Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tích hợp giáo dục những vấn đề khoa học xã hội - nhân văn trong dạy học tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại lớp 11 THPT
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
782.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1346

Tích hợp giáo dục những vấn đề khoa học xã hội - nhân văn trong dạy học tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại lớp 11 THPT

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VŨ THỊ THỊNH

TÍCH HỢP GIÁO DỤC NHỮNG VẤN ĐỀ KHOA HỌC

XÃ HỘI - NHÂN VĂN TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM

VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI LỚP 11 THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - NĂM 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VŨ THỊ THỊNH

TÍCH HỢP GIÁO DỤC NHỮNG VẤN ĐỀ KHOA HỌC

XÃ HỘI - NHÂN VĂN TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM

VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI LỚP 11 THPT

CHUYÊN NGÀNH : LÍ LUẬN VÀ PPDH VĂN - TIẾNG VIỆT

MÃ SỐ: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Đỗ Ngọc Thống

THÁI NGUYÊN – NĂM 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự

hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống. Nội dung đề tài nghiên

cứu của luận văn chưa được ai công bố trong công trình nào khác.

Người hướng dẫn khoa học Tác giả luận văn

PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống Vũ Thị Thịnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Những luận điểm cơ bản về dạy học tích hợp

1.1.1. Quan niệm về dạy học tích hợp

1.1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp

1.1.3. Vì sao phải thực hiện dạy học tích hợp?

1.1.4. Một số phương thức tích hợp các nội dung

1.1.5. Tích hợp nội dung và tích hợp như một khoa học sư phạm

1.2. Yêu cầu của chương trình Ngữ văn trung học về dạy học tích hợp

1.2.1. Tích hợp ba phần Văn, Tiếng Việt và Làm văn

1.2.2. Tích hợp ngang và tích hợp dọc

1.2.3. Tích hợp liên môn và xuyên môn

1.3. Tác phẩm văn học nói chung và văn xuôi Việt Nam hiện đại nói

riêng tiềm ẩn nhiều yếu tố và dữ kiện để thực hiện dạy học tích hợp

1.4. Khảo sát thực trạng việc dạy học tác phẩm văn xuôi Việt Nam

hiện đại ở trung học phổ thông hiện nay

1.4.1. Nội dung yêu cầu tích hợp của sách giáo khoa Ngữ văn

1.4.2. Cách thức dạy học tích hợp các tri thức khoa học xã hội -

nhân văn qua những tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại

1.4.2.1. Khảo sát giáo án của giáo viên và dự giờ dạy học tác

phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại

i

ii

iii

1

14

14

14

16

17

20

22

24

24

26

29

31

36

36

39

39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

1.4.2.2. Khảo sát bài viết của học sinh về tác phẩm văn xuôi Việt

Nam hiện đại

CHƢƠNG 2 : DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN XUÔI VIỆT NAM

HIỆN ĐẠI Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO YÊU CẦU

TÍCH HỢP KIẾN THỨC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN

2.1. Xác định mục tiêu và yêu cầu tích hợp kiến thức khoa học xã hội -

nhân văn trong dạy học tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại ở trung

học phổ thông

2.1.1. Mục tiêu tích hợp

2.1.2. Yêu cầu tích hợp

2.2. Khả năng và các nội dung khoa học xã hội - nhân văn có thể tích hợp

khi dạy các tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại ở trung học phổ thông

2.2.1. Khả năng tích hợp

2.2.2. Nội dung tích hợp

2.3. Tổ chức dạy học tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại ở trung học

phổ thông theo yêu cầu tích hợp kiến thức khoa học xã hội - nhân văn

2.3.1. Biên soạn giáo án theo yêu cầu tích hợp

2.3.2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu tích hợp

2.3.3. Tổ chức đọc hiểu văn bản trên lớp theo yêu cầu tích hợp

2.3.4. Kiểm tra đánh giá theo yêu cầu tích hợp

CHƢƠNG 3 : THỬ NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Mục đích thử nghiệm

3.2. Đối tượng, phạm vi và địa bàn thử nghiệm

3.3. Nội dung thử nghiệm

3.4. Hình thức thử nghiệm

3.4.1. Thiết kế giáo án thử nghiệm

3.4.2. Thử nghiệm trên lớp

43

50

50

51

54

54

59

62

62

70

73

82

86

86

86

86

86

105

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

3.5. Kết quả thử nghiệm

3.5.1. Bảng thống kê và tổng hợp kết quả thử nghiệm

3.5.2. Nhận xét chung về thử nghiệm

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

105

105

105

107

109

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DHTH

GD&ĐT

GV

HS

KHXH-NV

PPDH

SGK

SGV

THCS

THPT

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

Dạy học tích hợp

Giáo dục và đào tạo

Giáo viên

Học sinh

Khoa học xã hội - nhân văn

Phương pháp dạy học

Sách giáo khoa

Sách giáo viên

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công

nghệ, tri thức của loài người đang gia tăng nhanh chóng, việc quy định cứng

nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng

nội dung chương trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại. Mặt

khác, thời gian học tập trong nhà trường có hạn, ngày càng có nhiều nội dung

giáo dục mới cần đưa vào nhà trường (dân số, môi trường, phòng chống

HIV/AIDS, chống các tệ nạn xã hội, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông,

bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân tộc,...). Song không thể đặt thêm những

môn học mới mà phải lồng ghép vào các môn học đã có. Do đó phải chuyển

từ dạy các môn học riêng rẽ sang dạy các môn học tích hợp. GV phải biết dạy

tích hợp các khoa học, dạy cho HS cách thu thập, chọn lọc, xử lí thông tin,

biết vận dụng các kiến thức học được vào các tình huống của đời sống thực tế.

1.2. Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang

được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế

giới. Ở nước ta, từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng

môn học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung

nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông, chủ yếu ở bậc

tiểu học và cấp THCS. Trước đó, tinh thần giảng dạy tích hợp chỉ mới được

thực hiện ở những mức độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ năng

thuộc các môn học hay phân môn khác nhau để giải quyết một vấn đề giảng

dạy.

Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử

nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình và SGK THPT. Chương trình

THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ GD&ĐT dự thảo đã ghi rõ: “Lấy quan

điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”, “Nguyên tắc

tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt

đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt

trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp

trong sách giáo khoa; tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và

tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc

thêm, tham khảo.” [2]

Như vậy, ở nước ta hiện nay, vấn đề cần hay không cần tích hợp trong

xây dựng nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương

pháp giảng dạy ở bộ môn Ngữ văn không đặt ra nữa. Bài toán đang đặt ra

trong lĩnh vực lí luận và PPDH bộ môn là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận

dụng DHTH vào dạy học Ngữ văn nói chung và ở THPT nói riêng nhằm hình

thành và phát triển năng lực cho HS một cách có hiệu quả hơn, góp phần thực

hiện tốt mục tiêu GD&ĐT của bộ môn.

1.3. Tích hợp được vận dụng vào nền giáo dục nước ta, đang là vấn đề

mới mẻ, còn nhiều lúng túng về lí luận cũng như cách thức thực hiện. Trong

những năm đầu thực hiện thay đổi chương trình SGK, thay đổi phương pháp

giảng dạy theo hướng tích hợp, chúng ta không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng trước

vấn đề mới mẻ này. GV và HS đang từng bước làm quen với chương trình

mới, cách dạy - học mới. Chính vì vậy mà trong quá trình thực hiện chương

trình, cả GV lẫn HS không tránh khỏi những khó khăn. Chương trình SGK

mới, cách dạy - học mới theo hướng tích hợp yêu cầu đối với GV và HS ở

một mức độ cao hơn hẳn so với chương trình và cách dạy - học cũ. Để thực

hiện được chương trình tích hợp, bắt buộc GV và HS phải đầu tư thời gian

nhiều hơn cho việc soạn bài, tham khảo tài liệu, suy nghĩ để tìm ra hướng tiếp

cận phù hợp, tìm ra cách hiểu, cách lí giải vấn đề sát thực, có cơ sở lí luận.

Làm sao để trong một giờ học, bài học, GV phải tổ chức, hướng dẫn, định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

hướng để thúc đẩy được sự hoạt động bên trong của HS. HS phải tự tìm tòi,

khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức mà bài học chứa đựng. Đồng thời từ kiến

thức của bài học, môn học đó, HS biết liên hệ, mở rộng sang những kiến thức

của bài học, môn học khác có liên quan. Thực hiện tốt được những yêu cầu đó

không phải là điều dễ dàng đối với cả GV và HS.

Một thực trạng dễ nhận thấy nữa là: phần lớn GV chưa hiểu kĩ, hiểu sâu

về tích hợp nên nhiều khi vận dụng vào bài dạy cụ thể còn nhiều vướng mắc,

lúng túng.

Đối với bậc THPT, việc học tập và vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp

đã nhiều năm nay, song tác dụng do tích hợp mang lại chưa cao do chưa xác

định rõ mục tiêu tích hợp nên tích hợp chưa nhất quán, chưa triệt để, nhiều

chỗ còn gượng ép…

1.4. Tháng 06 - 2012, tại Đại hội đồng của UNESCO, Tổng Giám đốc

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc - bà Irina Bokova

khẳng định: KHXH-NV ngày càng đóng vai trò quan trọng và nhấn mạnh sự

cần thiết phải nâng cao nhận thức chung của công chúng về nhu cầu KHXH￾NV trong việc góp phần tạo ra tương lai mà nhân loại mong muốn. Tổng

Giám đốc UNESCO cũng nêu rõ nhân loại ngày nay phải xử lí các vấn đề và

thách thức mới về xã hội cũng như về đường lối mới hướng tới bền vững.

KHXH-NV đóng vai trò quan trọng sống còn để phát triển các chính sách tốt

hơn nhằm đáp ứng các nhu cầu và giải quyết các thách thức mà nhân loại

đang đối mặt. Đây là vấn đề cốt lõi để đảm bảo phát triển bền vững trong thế

kỉ tới [61]. Trong nhà trường phổ thông, một số môn học có khả năng tích

hợp những nội dung KHXH-NV vào bài học, trong đó môn văn là một môn

học có khả năng đặc biệt.

1.5. Quá trình dạy học văn là quá trình phức hợp đan kết nhiều quá

trình tâm lí, ngôn ngữ, văn học, sư phạm. Cũng như nhiều môn học khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn là một khoa học - khoa học giáo

dục Ngữ văn, nó vừa có tính giáo dục, tính thẩm mĩ, lại vừa mang chức năng

là một loại công cụ đối với các môn học khác, do đó nhiệm vụ của nó rất lớn

lao. Quan điểm thực tiễn khi xây dựng chương trình Ngữ văn (2006) của Bộ

GD&ĐT cũng đã chỉ ra khá rõ: “Chương trình môn Ngữ văn đáp ứng yêu cầu

đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chương

trình trang bị cho học sinh những hiểu biết về xã hội, về con người, về cái đẹp

và phát triển năng lực giao tiếp, tư duy, góp phần hình thành năng lực hoạt

động thực tiễn cho những chủ nhân tương lai của đất nước” [3, tr. 7]. Đó là

những cơ sở cho việc vận dụng quan điểm tích hợp vào thực tế dạy học Ngữ

văn nói chung và dạy các tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông

nói riêng. Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp sẽ tạo cơ hội liên kết các môn

học trong nhà trường phổ thông để thực hiện mục đích giáo dục chung là hình

thành con người phát triển toàn diện.

Đối tượng dạy và học của giờ văn chủ yếu là các hiện tượng văn học

(gồm tác phẩm, tác giả, các trào lưu và giai đoạn lịch sử văn học...) nhưng chủ

yếu là tác phẩm văn học. Chương trình Đọc văn trong nhà trường phổ thông

hiện nay có quy mô lớn, bao gồm nhiều tác phẩm văn học có giá trị được trình

bày theo hệ thống thể loại (hay kiểu văn bản) kết hợp với tiến trình lịch sử

văn học. Trong đó, bài học về tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại chiếm

một thời lượng không nhỏ trong chương trình.

Khái niệm Văn xuôi Việt Nam hiện đại ở đây được hiểu là các tác phẩm

văn xuôi Việt Nam viết từ đầu thế kỉ XX với khởi đầu là tiểu thuyết Tố Tâm

(1925) của Hoàng Ngọc Phách cho đến nay. Với khoảng thời gian tám mươi

lăm năm - gần một thế kỉ, văn xuôi Việt Nam hiện đại đã trải qua những

chặng đường đầy biến động, trở thành một đề tài rất lí thú đối với công việc

nghiên cứu và phê bình văn học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

Quan điểm tuyển chọn tác phẩm vào chương trình và SGK Ngữ văn

hiện hành là “giàu giá trị nhân bản, thể hiện tất cả những mối quan hệ đa

dạng của con người, đáp ứng mục tiêu giáo dục nhân cách hài hoà cho học

sinh” [57]. Các tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại được giảng dạy trong

chương trình Ngữ văn THPT là những tác phẩm có giá trị, chiếm vị trí quan

trọng trong nền văn học dân tộc. Những vấn đề nhà văn đặt ra trong các tác

phẩm này gần gũi với những vấn đề mà cuộc sống cũng như tuổi trẻ ngày nay

đang tìm câu trả lời. Nhưng để dạy tốt những tác phẩm thuộc thể loại này, để

HS có thể hiểu và yêu quý cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm được học là

điều không dễ, nhất là trong bối cảnh xã hội và thực tế dạy học hiện nay. Hơn

nữa, đây lại là những tác phẩm tiềm ẩn nhiều nội dung và dữ kiện để thực

hiện tích hợp giáo dục các tri thức, kĩ năng KHXH-NV.

Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp giáo dục

theo quan điểm tích hợp và PPDH Ngữ văn ở trường phổ thông, chúng tôi

chọn đề tài: Tích hợp giáo dục những vấn đề khoa học xã hội - nhân văn

trong dạy học tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại lớp 11 THPT với mong

muốn góp phần vào việc chỉ ra con đường, cách thức tích hợp các nội dung

KHXH-NV vào giảng dạy phần văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương

trình THPT.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong giáo

dục cũng như trong dạy học văn. Đây là vấn đề đã thu hút sự quan tâm của

các nhà phương pháp và những người làm công tác giáo dục. Đề cập vấn đề

này, mỗi tác giả bàn đến ở một góc độ khác nhau nhưng tất cả đều có chung

sự khẳng định về vị trí, vai trò quan trọng, về tính tất yếu khách quan của việc

tích hợp trong dạy học Ngữ văn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!