Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn giáo dục công dân tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM HUYỀN THƯƠNG
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TẠI TRUNG TÂM
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2017
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM HUYỀN THƯƠNG
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TẠI TRUNG TÂM
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: LL&PPDH Bộ môn Lý luận Chính trị
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ TÙNG HOA
THÁI NGUYÊN - 2017
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN i http://www. lrc.tnu.edu.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa
học của TS.Vũ Thị Tùng Hoa trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên,
trên cơ sở tiếp thu các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài. Các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 6 năm 2017
Tác giả
Phạm Huyền Thương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN ii http://www. lrc.tnu.edu.vn/
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự cố gắng và nỗ lục của bản thân,
tôi còn nhận được sự động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi từ phía thầy
cô giáo, phía Trung tâm GDNN - GDTX Đại Từ và gia đình.
Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn sâu
sắc tới cô giáo TS. Vũ Thị Tùng Hoa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi vượt
qua được những khó khăn để hoàn thành luận văn của mình.
Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Chủ nhiệm Khoa
Giáo dục chính trị, các thầy cô khoa Giáo dục chính trị - Trường Đại học Sư
phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác
giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX
Đại Từ đã tạo mọi điều kiện, đồng hành, giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành luận văn
của mình.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, đồng nghiệp
đã luôn động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như
trong quá trình thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả
Phạm Huyền Thương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii http://www. lrc.tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ.........................................................................v
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài .....................................4
5. Đóng góp mới của đề tài..................................................................................5
6. Kết cấu của luận văn........................................................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO
DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO HỌC SINH THPT
HỆ GDTX HIỆN NAY..............................................................................6
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................6
1.1.1. Nhóm vấn đề về giáo dục truyền thống cách mạng ..................................6
1.1.2. Nhóm vấn đề về phương pháp dạy học tích hợp.......................................7
1.2. Tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học
môn Giáo dục công dân ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục
thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .........................................9
1.2.1. Những vấn đề chung về tích hợp...............................................................9
1.2.2. Tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh trong dạy
học môn Giáo dục công dân ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo
dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. ...............................23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv http://www. lrc.tnu.edu.vn/
1.3. Thực trạng tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng cho
học sinh trong môn Giáo dục công dân ở Trung tâm giáo dục nghề
nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ..........32
1.3.1. Vài nét về Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và thực trạng nhận thức của học sinh
về truyền thống cách mạng........................................................................32
1.3.2. Thực trạng tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng cho
học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
huyện Đại Từ hiện nay ..............................................................................35
1.3.3. Ưu điểm và hạn chế của việc tích hợp giáo dục truyền thống cách
mạng trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh Trung tâm
giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ hiện nay. .36
Tiểu kết chương 1..............................................................................................41
Chương 2. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI
DUNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG TRONG
DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TẠI TRUNG TÂM
GDNN - GDTX HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN................42
2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp tích hợp ......................................................42
2.2. Một số biện pháp thực hiện dạy học tích hợp ............................................42
2.2.1. Biện pháp đối với các cấp quản lý...........................................................43
2.2.2. Biện pháp đối với học sinh......................................................................43
2.2.3. Biện pháp đối với gia đình ......................................................................44
2.2.4. Biện pháp đối với giáo viên.....................................................................44
2.3. Quy trình dạy học tích hợp .........................................................................45
2.4. Thiết kế giáo án (Dạy chính khóa) .............................................................51
2.4.1. Giáo án dạy ngoại khoá ...........................................................................60
Tiểu kết chương 2..............................................................................................63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN v http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ
DẠY HỌC TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC TRUYỀN
THỐNG CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD Ở
TRUNG TÂM GDNN - GDTX ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN .....64
3.1. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................64
3.1.1. Kế hoạch thực nghiệm.............................................................................64
3.1.2. Nội dung thực nghiệm.............................................................................65
3.2.3. So sánh, đối chiếu kết quả thực nghiệm..................................................75
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục
truyền thống cách mạng trong dạy học môn GDCD cho học sinh
THPT hệ GDTX ........................................................................................82
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với các cấp quản lý .................................................82
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với học sinh.............................................................84
3.2.3. Nhóm giải pháp đối với gia đình.............................................................84
3.2.4. Nhóm giải pháp đối với giáo viên ...........................................................85
Kết luận chương 3..............................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................93
PHỤ LỤC .........................................................................................................96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv http://www. lrc.tnu.edu.vn/
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Giải nghĩa
1 BGĐ Ban giám đốc
2 CNXH Chủ nghĩa xã hội
3 GDCD Giáo dục công dân
4 GDNN - GDTX Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
5 Gv Giáo viên
6 NXB Nhà xuất bản
7 SGK Sách giáo khoa
8 THPT Trung học phổ thông
9 UNESCO Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của liên hợp quốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN v http://www. lrc.tnu.edu.vn/
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 3.1. Bảng kết quả học tập học kỳ I năm học 2014-2015 môn Giáo dục
công dân lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (khối 10)........................ 65
Bảng 3.2. Bảng kết quả học tập học kỳ I năm học 2014-2015 môn Giáo dục
công dân lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (khối 11)........................ 66
Bảng 3.3. Bảng kết quả học tập sau lần thực nghiệm thứ 1 của học sinh
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Phụ lục 4)..............................75
Bảng 3.4. Bảng kết quả học tập sau lần thực nghiệm thứ 1 của học sinh
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Phụ lục 4)..............................75
Bảng 3.5. Bảng kết quả học tập sau thực nghiệm của học sinh lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng (phụ lục 4)............................................77
Bảng 3.6. Bảng kết quả học tập sau thực nghiệm của học sinh lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng (phụ lục 4)....................................... 77
Bảng 3.7. Bảng thống kê ý kiến trả lời các câu hỏi của học sinh sau
thực nghiệm............................................................................. 80
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập khối 10 sau lần thực
nghiệm thứ 1 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .................75
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập khối 11 sau lần thực
nghiệm thứ 1 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .................76
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập khối 10 sau lần thực
nghiệm thứ 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .................78
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập khối 11 sau lần thực
nghiệm thứ 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .................78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 1 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đã và đang được
quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhiều trường học ở nhiều nước trên thế
giới cũng như ở Việt Nam trong những năm gần đây. Qua việc tích hợp của
người giáo viên trong một giờ lên lớp, học sinh được rèn luyện thói quen tư duy
logic, nhận thức vấn đề một cách có hiệu quả. Nhờ có những ưu điểm vượt bậc
mà trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến đổi mới dạy
học và đặc biệt là dạy học tích hợp. Đó là một trong những hướng đổi mới căn
bản và toàn diện của giáo dục hiện nay. Trong đề án đổi mới chương trình sách
giáo khoa THPT sau 2015 theo tinh thần Nghị quyết 29NQ/TW về “đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” thì dạy học
tích hợp được xem là một hướng đi chủ yếu [8].
Đối với nghề dạy học, nhiệm vụ “dạy chữ” và “dạy người” luôn được
chú trọng và tiến hành một cách song song. Đây cũng là phương hướng phát
triển giáo dục đào tạo đến 2020 vừa chú trọng dạy làm người, dạy chữ, dạy
nghề. Như chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng ta đã nêu rõ:
“Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam, bồi dưỡng các
giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống,
lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh con người Việt Nam” [5].
“Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Sinh
thời, Bác Hồ đã từng nhắc nhở mọi người dân Việt Nam, muốn yêu nước trước
hết phải hiểu truyền thống lịch sử nước nhà, từ đó mới kế thừa và phát huy
truyền thống cách mạng của cha ông trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Trong đó, giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ luôn
có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì đây là lực lượng trẻ, khỏe, trí tuệ năng động,
sáng tạo, là những mầm non tương lai, là mùa xuân của đất nước. Mục đích của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 2 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
việc giáo dục truyền thống cách mạng nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, yêu
chế độ CNXH, tinh thần bất khuất, kiên cường trong chống giặc ngoại xâm,
cũng như tinh thần hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động của dân tộc ta cho
các em học sinh.
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, nhưng chúng ta
còn gặp rất nhiều khó khăn, thử thách như một số bộ phận dân cư còn nghèo
nàn, trình độ dân trí thấp, tư tưởng còn lạc hậu, dễ bị kẻ xấu kích động, lợi
dụng để chống phá cách mạng, đi ngược lại lợi ích của toàn dân tộc. Do mặt
trái của cơ chế thị trường tác động, nên một bộ phận không nhỏ thanh niên có
xu hướng chạy theo lối sống thực dụng, ham hưởng thụ vật chất, lười lao động,
không có chí tiến thủ, dễ bị sa ngã trước những cám dỗ vật chất tầm thường, ý
thức coi thường pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội, thờ ơ với những giá trị
truyền thống của dân tộc.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống cách
mạng cho các thế hệ trẻ, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm đến việc bồi
dưỡng cho thế hệ này. Trong tất cả các kì đại hội, Đảng ta đều chỉ rõ: “Chăm lo
giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển
tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc” [11, tr.126]. Trong bản di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết: “Đoàn viên và thanh niên nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung
phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo
đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã
hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” [22,
tr.510]. Người căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm
năm thì phải trồng người” [21, tr.222]. Tại đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX
đã chỉ rõ: “Tăng cường bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức công dân, lý tưởng
và đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị và văn hóa cho thanh thiếu nhi; tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 3 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
cực chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên; phát huy tiềm
năng to lớn của thế hệ trẻ Việt Nam xung kích “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển”, phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh” [13, tr.3].
Do vậy việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên hiện nay là
việc làm cần thiết, cấp bách đặt ra cho toàn xã hội phải quan tâm trong đó có
ngành giáo dục, nhằm nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức
tự lực tự cường, tích cực học tập, lao động, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc
lập tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội.
Thái Nguyên nói chung và huyện Đại Từ nói riêng là quê hương giàu
truyền thống cách mạng, cần cù trong lao động, anh dũng hy sinh trong chiến
đấu đã đóng góp nhiều sức người, sức của trong công cuộc giải phóng dân tộc
trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng CNXH hiện nay.
Việc tiếp thu truyền thống cách mạng là rất quan trọng. Song một bộ
phận không nhỏ thanh niên Đại Từ hiện nay, trong đó có thanh niên học sinh
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ chưa ý
thức được điều đó, cho nên việc giáo dục ý thức cách mạng cho thanh niên học
sinh hiện nay đặc biệt quan trọng, đặt ra cho gia đình, nhà trường và xã hội phải
quan tâm. Là một giáo viên giảng dạy môn GDCD nên tôi đã chọn đề tài:
“Tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn
giáo dục công dân tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường
xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài thạc sĩ khoa học giáo dục,
chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Giáo dục Chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng
cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong dạy học môn Giáo dục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 4 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
công dân ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài hướng vào triển khai và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là: Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc giáo dục truyền
thống cách mạng và vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong hoạt động giảng
dạy nội và ngoại khóa cũng như các buổi tham quan, dã ngoại hướng về nguồn.
Hai là: Biện pháp tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng
trong dạy học môn giáo dục công dân
Ba là: Thực nghiệm dạy học và đề xuất các giải pháp về dạy học tích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong dạy học môn Giáo dục công dân ở
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho tất cả học sinh trong
dạy học môn Giáo dục công dân ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục
thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ nghiên cứu việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng
trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” chương trình Giáo dục công dân
lớp 10 và phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” chương trình Giáo
dục công dân lớp 11 cho học sinh Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục
thường xuyên huyện Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Cơ sở lý luận của đề tài
- Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về truyền
thống cách mạng và giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên, học sinh
hiện nay.