............................................................................................................................... 6

1.1.3 Ngôn ngữ, trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học ..................................... 6

1.1.4 Nhân cách học sinh Tiểu học...................................................................................................... 6

1.1.4.1 Tính cách HS Tiểu học ............................................................................................................... 6

1.1.4.2 Nhu cầu nhận thức ..................................................................................................................... 7

1.1.4.3 Đặc điểm đời sống tình cảm....................................................................................................... 7

1.2 Đặc điểm về dạy học theo mô hình trường học mới..................................................................... 7

1.2.1 Giới thiệu về mô hình trường học mới...................................................................................... 7

1.2.2 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới .......................... 8

1.2.2.1 Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới ................................................................. 8

1.2.2.2 Hình thức tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới:....................................................... 11

1.2.3 Đặc điểm tài liệu học tập theo mô hình trường học mới ....................................................... 13

1.2.4 Kiểm tra, đánh giá theo mô hình trường học mới ................................................................. 13

1.3 Dạy học đại lượng và đo đại lượng trong chương trình Toán lớp 4 theo mô hình trường học

mới.................. ...................................................................................................................................... 14

1.3.1 Mục đích dạy học đại lượng và đo đại lượng trong chương trình Toán lớp 4 theo mô hình

trường học mới. ................................................................................................................................... 14

1.3.2 Nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng trong chương trình Toán lớp 4 theo mô hình

trường học mới. ................................................................................................................................... 16

1.4 Phương pháp dạy học thường được sử dụng trong môn Toán ................................................. 16

1.4.1 Phương pháp dạy học truyền thống ........................................................................................ 16

1.4.1.1 Phương pháp thực hành – luyện tập ........................................................................................ 16

1.4.1.2 Phương pháp quan sát.............................................................................................................. 16

1.4.1.3 Phương pháp vấn đáp .............................................................................................................. 17

1.4.1.4 Phương pháp trực quan............................................................................................................ 17

1.4.2 Phương pháp dạy học tích cực................................................................................................. 18

1.4.2.1 Phương pháp thảo luận nhóm .................................................................................................. 18

1.4.2.2 Phương pháp động não ............................................................................................................ 18

1.4.2.3 Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề ........................................................................... 18

1.4.2.4 Phương pháp lí thuyết kiến tạo................................................................................................. 19

1.5 Đặc điểm về dạy học khám phá.................................................................................................... 19

1.5.1 Dạy học khám phá ................................................................................................................... 19

1.5.2 Những điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học khám phá.......................................... 20

1.5.3 Đặc điểm của dạy học khám phá ............................................................................................. 20

1.5.4 Các phương pháp tổ chức dạy học khám phá ........................................................................ 22

1.5.4.1 Hoạt động của giáo viên .......................................................................................................... 22

1.5.4.2 Hoạt động của nhóm học sinh.................................................................................................. 24

1.5.5 Quy trình dạy học để học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới..................................... 24

1.5.5.1 Đặc trưng cách dạy .................................................................................................................. 24

1.5.5.2 Quy trình tổ chức dạy học ........................................................................................................ 25

1.5.5.3 Quy trình xử lí thông tin của học sinh qua hoạt động khám phá trong dạy học theo mô hình

trường học mới...................................................................................................................................... 25

1.6 Một số vấn đề về năng lực xử lí thông tin ở học sinh ................................................................. 26

1.6.1 Khái niệm về năng lực .............................................................................................................. 26

1.6.2 Năng lực xử lí thông tin............................................................................................................ 27

1.6.2.1 Khái niệm và đặc điểm xử lí thông tin...................................................................................... 27

1.6.2.2 Các kĩ năng xử lí thông tin ....................................................................................................... 28

1.6.2.3 Các dạng của xử lí thông tin .................................................................................................... 29

1.6.3 Phương pháp tổ chức hoạt động phát huy năng lực xử lí thông tin trong dạy học Toán... 31

1.6.3.1 Vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh xử lí thông tin ....................................... 31

1.6.3.2 Các phương pháp tổ chức hoạt động trong dạy học ................................................................ 31

Tiểu kết chương 1................................................................................................................................ 32

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU NĂNG LỰC XỬ LÍ THÔNG TIN CỦA HỌC SINH........................... 33

2.1 Năng lực xử lí thông tin thông qua hoạt động khám phá trong dạy học đại lượng và đo đại

lượng ở môn Toán lớp 4 theo mô hình trường mới.......................................................................... 33

2.1.1 Hướng dẫn hoạt động học về khối lượng và đo khối lượng .................................................. 33

2.1.1.1 Yến, tạ, tấn................................................................................................................................ 33

2.1.1.2 Bảng đơn vị đo khối lượng ....................................................................................................... 37

2.1.2 Hướng dẫn hoạt động học về thời gian và đo thời gian......................................................... 41

2.1.3 Hướng dẫn hoạt động học về diện tích và đo diện tích.......................................................... 44

2.1.3.1 Đề - xi – mét vuông................................................................................................................... 44

2.1.3.2 Mét vuông................................................................................................................................. 47

2.1.3.3 Ki – lô – mét vuông................................................................................................................... 49

2.1.3.4 Diện tích hình bình hành.......................................................................................................... 52

2.1.3.5 Diện tích hình thoi.................................................................................................................... 56

2.2 Tìm hiểu thực trạng dạy học phát huy năng lực xử lí thông tin của học sinh thông qua hoạt

động khám phá trong dạy đại lượng và đo đại lượng ở môn Toán lớp 4 theo mô hình trường học

mới….. .................................................................................................................................................. 60

2.2.1 Thực trạng về phát huy năng lực xử lí thông tin của HS ...................................................... 61

2.2.1.1 Mục đích điều tra ..................................................................................................................... 61

2.2.1.2 Đối tượng điều tra.................................................................................................................... 61

2.2.1.3 Nội dung điều tra...................................................................................................................... 61

2.2.1.4 Phương pháp kiểm tra.............................................................................................................. 61

2.2.1.5 Kiểm quả điều tra..................................................................................................................... 62

2.2.2 Thực trạng về năng lực xử lí thông tin của HS ...................................................................... 66

2.2.2.1 Mục đích điều tra ..................................................................................................................... 66

2.2.2.2 Đối tượng điều tra.................................................................................................................... 67

2.2.2.3 Nội dung điều tra...................................................................................................................... 67

2.2.2.4 Phương pháp kiểm tra.............................................................................................................. 67

2.2.2.5 Kiểm quả điều tra..................................................................................................................... 67

2.3 Nhận xét về năng lực xử lí thông tin thông qua hoạt động khám phá trong dạy học đại lượng

và đo đại lượng ở môn Toán lớp 4 theo mô hình trường học mới. ................................................. 70

2.3.1 So sánh quá trình hình thành kiến thức về đại lượng và đo đại lượng ở môn Toán lớp 4 cho

HS theo nhà trường truyền thống và mô hình trường học mới. ..................................................... 70

2.3.2 Hoạt động của giáo viên và học sinh trong việc phát huy năng lực xử lí thông tin thông qua

hoạt động khám phá ở mô hình trường học mới.............................................................................. 72

2.3.2.1 Giáo viên .................................................................................................................................. 72

2.3.2.2 Học sinh.................................................................................................................................... 73

2.3.3 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động khám phá ở môn Toán lớp 4 theo mô hình trường

học mới nhằm phát huy năng lực xử lí thông tin của học sinh ....................................................... 73

2.3.3.1 Thuận lợi .................................................................................................................................. 73

2.3.3.2 Khó khăn .................................................................................................................................. 74

2.4 Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng năng lực xử lí thông tin trong

dạy học đại lượng và đo đại lượng ở môn Toán lớp 4 theo mô hình trường học mới................... 75

2.4.1 Về cách chuẩn bị bài học .......................................................................................................... 75

2.4.2 Về cách tổ chức lớp học ............................................................................................................ 76

2.4.3 Về cách kiểm tra, đánh giá HS................................................................................................. 76

2.4.4 Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực xử lí thông tin của học sinh trong học tập Toán ...... 77

2.4.4.1 Mục đích đánh giá.................................................................................................................... 77

2.4.4.2 Tiêu chí đánh giá...................................................................................................................... 77

2.4.4.3 Cách đánh giá .......................................................................................................................... 78

Tiểu kết chương 2................................................................................................................................ 80

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...................................................................................... 81

3.1 Mục đích thực nghiệm .................................................................................................................. 81

3.2 Yêu cầu thực nghiệm..................................................................................................................... 81

3.3 Chuẩn bị thực nghiệm................................................................................................................... 81

3.4 Nội dung, quá trình thực nghiệm................................................................................................. 81

3.5 Phương pháp thực nghiệm ........................................................................................................... 81

3.6 Kết quả thực nghiệm..................................................................................................................... 82

Tiểu kết chương 3................................................................................................................................ 86

KẾT LUẬN.......................................................................................................................................... 87

1. Một số kết luận và kiến nghị ......................................................................................................... 87

1.1 Kết luận.......................................................................................................................................... 87

1.2 Kiến nghị........................................................................................................................................ 87

1.2.1 Đối với nhà trường.................................................................................................................... 87

1.2.2 Đối với GV ................................................................................................................................. 87

2. Hướng nghiên cứu sau đề tài......................................................................................................... 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

“Định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa –

hiện đại hóa” đã khẳng định “Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà

Nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, được ưu tiên đi

trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Và Thế kỉ XXI là thế

kỉ của nền kinh tế tri thức, nó đã tạo ra những biến đổi to lớn về mọi mặt hoạt động của

con người và xã hội đó là cơ sở hạ tầng mới của xã hội mới – xã hội văn minh và hiện đại.

Cùng với những năm phát triển đó, sự nghiệp giáo dục đã có rất nhiều chuyển biến tích

cực nhằm tạo ra nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

Nghị quyết lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp

phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung,

phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.

Một trong những định hướng của đổi mới PPDH là tạo điều kiện giúp người học phát huy

tính tích cực, độc lập; phát triển năng lực tự học, năng lực tìm tòi, khám phá, sáng tạo. Do

đó, việc tìm tòi đưa ra những mô hình tạo cơ hội thuận lợi cho việc đổi mới cách dạy, đổi

mới cách học, qua đó nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học môn Toán nói

riêng. Mô hình trường học mới (VietNam Escuela Nueva – VNEN) là một lựa chọn của

Giáo dục Việt Nam để phát triển giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội

hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế”. Mô hình này đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đổi

mới PPDH, xây dựng một nền móng giáo dục Tiểu học vững chắc.

Trong tất cả các môn học thì môn Toán là môn khoa học có tính lôgic và tính chính

xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển cho các bộ môn khoa học khác. Nó cung cấp

hệ thống kiến thức, kĩ năng toán học nhằm phục vụ cho quá trình học tập và đời sống thực

tiễn của các em. Bên cạnh đó, Toán học còn rèn luyện cho các em tính tự giác, kiên nhẫn,

thích tìm tòi, khám phá… rèn luyện các phẩm chất đạo đức cần có của một người lao động

xã hội hiện đại. Và cùng với trí tuệ, con người sẽ là các nhân tài đắt lực trong công cuộc

xây dựng đất nước.

Trong phương pháp học tập mới, học sinh phải tự lực vận động trí óc để tìm tòi,

tổng kết phân tích, so sánh, đánh giá kiến thức một cách chủ động giúp các em tổng hợp

các thông tin về kiến thức liên quan, từ đó đưa ra những kiến thức mới phù hợp với cơ chế

2

học tập trong môn Toán. Hoạt động khám phá là hoạt động của người học, từ các tri thức

của bản thân thông qua hoạt động hợp tác với các bạn, người học sẽ tiếp thu và tìm ra

được tri thức khoa học mới. Từ đó, người dạy sẽ đưa ra các vấn đề làm cơ sở để người

học tự kiểm tra và hình thành kiến thức mới phù hợp với tri thức của nhân loại. Bên cạnh

hạt nhân “số học” thì “đại lượng và đo đại lượng” cũng là nội dung quan trọng trong môn

Toán. Đây là một nội dung khó trong chương trình nhưng lại là cầu nối giữa các kiến thức

Toán trong nhà trường với thực tiễn của đời sống cho các em học sinh Tiểu học.

Từ những lí do đó, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu năng lực xử lí thông

tin của học sinh thông qua hoạt động khám phá trong dạy học đại lượng và đo đại

lượng ở môn Toán lớp 4 theo mô hình trường học mới”.

2. Tổng quan của đề tài

Các đề tài về năng lực dạy học Toán cùng với các đề tài về dạy học khám phá

đã đóng góp một phần quan trọng trong việc giáo dục kĩ năng, thái độ học tập của HS. Đề

cập đến năng lực của HS trong dạy học theo mô hình trường học mới và dạy học khám

phá cũng đã có một số đề tài và tài liệu tiêu biểu sau:

- Đặng Tự Ân (2013), Mô hình trường học mới tại Việt Nam, NXB Giáo dục

Việt Nam: cung cấp các câu hỏi – đáp thắc mắc về mô hình trường học mới, cùng các giải

đáp về năng lực của HS

- Nguyễn Phú Lộc (2001), “Dạy học khám phá – một phương pháp dạy học

nâng cao tính tích cực của học sinh trong dạy học toán”: đã đưa ra các khái niệm và

phương pháp về dạy học khám phá trong dạy học toán.

- Hàn Viết Thuận (2008), Hệ thống thông tin trong quản lý, NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: đã phân tích sơ lược về thông tin, sự cần thiết của hệ thống

thông tin.

- Cùng một số các tác giả như: Thái Duy Tuyên – phương pháp dạy học đổi

mới, Vũ Quốc Chung – Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, PGS.PTS.NGƯT Đoàn

Phan Tân – Khái niệm về thông tin và các thuộc tính làm nên giá trị thông tin

Các tài liệu trên cung cấp cho chúng tôi những nội dung quan trọng và cần thiết

về khái niệm năng lực, khái niệm dạy học khám phá và hoạt động xử lí thông tin nhưng

chưa có đề tài nào nghiên cứu về mảng tìm hiểu năng lực xử lí thông tin của HS thông

qua hoạt động khám phá trong dạy học Toán ở Tiểu học. Vì vậy, ở khóa luận này, chúng

tôi đã dựa trên những tài liệu để tiến hành tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!