Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học địa lí 12 - THPT ở tỉnh Hà Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ THANH
TÍCH HỢP ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI QUA THỰC TẾ DẠY HỌC
ĐỊA LÍ 12 - THPT Ở TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ THANH
TÍCH HỢP ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI QUA THỰC TẾ DẠY HỌC
ĐỊA LÍ 12 - THPT Ở TỈNH HÀ GIANG
Ngành: LL và PP dạy học Địa lí
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học trong đề tài là kết quả nghiên
cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong công trình này là trung
thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố
trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả
Phạm Thị Thanh
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Địa lí, Phòng Đào tạo trường
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo những điều kiện tốt nhất giúp đỡ em
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Phương Liên đã trực
tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo và các em học sinh
ở các trường thực nghiệm đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm
sư phạm.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả
Phạm Thị Thanh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ ix
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu.................................................................................................... 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 7
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu................................................................... 7
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 10
7. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................. 11
NỘI DUNG ................................................................................................................ 12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI........................... 12
1.1. Một số vấn đề về dạy họcvà dạy học tích hợp..................................................... 12
1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học ...................................................................... 12
1.1.2. Các phương hướng đổi mới phương pháp dạy học .......................................... 12
1.1.3. Khái niệm dạy học tích hợp.............................................................................. 15
1.1.4. Mục tiêu dạy học tích hợp ................................................................................ 15
1.1.5. Các quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học................................................ 16
1.1.6. Vai trò và ý nghĩa của tích hợp trong dạy học Địa lí........................................ 19
1.2. Một số vấn đề về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai ........... 23
1.2.1. Biến đổi khí hậu, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp......................................... 23
1.2.2. Thiên tai, các loại thiên tai, hậu quả, giải pháp ................................................ 26
1.2.3. Mối quan hệ giữa ứng phó với BĐKH và PTTT.............................................. 32
iv
1.2.4. Sự cần thiết giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai
trong trường học ......................................................................................................... 33
1.2.5. Mục tiêu của giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên
tai ................................................................................................................................ 36
1.3. Biến đổi khí hậu và thiên tai ở tỉnh Hà Giang ..................................................... 38
1.4. Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12- THPT............ 39
1.4.1. Về mặt tâm lí..................................................................................................... 39
1.4.2. Về mặt thể chất ................................................................................................. 40
1.4.3.Về mặt trí tuệ ..................................................................................................... 40
1.4.4. Hoạt động học tập............................................................................................. 40
1.5. Đặc điểm chương trình, sách giáo khoa Địa lí 12 - THPT.................................. 41
1.5.1. Đặc điểm chương trình ..................................................................................... 41
1.5.2. Đặc điểm sách giáo khoa .................................................................................. 41
1.6. Thực trạng dạy học tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng
tránh thiên tai trong môn Địa lí tại tỉnh Hà Giang...................................................... 41
1.6.1. Về phía giáo viên .............................................................................................. 42
1.6.2. Đối với học sinh................................................................................................ 44
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 45
Chương 2: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG
PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 ............................................................................................... 46
2.1. Khả năng giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai trong
dạy học địa lí 12.......................................................................................................... 46
2.2. Các nguyên tắc tích hợp giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh
thiên tai trong dạy học Địa lí ...................................................................................... 50
2.2.1. Nguyên tắc thống nhất tích hợp và phân hóa ................................................... 50
2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ................................................................... 51
2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học................................................................... 51
2.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................................................... 51
2.2.5. Nguyên tắc lấy người học làm trung tâm ......................................................... 52
v
2.3. Quy trình tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và PTTT trong dạy học Địa
lí 12............................................................................................................................. 52
2.4. Các phương pháp dạy học giáo dục ứng phó BĐKH và PTTT........................... 56
2.4.1. Phương pháp đàm thoại gợi mở........................................................................ 56
2.4.2. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan ............................................ 57
2.4.3. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ........................................................... 58
2.4.4. Phương pháp khảo sát điều tra.......................................................................... 60
2.4.5. Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục................................ 61
2.4.6. Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp giải quyết vấn đề cộng đồng.......... 61
2.4.7. Phương pháp dạy học theo dự án...................................................................... 62
2.4.8. Phương pháp nghiên cứu trường hợp ............................................................... 64
2.4.9. Phương pháp WebQuest -“Khám phá trên mạng”............................................ 65
2.5. Xây dựng một số kế hoạch dạy học giáo dục ứng phó BĐKH và PTTT trong
chương trình Địa lí 12................................................................................................. 67
2.5.1. Kế hoạch dạy học “Bài 15:Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai” ...... 67
2.5.2. Kế hoạch dạy học bài 32: “Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền
núi Bắc Bộ”................................................................................................................. 83
2.5.3. Kế hoạch dạy học bài 44,45: “Tìm hiểu địa lí tỉnh thành phố” ........................ 83
2.6. Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng
tránh thiên tai của học sinh ......................................................................................... 83
2.6.1. Nội dung kiểm tra đánh giá .............................................................................. 83
2.6.2. Hình thức kiểm tra, đánh giá ............................................................................ 85
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 86
Chương 3: THỰC NGHỆM SƯ PHẠM ................................................................. 87
3.1. Mục đích thực nghiệm......................................................................................... 87
3.2. Nguyên tắc thực nghiệm...................................................................................... 87
3.3. Tổ chức thực nghiệm ........................................................................................... 87
3.3.1. Chuẩn bị thực nghiệm....................................................................................... 87
3.3.2. Phương pháp thực nghiệm................................................................................ 89
3.3.3. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 90
vi
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm............................................................................. 90
3.4.1. Phân tích định lượng......................................................................................... 90
3.4.2. Phân tích định tính ............................................................................................ 96
3.4.3. Kết luận chung.................................................................................................. 96
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 97
KẾT LUẬN................................................................................................................ 98
1. Kết luận................................................................................................................... 98
2. Khuyến nghị............................................................................................................ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 100
PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................... 102
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ nguyên nghĩa
BĐKH
DHNTB
ĐC
HS
IPCC
PTTT
MT
THPT
TN
TDMNBB
GV
SGK
Biến đổi khí hậu
Duyên hải Nam Trung Bộ
Đối chứng
Học sinh
Tổ chức nghiên cứu liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Phòng tránh thiên tai
Môi trường
Trung học phổ thông
Thực nghiệm
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giáo viên
Sách giáo khoa
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh dạy học tích hợp với dạy học đơn môn......................................... 20
Bảng 2.1. Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và PTTT qua các bài Địa
lí 12............................................................................................................ 46
Bảng 2.2. Ví dụ về xây dựng công cụ đánh giá trong dạy học tích hợp..................... 55
Bảng 2.3. công cụ đánh giá bài Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai ............ 71
Bảng 2.4. bảng đánh giá theo cấp độ tư duy của học sinh.......................................... 83
Bảng 3.1. Danh sách các lớp tham gia thực nghiệm................................................... 88
Bảng 3.2. Danh mục các bài thực nghiệm.................................................................. 89
Bảng 3.3. Danh sách giáo viên Địa lí dạy thực nghiệm ............................................. 89
Bảng 3.4. Phân phối điểm lớp TN và ĐC bài kiểm tra số 1 ....................................... 91
Bảng 3.5.Tỉ lệ xếp loại kết quả điểm lớp TN và ĐC bài kiểm tra số 1 ...................... 91
Bảng 3.6: Phân phối điểm của lớp TN và ĐC bài kiểm tra số 2 ............................... 92
Bảng 3.7.Tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2 .................................. 92
Bảng 3.8: Phân phối điểm điểm lớp TN và ĐC bài kiểm tra số 3 .............................. 93
Bảng 3.9.Tỉ lệ xếp loại kết quả điểm lớp TN và ĐC bài kiểm tra số 3 ...................... 93
Bảng 3.10. Bảng phân phối tần suất tổng hợp điểm các bài kiểm tra ở các lớp
thực nghiệm và đối chứng ......................................................................... 94
Bảng 3.11. Tổng hợp điểm trung bình và độ lệch chuẩn giữa lớp TN và ĐC............ 95
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 2.1. Mục tiêu và sản phẩm đầu ra của chủ đề/ bài học tập............................... 53
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ % điểm của lớp TN và ĐC bài kiểm tra số 1 ......... 91
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện kết quả (%) điểm lớp TN và ĐC bài kiểm tra số 2......... 92
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện kết quả (%) điểm lớp TN và ĐC bài kiểm tra số 3.......... 93
Hình 3.4: Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng tại 3 trường thực
nghiệm....................................................................................................... 94
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thiên tai là thuộc tính của tự nhiên và nó có từ ngàn đời nay, con người không
thể ngăn chặn thiên tai không xảy ra mà chỉ có thể chủ động trong việc phòng, tránh
thiên tai từ đó hạn chế các tác hại vô cùng nghiêm trọng do thiên tai mang lại.
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm gia tăng thiên tai
cả về cường độ và phạm vi ảnh hưởng. Ở nước ta, chưa bao giờ người dân phải hứng
chịu nhiều đợt thiên tai bất thường như những năm gần đây. Nhiều cơn bão có diễn
biến bất thường; các đợt lũ lụt gây ngập úng, sạt lở; đặc biệt mưa lớn kéo dài gây lũ
quét và sạt lở đất ở miền núi…gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Theo thống kê năm 2018, cả nước ta có 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới; 212
trận dông, lốc, sét; 14 trận lũ quét, sạt lở đất; 9 đợt gió mạnh trên biển; xuất hiện 4 đợt
rét đậm rét hại; 11 đợt nắng nóng; 23 đợt không khí lạnh và 30 đợt mưa lớn trên diện
rộng …Thiên tai đã gây ra thiệt hại ước đạt 20.000 tỷ đồng, làm 218 người chết và mất
tích. Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng năng nề nhất của biến đổi khí
hậu (theo báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam 13/2/2019).
Trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và thiên tai bất thường,
Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách ứng phó với BĐKH,
phòng tránh và giảm nhẹ rủ ro thiên tai trong đó có chính sách “tăng cường về giáo dục
ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai”. Tuyên truyền, giáo dục nhân
dân chủ động PTTT và ứng phó với BĐKH là cách tốt nhất để hạn chế thiết hại do
thiên tai gây ra và đối tượng tuyên truyền, giáo dục tốt nhất là học sinh THPT đây là
lực lượng chủ lực và là nhân tố cơ bản để lan tỏa xã hội, những hành động của các em
có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình và xã hội và do đó có tác động tới việc
thay đổi hành vi cách ứng xử của mọi người trước vấn đề PTTT và ứng phó với BĐKH.
Mặt khác dạy học tích hợp trong giáo dục phổ thông là vấn đề không mới nhưng luôn
được đặt ra trong các lần thay đổi chương trình giáo dục gần đây. Nghị quyết số 29 của
ban chất hành TW lần thứ 8 khóa XI đã xác định: “Xây dựng và chuẩn hóa nội dung
giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, tích hợp cao ở các lớp học dưới và
phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học chủ đề và
hoạt động giáo dục tự chọn”.
2
Trong dạy học ở trường phổ thông nội dung giáo dục phòng tránh thiên tai và
ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh đã được tích hợp vào nhiều môn học như:
Sinh học, Địa lí, Công nghệ…Trong đó môn Địa lí được coi là môn học có nhiều khả
năng và cơ hội để tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PTTT, đặc biệt là trong nội
dung chương trình Địa lí 12, bởi vì nội dung của môn Địa lí 12 cung cấp cho học sinh
kiến thức về Địa lí tổ quốc tập trung vào tất cả các vấn đề từ đặc điểm tự nhiên đến dân
cư, xã hội và sự phát triển kinh tế. Đây là những nội dung có liên quan chặt chẽ với cơ
chế hình thành, nguyên nhân, vùng phân bố một số thiên tai, biến đổi khí hậu tạo ra
nhiều cơ hội để tích hợp lồng ghép giáo dục BĐKH và PTTT.
Là một giáo viên giảng dạy môn Địa lí tại trường THPT ở Hà Giang tôi nhận
thấy việc tích hợp nội dung giáo dục ứng phó BĐKH và PTTT cho học sinh là rất cần
thiết đặc biệt đối với học sinh THPT tỉnh Hà Giang, bởi Hà Giang là tỉnh miền núi,
đời sống người dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao, thiên tai tại đây
đang có xu hướng diễn biến bất thường.Trong những năm qua, thiên tai làm cho cuộc
sống của người dân ở đây đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Theo thống kê năm
2018, trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xảy ra nhiều đợt thiên tai làm thiệt hại lớn về
người và tài sản. Mưa lũ làm 10 người bị chết, 6 người bị thương, hơn 3 nghìn ngôi
nhà và 44 điểm trường bị ảnh hưởng; hàng trăm diện tích hoa màu bị ngập úng …tổng
thiệt hại khoảng hơn 300 tỷ đồng. Từ đầu năm 2019 đến nay, tình hình thiên tai lại
tiếp tục diễn biến phức tạp. Thực tế đó cho thấy việc giáo dục phòng tránh thiên tai
và ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề rất cần thiết. Khi có những kiến thức kĩ
năng về vấn đề này sẽ giúp học sinh cũng như gia đình các em trong việc phòng tránh
thiên tai, giảm thiểu rủi ro.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy hiện nay đã có nhiều giáo viên tiến hành
tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PTTT cho học sinh qua môn học và đạt một
số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên cũng có một số giáo viên chưa coi trọng vấn đề này
do thời gian và phương tiện dạy học hạn chế. Do đó, việc giáo dục ứng phó với BĐKH
và PTTTchưa đạt hiệu quả như mong muốn. Xuất phát từ những lí do trên tôi mạnh
dạn chọn đề tài “Tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua
thực tế dạy học Địa lí 12 - THPT ở tỉnh Hà Giang” làm đề tài nghiên cứu.
3
2. Lịch sử nghiên cứu
Dạy học tích hợp trở thành trào lưu sư phạm hiện đại của thế giới và Việt Nam bởi
hình thức dạy học này giúp phát triển năng lực người học, tận dụng vốn kinh nghiệm của
người học, thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức, kĩ năng và phương pháp của các môn học
đồng thời giúp tinh giảm kiến thức tránh lặp lại nội dung ở các môn học. Xuất phát từ vấn
đề cấp bách của thực tiễn dạy học tích hợp và vấn đề BĐKH và PTTT nên việc tích hợp
nội dung ứng phó với BĐKH và PTTT vào các môn học đang thu hút sự quan tâm nghiên
cứu của nhiều nhà sư phạm trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về dạy học tích hợp. Trước tiên
phải kể đến Xavier Roegiers, Susan M Drake, đây là những tác giả tiên phong nghiên
cứu về vấn đề dạy học tích hợp.
Xavier Roegiers, ông cùng với đồng nghiệp của mình đã viết cuốn sách được dịch
ra tiếng Việt có tên “Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển năng lực nhà
trường” Nguyên bản tiếng Pháp - người dịch Đào Trọng Nguyên, Nguyễn Ngọc Nhi,
NXB giáo dục năm 1996. Trong cuốn này, tác giả đã phân tích những căn cứ để dẫn tới
việc tích hợp trong dạy học; lý thuyết về các quá trình học tập; lý thuyết về quá trình dạy
học; cách xây dựng theo quan điểm tiếp cận tích hợp trong giáo dục tới khái niệm tích
hợp, định nghĩa và mục tiêu; ảnh hưởng của cách tiếp cận này với việc xây dựng chương
trình giáo dục, tới thiết kế mô hình sách giáo khoa và việc đánh giá kết quả học tập của
học sinh. Ông khẳng định “Tích hợp nghĩa là sự hợp nhất, sự kết hợp, sự hòa hợp” tích
hợp có nhiều mức độ khách nhau. Ông còn nhấn mạnh “Trong đời sống hiện đại, giáo
dục cần hướng tới dạy học tích hợp liên môn và xuyên môn để phát triển năng lực người
học”. Ngoài ra, ông cùng là người đưa ra quan điểm giáo dục nhà trường phải chuyển
từ dạy kiến thức đơn thuần sang phát triển ở người học các năng lực, xem “năng lực” là
khái niệm cơ sở của khoa học sư phạm tích hợp. Những quan điểm và tư tưởng của
Xavier đã có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc xây dựng chương trình giáo dục của
nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Ngoài tác giả Xavier, chúng tôi cũng nghiên cứu quan điểm của Forgary.
Forgary cho rằng có ba dạng và 10 cách tích hợp. Trong đó, dạng 1 là trong các môn