Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn trong dạy học phần sinh thái học - Sinh học 12
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1567

Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn trong dạy học phần sinh thái học - Sinh học 12

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

–––––––––––––––––––––

SẰM HUY THỨC

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BẮC KẠN TRONG DẠY HỌC

PHẦN SINH THÁI HỌC - SINH HỌC 12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

–––––––––––––––––––––

SẰM HUY THỨC

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BẮC KẠN TRONG DẠY HỌC

PHẦN SINH THÁI HỌC - SINH HỌC 12

Ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Sinh học

Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS HÀ VĂN DŨNG

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng

dẫn của TS. Hà Văn Dũng

Các tài liệu trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên

cứu là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kì công trình khác.

Thái Nguyên, ngày 1 tháng 9 năm 2019

Tác giả

Sằm Huy Thức

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, nghiên cứu khoa học và thực nghiệm luận văn tốt

nghiệp, tôi đã nhận được sự động viên giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo, người

hướng dẫn khoa học của tôi TS. Hà Văn Dũng, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ

tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong khoa Sinh học -

Trường ĐHSP Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận và

phương pháp dạy học bộ môn Sinh học đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành

đề tài nghiên cứu của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh các trường

THPT chuyên Bắc Kạn, PTDTNT tỉnh Bắc Kạn, THPT Bộc Bố huyện Pác Nặm (Bắc

Kạn) đã giúp đỡ tôi tổ chức thực nghiệm sư phạm thành công.

Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn gia đình, tất cả bạn bè đã luôn ở bên động

viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, ngày 1 tháng 9 năm 2019

Tác giả

Sằm Huy Thức

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................i

Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii

Mục lục ........................................................................................................................ iii

Danh mục các chữ viết tắt.............................................................................................iv

Danh mục các bảng........................................................................................................v

Danh mục các hình .......................................................................................................vi

MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 1

1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 6

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.......................................................................... 7

4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 7

5. Giới hạn của đề tài .................................................................................................... 7

6. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 7

7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 7

8. Những đóng góp mới của luận án............................................................................. 9

9. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 9

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUÂN VÀ THỰC TIỄN....................................................... 10

1.1. Lịch sử nghiên cứu về tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học ở trung

học phổ thông ....................................................................................................................... 10

1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................................ 10

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam................................................................................. 12

1.2. Cơ sở lí luận................................................................................................................... 13

1.2.1. Tích hợp và dạy học tích hợp.................................................................................... 13

1.2.2. Biến đổi khí hậu và giáo dục biến đổi khí hậu......................................................... 17

1.2.3. Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Sinh học ở trung học

phổ thông............................................................................................................................. 19

1.2.4. Chủ đề và dạy học theo chủ đề.................................................................................. 23

1.3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................................. 25

iv

1.3.1. Điều tra thực trạng dạy học theo CĐ ở một số trường THPT tại tỉnh Bắc Kạn ...... 26

1.3.2. Điều tra thực trạng dạy học tích hợp giáo dục BĐKH qua môn Sinh học ở

trường THPT trong tỉnh Bắc Kạn........................................................................................ 27

Kết luận chương 1 ................................................................................................................ 31

CHƯƠNG 2. TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BẮC KẠN TRONG DẠY HỌC PHẦN

SINH THÁI HỌC - SINH HỌC 12................................................................................. 33

2.1. Phân tích cấu trúc nội dung phần sinh thái học - sinh học 12 .................................... 33

2.1.1. Cấu trúc nội dung....................................................................................................... 33

2.1.2. Tiềm năng GDBĐKH trong dạy học phần STH - SH 12........................................ 34

2.1.3. Đặc điểm sinh thái tỉnh Bắc Kạn - Cơ hội để dạy học tích hợp GDBĐKH cho

học sinh ................................................................................................................................. 35

2.2. Biện pháp tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học phần sinh thái học -

sinh học 12............................................................................................................................ 37

2.2.1. Sử dụng bài tập tình huống thực tiễn........................................................................ 37

2.2.2. Sử dụng biện pháp đóng vai...................................................................................... 39

2.2.3. Dạy học theo dự án .................................................................................................... 40

2.2.4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm ................................................................................. 43

2.3. Xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp GDBĐKH cho học sinh

THPT tỉnh Bắc Kạn trong dạy học phần sinh thái học - sinh học 12................................ 43

2.3.1. Nguyên tắc xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp GDBĐKH trong

dạy học phần sinh thái học - sinh học 12............................................................................ 43

2.3.2. Quy trình chung xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp GDBĐKH

trong phần sinh thái học - sinh học 12 ................................................................................ 43

2.3.3. Vận dụng quy trình vào thiết kế KHDH và tổ chức DH chủ đề tích hợp

GDBĐKH trong DH STH - SH12 ...................................................................................... 49

2.4. Đánh giá NL vận dụng kiến thức ................................................................................. 58

2.4.1. Tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức GQVĐ của HS............................. 58

2.4.2. Bộ công cụ đánh giá năng lực VDKT ...................................................................... 60

Kết luận chương 2 ................................................................................................................ 61

v

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................. 62

3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm................................................................................... 62

3.2. Nhiệm vụ thực nhiệm sư phạm.................................................................................... 62

3.3. Nội dung thực nghiệm .................................................................................................. 62

3.3.1. Đối tượng thực nghiệm.............................................................................................. 62

3.3.2. Địa điểm nghiên cứu thực nghiệm............................................................................ 62

3.3.3. Thời gian thực nghiệm............................................................................................... 62

3.4. Phương pháp thực nghiệm............................................................................................ 62

3.5. Kết quả thực nghiệm..................................................................................................... 63

3.5.1 Kết quả trước thực nghiệm......................................................................................... 63

3.5.2. Kết quả sau thực nghiệm........................................................................................... 63

Kết luận chương 3 ................................................................................................................ 73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................... 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 76

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

BVMT Bảo vệ môi trường

CĐ Chủ đề

ĐC Đối chứng

GD Giáo dục

GDBBĐKH Giáo dục biến đổi khí hậu

GQVĐ Giải quyết vấn đề

GV GV

HS HS

MT Môi trường

ND Nội dung

STH Sinh thái học

TC Tiêu chuẩn

THPT Trung học phổ thông

TN Thực nghiệm

VDKT Vận dụng kiến thức

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Một số khó khăn của giáo viên khi dạy học theo CĐ....................................... 26

Bảng 1.2: Nhận thức của GV về mục đích dạy học theo CĐ............................................ 27

Bảng 1.3: Mức độ thực hiện GDBĐKH thông qua môn học............................................ 27

Bảng 1.4: Hình thức GDBĐKH thường xuyên được áp dụng trong dạy học .................... 28

Bảng 1.5: Nguồn tài liệu được GV sử dụng trong dạy học để GDBĐKH....................... 29

Bảng 1.6: Những khó khăn GV gặp phải khi thực hiện GDBĐKH trong dạy học

bộ môn.............................................................................................................. 29

Bảng 1.7: Nội dung giáo viên cần hỗ trợ trong việc thực hiện nội dung tích hợp

GDBĐKH ........................................................................................................ 30

Bảng 1.8: Lợi ích của việc GDBĐKH trong dạy học sinh học tại tỉnh Bắc Kạn............. 30

Bảng 2.1: Lựa chọn chủ đề, xác định nội dung và biện pháp tích hợp GDBĐKH

trong phần Sinh thái học - Sinh học 12.......................................................... 46

Bảng 2.2: Bảng ma trận các yêu cầu cần đạt khi học CĐ............................................ 50

Bảng 2.3: Các tiêu chí với các mức độ biểu hiện của NLVDKT...................................... 58

Bảng 2.4: Phiếu sử dụng để thống kê đánh giá NLVDKT đạt được của từng của HS

qua từng bài KT............................................................................................... 60

Bảng 3.1: Đánh giá mức độ đạt được về nội dung GD BVMT và BĐKH trước

thực nghiệm.................................................................................................... 63

Bảng 3.2: Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra 15 phút của lớp TN và ĐC................... 64

Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra 15 phút của lớp TN và ĐC................ 64

Bảng 3.4: Bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 15 phút của lớp TN và ĐC................ 64

Bảng 3.5: Kiểm định

X

điểm kiểm tra 15 phút của nhóm lớp TN và ĐC....................... 66

Bảng 3.6: Phân tích phương sai điểm kiểm tra 15 phút của lớp TN và lớp ĐC .......... 67

Bảng 3.7: Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra 1 tiết....................................................... 67

Bảng 3.8: Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra 1 tiết.................................................... 67

Bảng 3.9: Bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết.................................................... 68

Bảng 3.10: Kiểm định

X

điểm kiểm tra 1 tiết của nhóm lớp TN và ĐC........................ 69

Bảng 3.11: Phân tích phương sai điểm kiểm tra 1 tiết của lớp TN và lớp ĐC............. 70

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ về Quy trình chung xây dựng và tổ chức DH chủ đề tích hợp

GDBĐKH trong phần Sinh thái học - SH 12........................................ 44

Hình 2.2. Sơ đồ Lôgíc cấu trúc nội dung chương trình STH ở trường PTTH...... 45

Hình 2.3. Sơ đồ các bước thiết kế KHDH chủ đề tích hợp GDBĐKH ................ 48

Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm kiểm tra 15 phút của lớp TN và ĐC.. 65

Hình 3.2. Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 15 phút của lớp TN và ĐC ............ 65

Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm kiểm tra 1 tiết .................................... 68

Hình 3.4. Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 1 tiết giữa lớp TN và lớp ĐC ........ 69

Hình 3.5. Đồ thị đánh giá sự tiến bộ năng lực VDKT của lớp TN và lớp ĐC ..... 72

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Tác hại của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia

trên thế giới. Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về PTBV tại Johannesburg (Cộng hòa Nam

Phi) năm 2002 đã nhận định rằng những hậu quả của BĐKH toàn cầu trực tiếp tác động

đến sự sinh tồn của loài người, vì gây hại đến: Tài nguyên nước, Năng lượng, Sức khỏe

con người, Nông nghiệp và an ninh lương thực, Đa dạng sinh học [10]

Sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang hàng ngày gây ra sự nóng lên của Trái

Đất, kéo theo đó là vô số hệ lụy như băng tan, nước biển dâng cao, mưa bão, lũ lụt,

cho đến các thiên tai có khả năng gây tàn phá quy mô lớn như động đất, sóng thần,

hạn hán… Tất cả góp phần gây nên hậu quả là tình trạng thiếu lương thực và hàng

loạt dịch bệnh ở con người và vật nuôi. Theo các nhà khoa học, chính con người với

những hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày là một trong những

nguyên nhân chính đang gây ra sự nóng lên toàn cầu và gây ra hiệu ứng nhà kính.

BĐKH đang là thách thức nghiêm trọng nhất đối với quá trình phát triển bền vững

của tất cả quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh

hưởng nặng nề nhất của BĐKH do có bờ biển dài. [10]

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), nhiều loại hình thiên tai và thời tiết

cực đoan diễn ra với quy mô và tần suất ngày càng lớn. Tại Hội nghị LHQ về BĐKH

(COP 23) ở Born, Đức (11/2017), số liệu thống kê cho thấy trên toàn thế giới, từ

1996-2016, thiên tai do BĐKH làm chết 520.000 người, gây thiệt hại kinh tế 3.160 tỷ

USD. [10] [39]

Việt Nam được dự đoán bị tác động nặng nề nếu khí hậu tăng lên 10C và nước

biển dâng cao 1m. Trong 45 năm (1956-2000) có 311 cơn bão và áp thấp ảnh hưởng

đến Việt Nam. Mỗi năm chính phủ phải chi hàng nghìn tỷ đồng để khắc phục hậu quả

thiên tai. Chỉ riêng năm 2007, thiên tai đã làm thiệt hại 11.600 tỷ đồng, hơn 400

người chết, mất tích; làm ngập và hư hại 113.800 ha lúa, phá huỷ 1.300 công trình

đập, cống thủy lợi. Đặc biệt, theo các kịch bản BĐKH của Việt Nam, đến cuối thế kỷ

XXI, sẽ có 40% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 11% diện tích

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!