Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tích hợp nội dung tiếng việt giữa trung học sơ sở và trung học phổ thông. một số vấn đề cụ thể.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
HOÀNG THỊ KIM ANH
TÍCH HỢP NỘI DUNG TIẾNG VIỆT GIỮA TRUNG
HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đà Nẵng, 05 - 2015
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------
TÍCH HỢP NỘI DUNG TIẾNG VIỆT GIỮA TRUNG
HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn
Th.S. Nguyễn Đăng Châu
Người thực hiện
Hoàng Thị Kim Anh
(Khóa 2011 – 2015)
Đà Nẵng, 05 - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, thực hiện
dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Đăng Châu. Ngoại trừ những nội dung
đã được tham khảo có kèm theo nguồn trích dẫn, luận văn này không bao
gồm một phần hoặc toàn bộ nội dung của bất kỳ một công trình nào đã được
công bố để nhận một văn bằng hay học vị ở bất kỳ một cơ sở đào tạo nào
khác.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này.
Đà Nẵng, ngày 03 tháng 05 năm 2015
Tác giả
Hoàng Thị Kim Anh
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua nhờ sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của quý thầy
cô, những người thân trong gia đình và bạn bè thì tôi đã hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp này.
Bằng tấm lòng tri ân sâu sắc tôi xin gửi lời cám ơn đến các Thầy Cô
trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, đặc biệt là
thầy giáo Nguyễn Đăng Châu – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá
trình thực hiện khóa luận.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Thư viện trường Đại
học Sư phạm Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho tôi những tư liệu
cần thiết và quý giá để chúng tôi có cơ sở nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đà Nẵng, ngày 03 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Hoàng Thị Kim Anh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
5. Bảng chú thích các kí hiệu viết tắt.............................................................. 5
6. Bố cục đề tài............................................................................................... 5
NỘI DUNG ................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................. 6
1.1. Thế nào là tích hợp và tích hợp chương trình?.................................... 6
1.1.1. Khái niệm tích hợp ............................................................................... 6
1.1.2. Tích hợp chương trình .......................................................................... 7
1.1.2.1. Tích hợp trong chương trình Ngữ văn................................................ 7
1.1.2.2. Tích hợp trong phân môn Tiếng Việt................................................. 8
1.2. Cấu trúc chương trình phân môn Tiếng Việt giữa sách giáo khoa
THCS và THPT.......................................................................................... 10
1.2.1. Hợp phần của chương trình Tiếng Việt............................................... 10
1.2.2. Cấu trúc chương trình phân môn Tiếng Việt....................................... 10
1.3. Tổng thuật về nội dung Tiếng Việt ở THCS và THPT........................... 11
1.3.1. Nội dung Tiếng Việt ở THCS............................................................. 11
1.3.2. Nội dung Tiếng Việt ở THPT ............................................................. 14
CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 17
DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC NỘI DUNG TIẾNG VIỆT ........................ 17
2.1. Dạy học tích hợp nội dung từ ngữ ...................................................... 17
2.1.1. Từ ngữ và mục đích dạy học từ ngữ ở THPT...................................... 17
2.1.1.1. Từ và ngữ - các đơn vị của từ vựng ................................................. 17
2.1.1.2. Mục đích dạy học từ ngữ ở THPT ................................................... 20
2.1.2. Tích hợp nội dung từ ngữ giữa THCS và THPT ................................. 21
2.1.2.1. Định hướng tích hợp chương trình từ ngữ........................................ 21
2.1.2.2. Tích hợp trong quá trình dạy học ..................................................... 22
2.2. Dạy học tích hợp nội dung ngữ pháp.................................................. 24
2.2.1. Ngữ pháp và mục đích dạy học ngữ pháp ở THPT ............................. 24
2.2.1.1. Ngữ pháp và đặc điểm của ngữ pháp ............................................... 24
2.2.1.2. Mục đích dạy học ngữ pháp ở THPT ............................................... 25
2.2.2. Tích hợp nội dung ngữ pháp giữa THCS và THPT............................. 27
2.2.2.1. Định hướng tích hợp chương trình ngữ pháp ................................... 27
2.2.2.2. Tích hợp trong quá trình dạy học ..................................................... 27
2.3. Dạy học tích hợp về các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ......... 29
2.3.1. Phân biệt phương tiện tu từ và biện pháp tu từ.................................... 29
2.3.2. Dạy học tích hợp phương tiện tu từ giữa THCS và THPT .................. 33
2.3.3. Dạy học tích hợp biện pháp tu từ giữa THCS và THPT...................... 35
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ BÀI GIẢNGTHỰC NGHIỆM ........................ 38
3.1. Lí thuyết............................................................................................... 38
3.1.1. Mục đích, ý nghĩa của thiết kế bài giảng thực nghiệm ........................ 38
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm....................................................................... 38
3.1.3. Phương pháp thiết kế bài giảng thực nghiệm ...................................... 39
3.2. Thiết kế bài giảng ................................................................................ 40
3.2.1. Thiết kế bài giảng cho bài học lí thuyết .............................................. 40
3.2.1.1. Giáo án ............................................................................................ 40
3.2.1.2. Tiểu kết về giáo án .......................................................................... 49
3.2.2. Thiết kế giáo án cho bài học vận dụng, thực hành .............................. 50
3.2.2.1. Giáo án ............................................................................................ 50
KẾT LUẬN................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 62
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sách giáo khoa là một dụng cụ, phương tiện thiết yếu trong cả việc dạy và
việc học. Nội dung chương trình trong sách giáo khoa đã được biên soạn cẩn thận,
kĩ lưỡng để phù hợp với từng cấp học và đối tượng học; đồng thời trình tự bài học
cũng được phân bố một cách phù hợp. Trong mỗi bài học đều có sự kết hợp nhất
định đối với các bài khác trước đó, và cũng là cơ sở để mở ra bài học mới hoặc là
dữ liệu bài tập cho bài tiếp theo. Nếu không nắm vững được kiến thức cũng như ý
đồ tích hợp của từng bài trong sách giáo khoa thì khó có thể truyền đạt kiến thức
cần thiết cho học sinh, cũng như phá vỡ đi ý nghĩa của các bài học đã được biên
soạn trong sách giáo khoa nói chung và của môn Ngữ văn nói riêng. Chính vì vậy,
để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học, là giáo viên Ngữ văn tương lai, tôi thấy cần
phải nghiên cứu để hiểu rõ sách giáo khoa, công cụ chủ yếu trong nghề nghiệp của
mình.
Ở THCS và THPT chương trình môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng
Việt nói riêng trong sách giáo khoa được sắp xếp dựa trên sự liên kết giữa nội dung,
kiến thức, kĩ năng…giữa bài trước với bài sau, giữa lớp dưới với lớp trên, giữa bậc
học thấp với bậc học cao.
Như đã biết, phân môn Tiếng Việt có vai trò nền tảng, là cơ sở, điểm tựa
quan trọng nhất để học sinh có thể tiếp cận mọi lĩnh vực, mọi môn học, mọi vấn đề
trong học tập. Từ vựng, ngữ pháp cũng như các biện pháp tu từ là những phần được
chú trọng trong cả hai bậc học. Từ vựng và nghĩa của từ được sử dụng không chỉ
trong các phân môn Văn học, Làm văn mà còn được xem là cơ sở tiếp nhận kiến
thức cho các ngành khoa học khác, đặc biệt còn được dùng nhiều trong hoạt động
giao tiếp hằng ngày. Việc sử dụng từ, nghĩa của từ, cấu trúc câu, ngay cả biện pháp
tu từ cũng là một cách thể hiện văn hóa, thể hiện sự hiểu biết về tiếng Việt. Do đó,
việc kết hợp logic các bài học trong Tiếng việt là một cách để học sinh nắm sâu và
rõ các kiến thức hơn.