Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tích hợp nội dung giáo dục truyền thống yêu nước trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh trường THPT Chuyên Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ TRÀ
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC TRONG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ TRÀ
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC TRONG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: LL & PPDH bộ môn Lý luận Chính trị
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ TÙNG HOA
THÁI NGUYÊN - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính bản thân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Thị Tùng Hoa, chưa được sử dụng hoặc công
bố ở bất kỳ công trình nào khác. Những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực, đảm bảo tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng. Trích dẫn tài liệu đảm bảo chính xác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được sự động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi từ phía thầy cô giáo,
nhà trường và gia đình.
Trước tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô
giáo hướng dẫn - TS. Vũ Thị Tùng Hoa, người đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi vượt
qua được những khó khăn để hoàn thành luận văn của mình.
Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục
Chính trị, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học
sinh trường THPT Chuyên Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện, đồng hành, giúp đỡ tôi
để luận văn được hoàn thành.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn cảm thông,
động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học cũng như trong quá trình thực
hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả
Lê Thị Trà
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ........................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................................ 3
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài:............................ 4
5. Đóng góp mới của đề tài........................................................................................... 4
6. Kết cấu của đề tài...................................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TÍCH
HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC TRONG
MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN............................. 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài............................................................ 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................................ 5
1.2. Dạy học tích hợp nội dung giáo dục truyền thống yêu nước trong môn Giáo
dục công dân ở trường phổ thông ................................................................................. 8
1.2.1. Những vấn đề chung về tích hợp..................................................................... 8
1.2.2. Tích hợp giáo dục truyền thống yêu nước trong dạy học môn GDCD ở
trường THPT ........................................................................................................... 24
1.3. Thực trạng tích hợp nội dung giáo dục truyền thống yêu nước trong môn
Giáo dục công dân ở trường THPT Chuyên Thái Nguyên......................................... 31
1.3.1. Giới thiệu vài nét về trường THPT Chuyên Thái Nguyên............................ 31
1.3.2. Những điều kiện thực hiện tích hợp giáo dục truyền thống yêu nước
trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh trường THPT Chuyên
Thái Nguyên hiện nay ............................................................................................. 33
1.3.3. Thực trạng của việc tích hợp GD truyền thống yêu nước trong dạy học
môn Giáo dục công dân cho học sinh trường THPT Chuyên hiện nay .................. 39
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 42
iv
Chương 2. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN.........44
2.1. Quy trình thực nghiệm dạy học tích hợp ............................................................. 44
2.1.1. Lập kế hoạch thực nghiệm ............................................................................ 44
2.1.2. Xác định bài dạy tích hợp và xác định nội dung tích hợp............................. 46
2.1.3. Biên soạn giáo án tích hợp ............................................................................ 48
2.1.4. Thực hiện bài dạy tích hợp............................................................................ 52
2.1.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh........................................... 54
2.2. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................... 56
2.2.1. Điều tra kết quả đầu vào của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .......... 56
2.2.2. Nghiên cứu nội dung và lựa chọn đơn vị kiến thức ...................................... 57
2.2.3. Thiết kế bài giảng các bài thực nghiệm......................................................... 58
2.2.4. Kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh sau thực nghiệm........................ 71
2.2.5. Điều tra, tham khảo ý kiến học sinh.............................................................. 72
2.3. So sánh, đối chiếu kết quả thực nghiệm .............................................................. 72
2.3.1. Kiểm tra nội dung bài học sau lần thực nghiệm thứ 1 .................................. 72
2.3.2. Kiểm tra nội dung bài học sau lần thực nghiệm thứ 2 .................................. 74
2.3.3. Kết quả tham khảo ý kiến sau thực nghiệm .................................................. 76
Kết luận chương 2....................................................................................................... 80
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍCH
HỢP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC TRONG DẠY HỌC MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT................................................... 82
3.1. Nhóm biện pháp đối với các cấp quản lý............................................................. 82
3.2. Nhóm biện pháp đối với nhà trường.................................................................... 84
3.3. Nhóm biện pháp đối với giáo viên bộ môn ......................................................... 86
3.4. Nhóm giải pháp đối với phụ huynh học sinh....................................................... 87
3.5. Nhóm biện pháp đối với học sinh........................................................................ 89
Kết luận chương 3....................................................................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 93
Phụ lục
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Giải nghĩa
1 BGH Ban giám hiệu
2 GDCD Giáo dục công dân
3 PPDH Phương pháp dạy học
4 SGK Sách giáo khoa
5 THPT Trung học phổ thông
6 UNESCO Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên hiệp quốc
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng kết quả học tập học kỳ I năm học 2015- 2016 môn Giáo dục
công dân của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Khối 10).................... 56
Bảng 2.2: Bảng kết quả học tập học kỳ I năm học 2015- 2016 môn Giáo dục
công dân của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Khối 11).................... 57
Bảng 2.3: Bảng kết quả học tập khối 10 sau lần thực nghiệm thứ 1 của học sinh
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (phụ lục 4)........................................ 72
Bảng 2.4: Bảng kết quả học tập khối 11 sau lần thực nghiệm thứ 1 của học sinh
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (phụ lục 4)........................................ 72
Bảng 2.5: Bảng kết quả học tập khối 10 sau lần thực nghiệm thứ 2 của học sinh
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (phụ lục 4)........................................ 74
Bảng 2.6: Bảng kết quả học tập khối 11sau lần thực nghiệm thứ 2 của học sinh
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (phụ lục 4)........................................ 74
Bảng 2.7: Bảng thống kê ý kiến trả lời các câu hỏi của học sinh sau thực nghiệm......... 77
Bảng 2.8: Bảng thống kê ý kiến của phụ huynh sau thực nghiệm........................... 79
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập khối 10 sau lần thực nghiệm
thứ nhất của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng................... 73
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập khối 11 sau lần thực nghiệm
thứ 1 của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng........................ 73
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập khối 10 sau lần thực nghiệm
thứ 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ...................................... 75
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập khối 11 sau lần thực nghiệm
thứ 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ...................................... 75
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên
cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những
năm gần đây. Tích hợp không chỉ rút gọn thời gian trình bày tri thức của nhiều môn
học mà quan trọng hơn là tập dượt cho học sinh cách vận dụng các kiến thức đã học để
giải quyết các vấn đề học tập và các vấn đề thực tiễn. Như vậy tích hợp là một trong
những xu hướng nhằm nâng cao năng lực của người học và hiệu quả của quá trình giáo
dục.
Nhờ có những ưu điểm nổi bật của mình mà trong đề án đổi mới chương trình
sách giáo khoa THPT sau 2015 theo tinh thần Nghị quyết 29NQ/TW về “đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” thì dạy học tích hợp được xem
là một hướng đi chủ yếu.[18]
Đối với nghề dạy học, nhiệm vụ “dạy chữ” và “dạy người” luôn được chú trọng
và tiến hành đồng thời. Nghĩa là người học không chỉ được trang bị kiến thức vững vàng
mà còn hình thành ở bản thân những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, có lối sống lành mạnh,
biết sống có lý tưởng, có hoài bão. Đây cũng là phương hướng phát triển giáo dục đào
tạo đến 2020 vừa chú trọng dạy làm người, vừa dạy chữ, vừa dạy nghề. Để làm được
điều này việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, các truyền thống quý báu của dân
tộc cho học sinh nói chung, học sinh THPT nói riêng là một việc làm cần được quan tâm,
đề cao. Như tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã nêu rõ:
"Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam, bồi dưỡng các giá trị
văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng
lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh con người Việt Nam".[15]
Tuổi học trò - lứa tuổi vô tư, trong sáng nhưng trong nhận thức của các em đang
dần hình thành ý thức chính trị, trách nhiệm công dân do đó việc giáo dục các giá trị
đạo đức truyền thống trong đó có truyền thống yêu nước là một việc làm vừa cần thiết,
2
vừa cấp bách, vừa có tính lâu dài. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng răn dạy:
“Từ tiểu học, trung học cho đến đại học là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh niên. Óc
những người trẻ tuổi trong sạch như tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm
đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của
thanh niên tức là tương lai của nước nhà. Vì vậy, cốt nhất là phải dạy cho học trò biết
yêu nước thương nòi. Phải dạy cho họ có ý thức tự lập, tự cường, quyết không chịu
thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”.[32]
Lời dạy của Người vẫn còn nguyên giá trị tới thế hệ hôm nay, lời dạy đó trở
thành ngọn đuốc soi đường cho các thế hệ người Việt Nam không ngừng phấn đấu, học
tập, lao động vì niềm kiêu hãnh của Tổ quốc mình. Vì vậy truyền thống yêu nước đã
trở thành vốn quý, là sức mạnh tuyệt vời đã bao lần giúp dân tộc ta đứng vững trước
những thử thách nghiệt ngã của lịch sử. Ngày nay, trong bối cảnh đất nước đang hội
nhập sâu rộng với thế giới trên mọi lĩnh vực, truyền thống yêu nước đã được bồi đắp,
phát triển lên một tầm cao mới. Truyền thống ấy đang chắp cánh, tiếp thêm nguồn sức
mạnh cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay ngày đêm chiến đấu, lao động, học tập cống
hiến trên mọi mặt trận để đảm bảo cho sự phát triển của đất nước. Để làm tốt vai trò là
người chủ nước nhà trong tương lai, rõ ràng thế hệ trẻ phải có tình yêu đất nước nồng
nàn, họ không chỉ cần thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện mà còn phải biết cống
hiến và hy sinh. Nhưng có một thực tế đáng buồn hiện nay là một số bạn trẻ đang mải
mê theo đuổi những giá trị vật chất thấp kém, tầm thường mà quên đi nghĩa vụ, trách
nhiệm lớn lao của mình đối với Tổ quốc. Họ đang sa vào một cuộc sống thiếu lý tưởng,
không có niềm tin, không có sự định hướng một cách đúng đắn. Vì vậy, việc giáo dục
truyền thống yêu nước cho học sinh đang trở thành một vấn đề bức thiết đối với mỗi
học sinh cũng như với vận mệnh của dân tộc.
Trong các nhà trường, việc giáo dục truyền thống yêu nước phải được tiến
hành một cách toàn diện ở tất cả các lĩnh vực, các khối lớp. Tuy nhiên với thời lượng
có hạn trong chương trình môn Giáo dục công dân ở cấp THPT chúng ta không thể
khai thác được hết các nội dung của truyền thống yêu nước. Để thực hiện được mục
tiêu dạy “làm người” việc tích hợp giáo dục truyền thống yêu nước là một việc làm
cần thiết.
3
Môn Giáo dục công dân ở trường THPT đang thực hiện vai trò giáo dục đạo
đức, tư tưởng, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Thực tế giảng
dạy môn Giáo dục công dân ở trường THPT Chuyên Thái Nguyên cho thấy việc dạy
học tích hợp các nội dung chưa trở thành định hướng chung và chưa thể hiện rõ nét
trong chương trình sách giáo khoa mà phụ thuộc nhiều vào khả năng vận dụng của từng
giáo viên. Chính vì vậy mà những bài học trong chương trình còn khô khan, thiếu tính
hấp dẫn, chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn vấn đề: “Tích hợp nội dung giáo dục
truyền thống yêu nước trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh trường
THPT Chuyên Thái Nguyên” là một đề tài luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, chuyên
ngành Lý luận và phương pháp dạy học Lý luận Chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình tích hợp và đề xuất biện pháp tích hợp giáo dục truyền thống
yêu nước trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh trường THPT Chuyên
Thái Nguyên
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Xây dựng cơ sở lý luận về tích hợp giáo dục truyền thống yêu
nước trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT.
- Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng tích hợp giáo dục truyền thống yêu nước tại
trường THPT Chuyên Thái Nguyên.
- Nhiệm vụ 3: Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của dạy học
tích hợp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tích hợp giáo dục truyền thống yêu nước trong dạy học môn Giáo dục
công dân ở trường THPT Chuyên Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đặc thù tri thức của môn Giáo dục công dân, luận văn chỉ nghiên cứu việc
tích hợp giáo dục truyền thống yêu nước trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”
môn Giáo dục công dân chương trình lớp 10 và phần “Công dân với các vấn đề chính
trị - xã hội” môn Giáo dục công dân chương trình lớp 11.
4
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài:
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về truyền thống yêu nước
và giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên, học sinh hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật
lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp lôgic và lịch sử.
- Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thống kê xã hội học.
5. Đóng góp mới của đề tài
Xác định nội dung và biện pháp tích hợp giáo dục truyền thống yêu nước cho
học sinh trường THPT Chuyên Thái Nguyên.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương, 11 tiết.
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học tích hợp nội dung giáo dục
truyền thống yêu nước trong môn GDCD ở trường THPT Chuyên Thái Nguyên
Chương 2. Thực nghiệm sư phạm tích hợp nội dung giáo dục truyền thống
yêu nước trong dạy học môn giáo dục công dân cho học sinh trường THPT
Chuyên Thái Nguyên
Chương 3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục
truyền thống yêu nước trong dạy học môn giáo dục công dân cho học sinh THPT
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
YÊU NƯỚC TRONG MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN
THÁI NGUYÊN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước nói chung và tích hợp giáo dục truyền thống
yêu nước là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước. Có nhiều sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học tập trung
nghiên cứu về tích hợp và nghiên cứu về vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ
trẻ hiện nay. Trong giới hạn nhận thức của tôi thì có những công trình tiêu biểu như:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
- Lê Văn Canh biên dịch cuốn “Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi”
của Giselle O. Martin - Kniep, Nxb Giáo dục Việt Nam. Tác giả đã khẳng định: Tích
hợp chương trình là một phương tiện tối cần thiết để tạo ra sự kết dính, tạo thành khối
thống nhất trong hoạt động học của học sinh. Đồng thời tác giả đã đưa ra bốn lí do cơ
bản của tích hợp chương trình - đây cũng là những đòi hỏi khách quan và chủ quan của
quá trình dạy và học.[23]
- Susan MDrake (2007), “Xây dựng chương trình tích hợp dựa trên chuẩn”.
Trong công trình này tác giả đưa ra cách tiếp cận tích hợp một các đa dạng, trên nhiều
phương diện khác nhau.[47]
- Xavier Roegies, Nxb Giáo dục - Hà Nội (1996), “Khoa sư phạm tích hợp hay
làm thế nào để phát triển các năng lực trong nhà trường”, thì cho rằng tích hợp là một
quan điểm lý luận dạy học và tích hợp môn học có những mức độ khác nhau, từ đơn
giản đến phức tạp, từ thấp đến cao.[46]
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
- Dương Tự Đam (2008), “Tuổi trẻ Việt Nam với chủ nghĩa yêu nước trong lịch sử
dân tộc” Nxb Thanh Niên. Tác phẩm tập trung vào nội dụng giáo dục truyền thụ lý tưởng
cách mạng và tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ Việt Nam, đồng thời tác phẩm cũng giới
thiệu những tấm gương tiêu biểu trong chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.[17]