Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông
PREMIUM
Số trang
193
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1601

Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA HỌC

NGUYỄN THỊ TÙNG LINH

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

TRONG CÁC BÀI GIẢNG HÓA HỌC

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN SƯ PHẠM HÓA HỌC

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA HỌC

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

TRONG CÁC BÀI GIẢNG HÓA HỌC

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN SƯ PHẠM HÓA HỌC

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ TÙNG LINH

Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ LAN ANH

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2021

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................

DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................................

DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................

DANH MỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................

MỞ ĐẦU...........................................................................................................................

1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................2

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .........................................................................2

4.1. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................2

4.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................2

5. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................2

6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .......................................................................2

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ....................................................................3

6.3. Phương pháp xử lí thông tin ..............................................................................3

7. Giả thuyết khoa học .................................................................................................3

8. Đóng góp mới của đề tài ..........................................................................................3

9. Cấu trúc ....................................................................................................................3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH

HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG HOÁ

HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG......................................................4

1.1. Lịch sử nghiên cứu................................................................................................4

1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục môi trường trên thế giới...........................................4

1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục môi trường ở Việt Nam ...........................................6

1.2. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông .............................................................8

1.2.1. Định nghĩa về giáo dục môi trường ................................................................8

1.2.2. Mục đích, mục tiêu của giáo dục môi trường.................................................9

1.2.3. Nguyên tắc của giáo dục môi trường............................................................10

1.2.4. Tiếp cận giáo dục môi trường.......................................................................10

1.2.5. Các phương pháp giáo dục môi trường ở trường trung học phổ thông ........11

1.3. Quan điểm dạy học tích hợp ...............................................................................13

1.3.1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp.......................................................13

1.3.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp......................................................................15

1.3.3. Các mức độ tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông......................15

1.3.4. So sánh dạy học tích hợp và dạy học đơn môn ............................................17

1.3.5. Ưu điêm và nhược điểm của dạy học tích hợp .............................................18

1.4. Khảo sát thực trạng vận dụng dạy học tích hợp nội dung giáo dục môi trường

vào các bài giảng hóa học tại THPT ..........................................................................19

1.4.1. Mục đích khảo sát.........................................................................................19

1.4.2. Đối tượng khảo sát........................................................................................19

1.4.3. Nội dung khảo sát .........................................................................................19

1.4.4. Tiến hành khảo sát........................................................................................20

1.4.5. Kết quả khảo sát............................................................................................20

1.4.6. Phân tích khảo sát .........................................................................................23

CHƯƠNG 2: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG

CÁC BÀI GIẢNG HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .........26

2.1. Mục tiêu tích hợp nội dung GDMT trong các bài giảng hóa học .......................26

2.1.1. Về kiến thức..................................................................................................26

2.1.2. Về năng lực...................................................................................................26

2.1.3. Phẩm chất......................................................................................................26

2.2. Các nguyên tắc tích hợp nội dung GDMT vào các bài giảng hóa học ...............27

2.3. Các yêu cầu khi lựa chọn bài học để tích hợp nội dung GDMT.........................27

2.4. Các bài hóa học có thể tích hợp nội dung GDMT ở trường THPT ....................28

2.4.1. Chương trình lớp 10......................................................................................28

2.4.2. Chương trình lớp 11......................................................................................30

2.4.3. Chương trình lớp 12......................................................................................34

2.5. Quy trình thiết kế giáo án tích hợp nội dung GDMT..........................................35

2.5.1. Lựa chọn bài học tích hợp ............................................................................35

2.5.2. Xác định mục tiêu chính của bài học và mục tiêu cúa GDMT.....................35

2.5.3. Chia nội dung bài học thành từng phần tương ứng với các hoạt động.........35

2.5.4. Chọn hoạt động có thể tích hợp nội dung GDMT........................................36

2.5.5. Dự tính thời gian cho từng hoạt động...........................................................36

2.5.6. Lựa chọn phương pháp dạy học cụ thể.........................................................36

2.5.7. Thiết kế các hoạt động dạy học ....................................................................37

2.6. Thiết kế một số giáo án tích hợp nội dung GDMT.............................................37

2.6.1. Giáo án bài 29: “Oxi – ozon” .......................................................................37

2.6.2. Giáo án bài “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit”...........54

2.7. Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn có nội dung GDMT ..................................79

2.7.1. Nguyên tắc khi xây dựng bài tập thực tiễn ...................................................79

2.7.2. Tác dụng của việc sử dụng bài tập thực tiễn có nội dung GDMT................80

2.7.3. Hệ thống bài tập thực tiễn có nội dung GDMT............................................80

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................116

3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm........................................................................116

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .......................................................................116

3.3. Nội dung thực nghiệm.......................................................................................116

3.4. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm........................................................................116

3.4.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm.....................................................116

3.4.2. Chọn GV thực nghiệm................................................................................116

3.4.3. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ....................................................116

3.4.4. Phương pháp thực nghiệm..........................................................................117

3.5. Tiến hành thực nghiệm......................................................................................117

3.6. Xử lí số liệu và kết quả thực nghiệm ................................................................117

3.6.1. Phương pháp xử lí.......................................................................................117

3.6.2. Xử lí kết quả thực nghiệm ..........................................................................119

3.7. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm ...........................................................123

3.8.1. Phân tích kết quả về mặt định tính..............................................................123

3.8.2. Phân tích kết quả về mặt định lượng ..........................................................124

3.9. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................124

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................126

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................128

PHỤ LỤC ...................................................................................................................131

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài

giảng hóa học ở trường trung học phổ thông” là công trình nghiên cứu của em, dưới

sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn là ThS. Nguyễn Thị Lan Anh. Các kết quả

nghiên cứu trong khóa luận hoàn toàn trung thực và chưa có ai công bố trong bất kì

công trình nghiên cứu nào khác. Ngoài ra, trong bài báo cáo có sử dụng một số nguồn

tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng.

Đà Nẵng, ngày 06 tháng 05 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Tùng Linh

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nổ lực của bản thân, em

nhận được sự giúp đỡ tận tình, hướng dẫn của cô ThS. Nguyễn Thị Lan Anh trong suốt

thời gian thực hiện bài khóa luận: “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các

bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông”. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc nhất đến cô đã dành thời gian quý báu của mình trong suốt quá trình xây dựng và

hoàn thiện khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Hóa học tại trường Đại học Sư

phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt

nhiều năm qua tại trường.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc các thầy cô giảng dạy và các em học sinh tại

trường THPT Cẩm Lệ và tập thể các em lớp 10/9 và 10/10 đã tạo mọi điều kiện thuận

lợi để em hoàn thành khóa luận này.

Mặc dù bằng sự nhiệt huyết của mình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp nhưng

chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành

đến từ quý thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Đà Nẵng – 2021

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Tùng Linh

DANH MỤC VIẾT TẮT

MT

GDMT

HS

DHTH

THPT

GV

BVMT

CTCT

CTPT

PTHH

TN

ĐC

Môi trường

Giáo dục môi trường

Học sinh

Dạy học tích hợp

Trung học phổ thông

Giáo viên

Bảo vệ môi trường

Công thức cấu tạo

Công thức phân tử

Phương trình hóa học

Thực nghiệm

Đối chứng

DANH MỤC BẢNG

Bảng Nội dung Trang

Bảng 1.1. So sánh dạy học tích hợp và dạy học đơn môn 18

Bảng 1.2. Nhận thức của GV về vai trò của việc tích hợp nội dung giáo

dục môi trường vào bài giảng hóa học

20

Bảng 1.3. Mức độ áp dụng nội dung giáo dục môi trường trong quá

trình giảng dạy hóa học ở trường THPT

20

Bảng 1.4. Kết quả điều tra về vận dụng tích hợp nội dung GDMT vào

bài giảng dạy hóa học trong các hoạt động tiết học

20

Bảng 1.5. Kết quả điều tra về việc sử dụng phương pháp dạy học trong

việc vận dụng tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong

giảng dạy

21

Bảng 1.6. Mức độ tiếp thu và hứng thú của HS khi giải quyết vấn đề

liên quan đến thực tiễn về môi trường trong môn hóa học

21

Bảng 1.7. Kết quả về phát triển năng lực HS trong việc vận dụng tích

hợp nội dung giáo dục môi trường vào quá trình dạy học

21

Bảng 1.8. Kết quả điều tra về việc nếu cung cấp một bộ tài liệu gồm các

nội dung giáo dục môi trường có sẵn sàng sử dụng như một

nguồn tài liệu tham khảo tin cậy áp dụng vào các bài giảng

22

Bảng 1.9. Kết quả tìm hiểu về thuận lợi việc vận dụng tích hợp nội

dung giáo dục môi trường vào bài giảng hóa học

22

Bảng 1.10. Kết quả tìm hiểu về khó khăn khi vận dụng tích hợp nội dung

giáo dục môi trường vào bài giảng hóa học

23

Bảng 2.1. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 10) 28

Bảng 2.2. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 11) 29

Bảng 2.3. Các bài có thể tích hợp nội dụng GDMT (lớp 12) 34

Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra chất lượng của 2 bài “Oxi – ozon” và

“Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit”

120

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài kiểm

tra 15 phút của HS ở bài “Oxi – ozon”

120

Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài kiểm

tra 15 phút của HS ở bài “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit –

Lưu huỳnh trioxit”

121

Bảng 3.4. Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh (%) 121

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trung của 2 bài kiểm tra 124

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình Nội dung Trang

Hình 3.1. Đồ thị đường tích lũy kết quả bài “Oxi – ozon” 121

Hình 3.2. Đồ thị đường tích lũy kết quả bài “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh

đioxit – Lưu huỳnh trioxit”

122

Hình 3.3. Biểu đồ phân loại kết quả của học sinh qua bài kiểm tra số 1 ở

bài “Oxi – ozon”

123

Hình 3.4. Biểu đồ phân loại kết quả của học sinh qua bài kiểm tra số 2 ở

bài “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit”

124

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Môi trường (MT) là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật

thiết với nhau, bao quanh con người cũng như là mọi sinh vật. MT có vai trò quan

trọng đến sự sống và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, phát triển của con

người và thiên nhiên. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, năng

động. Chúng ta đang được tiếp cận với những phát minh mới mẻ và tiến bộ của khoa

học kỹ thuật. Bên cạnh với những tiến bộ khoa học kỹ thuật chúng ta đang đối mặt với

những biến đổi của thiên nhiên như nước, đất, không khí. Tình trạng ô nhiễm hiện nay

ngày càng trầm trọng. Chúng ta có thể nhận thấy từ những điều nhỏ nhất những khói

bụi, nước nhiễm bẩn cho đến những hậu quả nghiêm trọng hơn như biến đổi khí hậu,

các hiện tượng thời tiết cực đoan, sa mạc hoá, băng tan, nước biển dâng, lũ lụt và hạn

hán xảy ra ở nhiều nơi, sự nóng lên toàn cầu, suy giảm tầng ozon,… Do đó, việc đưa

giáo dục môi trường (GDMT) là vấn đề thiết yếu, cấp bách và nhằm nâng cao ý thức

về vấn đề bảo vệ môi trường, trang bị về kiến thức và kĩ năng trong việc hành động

bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.

GDMT trong nhà trường là được xem một trong những biện pháp hiệu quả để

bảo vệ môi trường. GDMT sẽ giúp học sinh (HS) thấy được tầm quan trọng của môi

trường đối với cuộc sống, về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ý thức bảo vệ

môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo ra những nhân tài của đất nước, là những người

làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng các

kiến thức về GDMT ở trường trung học phổ thông (THPT) còn ít tập trung chủ yếu

vào lý thuyết và kỹ năng giải bài tập hóa học nên việc hiểu biết về môi trường của HS

còn hạn chế.

Hóa học là khoa học thực nghiệm, có vai trò quan trọng trong cuộc sống của

chúng ta. Bộ môn Hóa học sẽ giúp các HS từ việc nghiên cứu từ cấu tạo của chất, sự

tạo thành của các chất mới, các quy luật biến đổi của chất. Thông qua các bài giảng

hóa học ở trường phổ thông, giáo viên (GV) tích hợp một số nội dung GDMT sẽ giúp

HS rút ra được mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các

quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống liên quan đến môi

trường. Điều này dẫn đến giúp cho HS hăng hái, hứng thú, say mê và nâng cao ý thức

bảo vệ môi trường và làm cho tiết học trở nên sôi nổi, tích cực hơn.

2

Trên cơ sở đó, em chọn đề tài: “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong

các bài giảng hoá học ở trường Trung học Phổ Thông”

2. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu về tích hợp nội dung GDMT trong các bài giảng hóa học ở THPT. Thông

qua đó giúp cho học sinh hứng thú học tập, nâng cao chất lượng học tập và ý thức bảo

vệ môi trường.

- Thiết kế một số giáo án tích hợp nội dung giáo dục môi trường.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài: giáo dục môi trường ở

trường phổ thông và quan điểm dạy học tích hợp.

- Điều tra thực trạng việc dạy học tích hợp giáo dục môi trường vào các bài giảng ở

trường THPT.

- Nghiên cứu việc tích hợp nội dung GDMT trong các bài giảng hóa học ở trường

THPT.

- Thiết kế giáo án hóa học có tích hợp nội dung về giáo dục môi trường.

- Biên soạn một số bài tập thực tiễn có nội dung về giáo dục môi trường.

- Thực nghiệm giảng dạy lồng ghép, tích hợp GDMT trong một số bài giảng hóa học ở

THPT để đánh giá tính khả thi của đề tài.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy - học môn Hóa học ở trường THPT.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

Thiết kế và tổ chức dạy học một số bài giảng tích hợp nội dung giáo dục môi

trường hóa học ở trường THPT.

5. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu, thiết kế một số nội dung giáo dục môi trường trong bài giảng hóa học ở

trường THPT.

- Nội dung: chương trình hóa học 10, 11, 12 cơ bản.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Tìm kiếm tài liệu, thu thập tài liệu, tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống

hóa, khát quát hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến nội dung

3

giáo dục môi trường và tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào các bài giảng ở

trường THPT.

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu, quan sát quá trình dạy và học môn Hóa học ở

trường THPT; Điều tra, phỏng vấn, trao đổi, hỏi ý kiến của các GV về dạy học tích

hợp nội dung giáo dục môi trường trong dạy hóa học ở THPT.

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo, tiếp thu ý kiến đóng đóp của các chuyên gia

giáo dục về nội dung tích hợp nội dung giáo dục môi trường tại trường THPT.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm

chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.

6.3. Phương pháp xử lí thông tin

Áp dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục để

xử lí, phân tích các kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra nhận xét, kết luận.

7. Giả thuyết khoa học

Nếu tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học ở trường THPT sẽ giúp cho

học sinh hiểu rõ vai trò hóa học trong cuộc sống, trong sản xuất, ý thức bảo vệ môi

trường cho học sinh ở trường THPT.

8. Đóng góp mới của đề tài

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học tích hợp nhằm nâng cao chất lượng

học tập HS

- Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn có nội dung GDMT nhằm nâng cao chất lượng

học tập và ý thức bảo vệ môi trường.

9. Cấu trúc

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung

chính của khóa luận được trình bày 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học tích hợp nội dung giáo

dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường THPT

Chương 2: Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở

trường THPT

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!