Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TIỂU LUẬN:
Giải pháp nâng cao chất lượng tín
dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh
Thanh Xuân
Lời Mở Đầu
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng như mạch máu của nền kinh tế bởi nó
là các kênh trung gian huy động vốn và cũng là kênh cung cấp vốn cho nền kinh tế. Kể từ
khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế nhiều thành
phần định hướng xã hội chủ nghĩa, theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước
khiến cho thị trường tài chính ngân hàng trở nên sôi động hơn bao giờ hết, các ngân hàng
thương mại bước vào cuộc chạy đua tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác thị
trường tài chính còn nhiều tiềm năng như ở nước ta. Khả năng cung ứng tín dụng của các
NHTM cũng tăng lên cả về khối lượng cũng như số lượng sản phẩm tín dụng. Hệ thống
ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong
vòng hơn hai mươi năm đổi mới và kết quả là sự gồng mình với khó khăn thanh khoản,
lợi nhuận của nhiều ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề. Do vậy, hoạt động tín dụng không
chỉ có vai trò quan trọng đối với nên kinh tế nói chung, với các doanh nghiệp noi riêng
mà còn vô cùng quan trọng đối với bản thân mỗi ngân hàng. nói như vậy bởi lẽ hoạt động
tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và
tạo nguồn thu chính trong mỗi ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động này lại luôn tiềm ẩn
nhiều rủi ro, gây tổn thất lớn thậm chí dẫn đến phá sản ngân hàng. Chính vì vậy mà “chất
lượng tín dụng” luôn là vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải đặc biệt quan tâm
trong mọi giai đoạn phát triển để hạn chế thấp nhất rủi ro, tổn thất đó. Do vậy em chọn đề
tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thanh
Xuân” với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc giải quyết
những vấn đề tồn tại, những mặt chưa đạt được, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra và
nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của chi nhánh nhằm phát triển chi nhánh nói riêng
và hệ thống ngân hàng nói chung cũng như sự phát triển ổn định và bền vững của nền
kinh tế.
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng tín dụng ở góc độ thuần tuý là cho vay,
vì khả năng và thời gian có hạn nên em không đưa ra nghiên cứu các phạm trù khác của
tín dụng như bảo lãnh, cho thuê...
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu những lí luận chung, thực tiễn hoạt động và chất lượng tín dụng tại
NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân.
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp tổng hợp như: phương pháp phân tích,
chọn lọc, so sánh, tổng hợp, thu thập thông tin.
4. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu thực trạng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội,
từ đó rút ra những giải pháp kiến nghị góp phần nhỏ bé vào việc bảo đảm an toàn trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng.
5. Kết cấu của khoá luận
Mở đầu
Chương 1: Lí luận chung về chất lượng tín dụng của các NHTM
Chương 2:Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thanh
Xuân, Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh
Thanh Xuân, Hà Nội
Kết luận
Chương 1
Lí luận chung về chất lượng tín dụng của các NHTM
1.1 Tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của tín dụng
Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la tinh là credo – sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn
nhau. Nói cách khác, tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số
vốn đó sẽ được hoàn lại vào một ngày xác định trong tương lai. Có thể định nghĩa tín
dụng một cách đầy đủ như sau: Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng
giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau
một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Như
vậy một quan hệ tín dụng phải thoả mãn những đặc trưng sau:
Thứ nhất, là quan hệ chuyển nhượng mang tính tạm thời. Đối tượng của sự
chuyển nhượng có thể là tiền tệ hoặc hàng hoá dưới hình thức kéo dài thời gian thanh
toán trong quan hệ mua bán hàng hoá. Tính chất tạm thời của sự chuyển nhượng đề cập
tới thời gian sử dụng lượng giá trị đó. Thực chất trong quan hệ tín dụng chỉ có sự chuyển
nhượng quyền sử dụng lượng giá trị tạm thời nhàn rỗi trong khoảng thời gian nhất định
mà không có sự thay đổi quyền sở hữu đối với lượng giá trị đó. Nó là kết quả của sự thoả
thuận giữa các đối tác tham gia quá trình chuyển nhượng để đảm bảo sự phù hợp giữa
thời gian nhàn rỗi và thời gian cần sử dụng lượng giá trị đó.
Thứ hai, tính hoàn trả. Lượng vốn được chuyển nhượng phải hoàn trả đúng hạn cả
về thời gian và giá trị bao gồm hai bộ phận: gốc và lãi. Phần lãi đảm bảo cho lượng giá trị
hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Sự chênh lệch này là giá trả cho quyền sử dụng
vốn tạm thời. Nói cách khác, nó là giá trả cho sự hi sinh quyền sử dụng vốn hiện tại của
người sở hữu vì thế nó phải đủ hấp dẫn để người sở hữu có thể hi sinh quyền sử dụng đó.
Thứ ba, quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở sự tín ngưỡng giữa người cho vay và
người đi vay. Người cho vay tin tưởng rằng vốn sẽ được hoàn trả khi đến hạn, người đi
vay cũng tin tưởng vào khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay. Sự gặp gỡ giữa người đi
vay và cho vay ở điểm này sẽ là điều kiện hình thành nên quan hệ tín dụng. Cơ sở của sự
tin tưởng này có thể do uy tín của người đi vay, do giá trị tài sản thế chấp và do sự bảo
lãnh của bên thứ ba.
Cơ sở khách quan cua sự ra đời và phát triển quan hệ tín dụng là mâu thuẫn vốn có
của quá trình tuần hoàn vốn tiền tệ trong xã hội, đó cũng là một lúc có chủ thể kinh tế
tạm thời dư thừa về một khoản vốn tiền tệ trong khi các chủ thể kinh tế khác lại có nhu
cầu bổ sung vốn. Nếu tình trạng này không được giải quyết thì quá trình sản xuất sẽ bị
ngưng trệ ở chủ thể này trong khi vốn đang nằm im ở chủ thể khác. Kết quả là nguồn lực
xã hội không được sử dụng một cách có hiệu quả nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản
xuất được tiến hành liên tục. Tình trạng thừa thiếu vốn so với nhu cầu xảy ra thường
xuyên trong quá trình hoạt động của các chủ thể kinh tế trong xã hội xuất phát từ sự
không ăn khớp giữa thu nhập và chi tiêu, về thời gian cũng như khối lượng. Đó là sự
không trùng khớp giữa thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình, của các chủ thể sản xuất kinh
doanh và của ngân sách nhà nước. Như vậy, chức năng của tín dụng là phân phối lại
nguồn vốn tiền tệ trong phạm vi toàn xã hội, nghĩa là tín dụng thực hiện việc di chuyển
các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi đến nơi phát sinh các nhu cầu về vốn. Hoạt động thu chi
của Ngân sách nhà nước cũng được coi là một phương thức phân phối lại tuy nhiên nó
hoàn toàn không thích hợp với việc phân phối lại các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi cho
những nhu cầu về vốn tạm thời. Các đặc trưng riêng có của quan hệ tín dụng cho phép nó
trở thành một phương thức có hiệu quả nhất trong việc phân phối lại các khoản vốn nhàn
rỗi trong xã hội. Bởi lẽ, việc phân phối vốn trong quan hệ tín dụng luôn gắn với các điều
kiện đảm bảo tính hoàn trả và có lãi, các koản vốn nhàn rỗi sẽ được phân bổ cho các đối
tượng có khả năng thoả mãn những điều kiện tín dụng một cách tốt nhất. Và như vậy vốn
được giao cho người sử dung có hiệu quả nhất. Bằng cách đó, tín dụng góp phần vào việc
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của xã hội.
1.1.2 Phân loại tín dụng
Phân loại tín dung là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một
số tiêu thức nhất định. Sau đây là một số tiêu thức cơ bản:
1.1.2.1 Theo thời hạn tín dụng
Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn hoàn trả dưới một năm, được sử
dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưư động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu
ngắn hạn của các cá nhân.
Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn hoàn trả từ một năm đến dưới
năm năm, được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị
công nghệ mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ, thời
gian thu hồi vốn nhanh và là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của doanh
nghiệp. Trong nông nghiệp, chủ yếu là cho vay trung hạn để đầu tư vào các đối tượng
như máy cày, máy bơm nước, xây dụng các vươn cây công nghiệp.
Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn hoàn trả trên 5 năm được sử dụng
để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ
sở hạ tầng ( đường xá, bến cảng, sân bay...), cải tiến mở rộng với quy mô lớn.
1.1.2.2 Theo hình thức tài trợ
Cho vay: Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách
hàng hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Các hình thức cho vay mà
ngân hàng có thể thực hiện cho khách hàng gồm: thấu chi, cho vay từng lần, cho vay theo
hạn mức, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp, cho vay gián tiếp.
Chiết khấu thương phiếu: Là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng
tương ứng với giá trị thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một
thương phiếu chưa đến hạn hoặc một giấy nợ.
Cho thuê tài sản: Hoạt động chủ yếu của NHTM là cho vay để khách hàng mua
tài sản. tuy nhiên trong nhiều trường hợp khách hàng không đủ điều kiện vay, NHTM sẽ
mua tài sản theo yêu cầu củakhách hàng để cho họ thuê. Cho thuê có hai hình thức là cho
thuê hoạt động và cho thuê tài chính.
Bảo lãnh ngân hàng: Là cam kết bằng văn bản của ngân hàng với bên có quyền
về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thayy cho khách hàng khi khách hàng không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách
hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay. Nếu phân theo
mục tiêu bao lãnh gồm các loại sau: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo
lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh hoàn trả vốn vay, bảo lãnh đảm bảo thanh
toán.
1.1.2.3 Theo mức độ tín nhiệm
Tín dụng có đảm bảo: Là hình thức cấp tín dụng có đam bảo hoặc người bảo lãnh
đứng ra bảo đảm cho khoản tiền vay.
Tín dụng không có tài sản đảm bảo: La hình thức tín dụng không có tài sản thế
chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của
bản thân khách hàng.
1.1.2.4 Theo xuất xứ tín dụng
Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng mà theo đó ngân hàng sẽ cung cấp vốn
trực tiếp cho người có nhu cầu sử dụng vốn đồng thời người vay trực tiếp hoàn trả nợ
ngân hàng. Mức độ rủi ro của ngân hàng trong trường hợp này thấp vì tận dụng được
trình độ của cán bộ tín dụng khi mà họ trực tiếp làm việc với người vay để xem xét trước
khi quyết định cho vay.
Tín dụng gián tiếp: Là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng không trực tiếp
cung cấp vốn cho người có nhu cầu vay vốn mà là mua lại các khế ước hoặc chứng từ đã
phát sinh va còn trong thời hạn thanh toán.
Ngoài ra còn có những tiêu thức phân loại khác như:
Theo đối tượng tín dụng thì có tín dụng vốn lưu động, tín dụng vốn cố định.
Theo mục đích tín dụng có tín dụng bất động sản, tín dụng nông nghiệp, tín dụng
các định chế tài chính, tín dụng cá nhân, cho thuê.
Theo phương pháp hoàn trả có tín dụng không có thời hạn cụ thể, tín dụng có thời
hạn.
1.1.3 Vai trò của tín dụng