Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu luận giải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân các cấp (kỹ năng giải quyết tranh chấp
MIỄN PHÍ
Số trang
62
Kích thước
386.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1720

Tiểu luận giải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân các cấp (kỹ năng giải quyết tranh chấp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

HỌC PHẦN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT

ĐAI

ĐỀ TÀI

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN

……………………………………………………………………………………

Tên học phần: Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai

Mã lớp học phần: BSL2027 LKD

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.GVCC. Doãn Hồng

Nhung

Hà Nội, 11/2022

MỤC LỤC

Phần 1: Lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai của Uỷ ban nhân dân ..................................1

1.1. Cơ sở lý luận và ý nghĩa của quy định giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Uỷ

ban nhân dân ..................................................................................................................................1

1.1.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................................................1

1.1.2. Ý nghĩa của quy định giải quyết tranh chấp đất đai thông qua UBND......................................2

1.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai ................................................................................4

1.2.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp xã...................................................4

1.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp huyện.............................................5

1.2.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp tỉnh.................................................7

1.3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai ở UBND các cấp ...........................................8

1.3.1. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai ở UBND cấp xã.................................................8

1.3.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai ở UBND cấp huyện.........................................16

1.3.3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai ở UBND cấp tỉnh............................................18

1.4. Phân biệt một số đặc điểm cơ bản trong giải quyết tranh chấp đất ở UBND với Tòa

án trong luật đất đai hiện hành và so sánh với Luật đất đai năm 2003, dự thảo Luật

đất đai mới nhất. ...................................................................................................................20

1.4.1. Phân biệt một số đặc điểm cơ bản trong giải quyết tranh chấp đất đai ở UBND với Tòa án...20

1.4.2. So sánh quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong Luật Đất đai năm 2013

với Luật Đất đai năm 2003................................................................................................................21

1.4.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo Dự thảo luật đất đai mới nhất.......................22

Phần 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai của UBND .....................................................25

2.1. Một số vụ việc tranh chấp cụ thể được giải quyết thông qua UBND ...................................25

2.1.1. Vụ việc về hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND cấp xã...........................................................25

2.1.2. Vụ việc về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND................................28

2.2. Đánh giá thực tiễn hiệu quả giải quyết tranh chấp ở UBND, so sánh với giải quyết

tranh chấp đất đai đất đai ở Tòa án ...................................................................................38

2.2.1. Đánh giá thực tiễn hiệu quả hòa giải tại UBND xã.................................................................38

2.2.2. Giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND.................................................................................41

2.3. Những hạn chế trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND và kiến nghị

sửa đổi, khắc phục ................................................................................................................42

2.3.1. Hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn thi hành.............................................42

2.3.2. Kiến nghị sửa đổi, khắc phục...................................................................................................44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................46

Phần 1: Lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai của Uỷ ban nhân dân

1.1. Cơ sở lý luận và ý nghĩa của quy định giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Uỷ

ban nhân dân

1.1.1. Cơ sở lý luận

Pháp luật Việt Nam phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cho một

trong các cơ quan hành chính nhà nước - Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp xuất phát từ

cơ sở lý luận như sau:

Đầu tiên, nội dung quản lý nhà nước về đất đai được giao cho UBND các cấp thực

hiện trên cơ sở đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thực hiện vai trò là

người đại diện cho chủ sở hữu. Đây là nguyên tắc rất cơ bản trong giải quyết tranh chấp

đất đai, đòi hỏi khi xem xét giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quan hệ pháp luật đất

đai. UBND các cấp có nhiệm vụ trong việc thống nhất quản lý đất đai, tổ chức thực hiện

những nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Việc xem xét, giải quyết các vấn đề tranh

chấp đất đai là một biện pháp để pháp luật đất đai đi vào đời sống xã hội. Do vậy, UBND

các cấp có chức năng nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai thì cũng có thẩm quyền

giải quyết tranh chấp đất đai.

Thứ hai, trên cơ sở nội dung cơ bản về quản lý nhà nước đối với đất đai. UBND là

nơi trực tiếp tổ chức và thực thi pháp luật về các vấn đề phát sinh liên quan đến đất đai

của nhân dân nên đấy được xem là những cơ quan thống kê, thu thập được số liệu, tài

liệu, chứng cứ, chứng minh nguồn gốc sử dụng đất, chủ thể sử dụng đất… một cách

nhanh chóng, thuận tiện phục vụ cho quá trình giải quyết đất đai. “Ủy ban nhân dân các

cấp tổ chức thực hiện việc xác lập địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới

hành chính trong phạm vi địa phương”. Do đó việc giải quyết tranh chấp này thuộc thẩm

quyền của UBND các cấp và dựa trên các quy định của pháp luật hành chính, pháp luật

về tổ chức bộ máy nhà nước để giải quyết.

3

Thứ ba, UBND được thành lập theo hệ thống từ cao xuống thấp, từ tỉnh đến huyện

rồi xã thống nhất, chặt chẽ. Do vậy, khi có tranh chấp đất đai phát sinh, UBND có nhiều

điều kiện để giải quyết kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

Có thể thấy rằng từ văn bản pháp luật đầu tiên quy định về giải quyết tranh chấp

đất đai thì thẩm quyết giải quyết tranh chấp đất đai đã được trao cho UBND các cấp liên

tục qua các thời kỳ và được đảm bảo bởi các cơ sở pháp lý vững chắc ở từng thời kỳ đó,

theo nguyên tắc phân cấp giải quyết cho UBND cấp xã, UBND cấp huyện và UBND cấp

tỉnh. Luật đất đai qua từng thời kỳ khẳng định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền

sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác

theo quy định của pháp luật thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc Bộ

trưởng Bộ Tài nguyên môi trường tùy vào từng vụ việc cụ thể. Do vậy, UBND các cấp đã

được giao thẩm quyền tranh chấp về đất đai liên tục qua các thời kỳ và được bảo đảm bởi

các cơ sở pháp lý vững chắc ở từng thời kỳ đó.

Tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các cấp là những tranh

chấp mang tính chất hành chính. Tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của

UBND các cấp sẽ do đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước làm nhiệm vụ quản lý đất đai

thực hiện, tranh chấp đất đai do UBND các cấp giải quyết được thực hiện theo trình tự

giải quyết vụ việc hành chính.

Như vậy có thể thấy UBND các cấp có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh

chấp đất đai, hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những nội dung của

quản lý nhà nước về đất đai. Đây là cơ sở để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp

đất đai của UBND nói riêng.

1.1.2. Ý nghĩa của quy định giải quyết tranh chấp đất đai thông qua UBND

Thứ nhất, UBND là cơ quan phù hợp nhất do có đầy đủ các thông tin cần thiết để

giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên không có các giấy tờ theo quy định

của pháp luật đất đai. Khi giải quyết các tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ thay thế khác theo quy định của pháp

luật thì

cơ quan tiếp nhận vụ án phải căn cứ vào chứng cứ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất do

các bên tranh chấp đưa ra, thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp và bình quân diện

tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương, sự phù hợp hiện trạng sử dụng thửa đất đang

có tranh chấp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt, quy định của pháp

luật về giao đất, cho thuê đất… Cơ quan có thể cung cấp, thu thập nhanh chóng các

chứng cứ trên là cơ quan hành chính nhà nước, bởi lẽ, UBND các cấp là đại diện chủ sở

hữu về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. Nếu chuyển toàn bộ các

tranh chấp đất đai mà không có các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất sang cho

Tòa án nhân dân giải quyết thì Tòa án nhân dân phải thu thập các chứng cứ, tài liệu, số

liệu thông qua các cơ quan quản lý về đất đai, điều này sẽ tốn rất nhiều thời gian, Các

tranh chấp kéo dài không được giải quyết dứt điểm sẽ phát sinh nhiều tiêu cực gây ảnh

hưởng đến ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội1

.

Thứ hai, giải quyết tranh chấp Đất đai tại UBND giảm tải áp lực cho Tòa án. Dù

hiện tại, chất lượng xét xử của các tòa án có chiều hướng ngày một được cải thiện, nhưng

đến thời điểm hiện tại vẫn còn chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng, vì vậy, việc quy định

UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các đương sự không

có đủ các loại giấy tờ hợp pháp có ý nghĩa nhất định trong việc giảm tải áp lực cho Tòa

án.

Theo báo cáo công tác của ngành Tòa án 8 tháng đầu năm 2022 tại Phiên họp của

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đối với công tác xét xử, giải quyết các vụ, việc dân sự,

nhiều ý kiến đánh giá công tác giải quyết các vụ việc dân sự đạt kết quả đáng ghi nhận.

Số lượng thụ lý tăng (tăng 9.018 vụ) và kết quả giải quyết (tăng 5.312 vụ); chất lượng

giải quyết án được nâng lên, nhất là án kinh doanh - thương mại. Đã hạn chế đến mức

thấp việc để án quá hạn luật định. Tỷ lệ hòa giải thành đạt cao (53%); đã tổ chức được

nhiều phiên tòa rút kinh nghiệm. Tỷ lệ án bị hủy (0,37%) và sửa (0,49%) do nguyên nhân

chủ quan, đáp ứng yêu cầu Quốc hội giao. Đã khắc phục cơ bản việc tuyên bản án không

rõ, khó thi hành.

1

TS. Doãn Hồng Nhung (2014), Kỹ năng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam, Sách

chuyên khảo. Hà Nội: Đại học quốc gia Hà Nội, NXB ĐHQG Hà Nội. tr. 93 – tr. 94.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!