Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm trong dạy học vi sinh vật học (Sinh học 10)
PREMIUM
Số trang
119
Kích thước
765.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1467

Tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm trong dạy học vi sinh vật học (Sinh học 10)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

------------o0o-------------

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

TÍCH HỢP GIÁO DỤC AN TOÀN VỆ SINH

THỰC PHẨM TRONG DẠY HỌC VI SINH VẬT HỌC

(SINH HỌC 10)

LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

-------------o0o------------

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

TÍCH HỢP GIÁO DỤC AN TOÀN VỆ SINH

THỰC PHẨM TRONG DẠY HỌC VI SINH VẬT HỌC

(SINH HỌC 10)

CHUYÊN NGÀNH: LL & PPDH MÔN SINH HỌC

MÃ SỐ: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN PHÚC CHỈNH

THÁI NGUYÊN, NĂM 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa

học: PGS TS. Nguyễn Phúc Chỉnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều

kiện để tác giả thực hiện luận văn.

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô trong tổ bộ môn phương

pháp giảng dạy thuộc khoa Sinh – KTNN, khoa sau đại học Sư phạm Thái Nguyên

đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tác giả nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận

văn.

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy cô giáo tổ Sinh -

Hóa trƣờng: THPT Phổ Yên – Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và hợp

tác cùng chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài.

Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi

hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT Chữ viết tắt Xin đọc là

1 ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm

2 DHTH Dạy học tích hợp

3 ĐC Đối chứng

4 GV Giáo viên

5 HS Học sinh

6 SGK Sách giáo khoa

7 SH Sinh học

8 THCS Trung học cơ sở

9 THPT Trung học phổ thông

10 TN Thực nghiệm

11 VSV Vi sinh vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Các bài dạy thực nghiệm

Bảng 3.2. Bảng tần suất điểm kiểm tra trắc nghiệm (%)

Bảng 3.3. Bảng tần suất hội tụ tiến (f%) điểm kiểm tra trắc nghiệm

Bảng 3.4. Kiểm định

X

điểm kiểm tra trắc nghiệm

Bảng 3.5. Phân tích phƣơng sai điểm kiểm tra trắc nghiệm

Bảng 3.6. Bảng tần suất điểm kiểm tra 15 phút

Bảng 3.7. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 15 phút

Bảng 3.8. Kiểm định

X

điểm kiểm tra 15 phút

Bảng 3.9. Phân tích phƣơng sai điểm kiểm tra 15 phút

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểm các bài kiểm tra trắc nghiệm

Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra trắc nghiệm

Hình 3.3. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra 15 phút

Hình 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 15 phút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP

GIÁO DỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRONG DẠY HỌC

VI SINH VẬT HỌC (SINH HỌC 10)

1.1. Cơ sở lý luận để xác định các biện pháp giáo dục an toàn vệ sinh thực

phẩm trong dạy học Vi sinh vật (Sinh học 10) ............................................... 6

1.2. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm và thực trạng về an toàn

vệ sinh thực phẩm ....................................................................................... 18

1.3. Thực trạng về công tác tuyên truyền giáo dục đảm bảo an toàn vệ sinh

thực phẩm trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam .......................................... 25

1.4. Sự cần thiết phải giáo dục an toàn ......................................................... 27

1.5. Một số khái niệm có liên quan............................................................... 29

Chƣơng 2. TÍCH HỢP GIÁO DỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

TRONG DẠY HỌC VI SINH VẬT HỌC (SINH HỌC 10)

2.1. Tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm trong dạy học Vi sinh vật

học ở trƣờng THPT ..................................................................................... 30

2.2. Các mức độ tích hợp kiến thức giáo dục ATVSTP trong nội dung dạy học

Vi sinh vật học (Sinh học 10) ở trƣờng THPT ............................................. 41

2.3. Các nguyên tắc đƣa kiến thức giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm vào nội

dung môn học............................................................................................... 44

2.4. Các bƣớc chuẩn bị bài học tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh thực ........ 45

2.5. Một số ví dụ dạy tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm trong dạy

học Vi sinh vật học (Sinh học 10) ................................................................ 45

Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Mục đích - nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm........................................... 62

3.2. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm................................................. 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm .............................................................. 65

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

A. Kết luận................................................................................................... 75

B. Đề nghị.................................................................................................... 76

Tài liệu tham khảo........................................................................................ 77

Phụ lục ....................................................................................................... 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Xuất phát từ thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Từ lâu, ATVSTP luôn là vấn đề nóng mà dƣ luận và ngƣời dân đặc biệt

quan tâm bởi nó có ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn tính mạng

của mỗi ngƣời. ATVSTP không chỉ tác động trực tiếp và thƣờng xuyên đến

sức khỏe của con ngƣời, mà nó còn ảnh hƣởng đến sự phát triển về kinh tế,

thƣơng mại, du lịch và an ninh xã hội. Không những thế về lâu dài nó còn

ảnh hƣởng đến sự phát triển nòi giống của dân tộc. Mặc dù vậy, ở nƣớc ta

vấn đề này hình nhƣ vẫn bị buông lỏng hay chƣa đƣợc các ban ngành quan

tâm đúng mức. Trong vài năm gần đây, trƣớc sự bức xúc của ngƣời tiêu

dùng và dƣ luận xã hội về vấn đề này Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng

mới thực sự quan tâm chú ý đến nhiều hơn. Thực tế cho thấy các vụ ngộ độc

thực phẩm và những vi phạm về ATVSTP vẫn đang xảy ra và có chiều

hƣớng ngày càng ra tăng.

Theo thống kê của Bộ y tế, gần đây ở nƣớc ta hàng năm có từ 200 đến

600 vụ ngộ độc thức ăn xảy ra, khoảng 5 đến 7 ngàn ngƣời bị mắc và trong

số đó có vài chục ngƣời đã tử vong. Số lƣợng các vụ ngộ độc đƣợc thống kê

chƣa thật đầy đủ, bởi lẽ các trƣờng hợp thống kê đƣợc chủ yếu là ngộ độc

cấp tính còn ngộ độc mãn tính và ngộ độc tích lũy thì không thể thống kê

đƣợc. Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra cùng lúc với nhiều ngƣời và tác hại

của nó rất lớn, làm hao phí sức lao động, tốn phí thuốc chữa chạy, suy kiết

sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em. Ngoài ra ngộ độc tích lũy chính là nguyên

nhân gây nên nhiều bệnh hiểm nghèo nhƣ ung thƣ, quái thai dị dạng, suy yếu

các chức phận ảnh hƣởng lâu dài đến sức khỏe của cả đời ngƣời và các thế

hệ mai sau [23].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2

1.2. Xuất phát từ thực trạng giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm

Hiện nay, các vấn đề về môi trƣờng, biến đổi khí hậu, ATVSTP đang

đƣợc xã hội quan tâm hàng đầu vì tính nguy hại của nó có ảnh hƣởng lâu dài

đến sức khỏe cộng đồng. Vì thế, ở nhiều nƣớc luôn đặt vấn đề tuyên truyền

giáo dục về ATVSTP lên hàng đầu, công tác này đƣợc họ thực hiện thƣờng

xuyên và liên tục. Nhiều nƣớc ở Châu âu, để đảm bảo ATVSTP biện pháp

giáo dục đƣợc áp dụng ngay từ khi còn học phổ thông, khi lên đại học và ra

ngoài cuộc sống. Còn ở nƣớc ta công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu

biết về ATVSTP nhằm bảo vệ sức khỏe cho ngƣời dân nói chung và cho học

sinh THPT nói riêng còn chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng. Hiện công tác giáo

dục, truyền thông về ATVSTP đã đƣợc đẩy mạnh, nhận thức của ngƣời dân

đã phần nào đƣợc nâng lên nhƣng công tác này vẫn chƣa đƣợc thực hiện

thƣờng xuyên, chỉ tập trung vào những tháng cao điểm trong năm, nội dung

chƣa phong phú và trách nhiệm trong tuyên truyền chƣa cao nên nhận thức

của ngƣời dân về ATVSTP vẫn chƣa có nhiều thay đổi. Đặc biệt công tác

tuyên truyền giáo dục đối với học sinh THPT còn rất hạn chế. Trong thực tế

việc đƣa nội dung giáo dục về ATVSTP vào nội dung học trong nhà trƣờng ở

THPT chƣa đƣợc quan tâm, chú ý. Công tác giáo dục ATVSTP ở trƣờng phổ

thông của ta hiện nay chƣa có sự chỉ đạo thống nhất, chƣa đƣợc nghiên cứu

đầy đủ về nội dung và phƣơng pháp, chƣa đƣợc quan tâm và đầu tƣ thỏa đáng

về tài liệu, giáo trình, bồi dƣỡng giáo viên…

1.3. Xuất phát từ đặc điểm phần Vi sinh vật học ở trƣờng THPT

Vi sinh vật học là phân môn của Sinh học, nó là môn khoa học nghiên

cứu về sự sống hiển vi và các quá trình sống của tất cả các cơ thể sống (và các

tổ chức sống) có kích thƣớc nhỏ bé, muốn quan sát đƣợc chúng thƣờng phải

sử dụng kính hiển vi. Vi sinh vật học đã đƣợc giảng dạy nhiều năm trong các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3

trƣờng Đại học và Cao đẳng Sƣ phạm. Gần đây, từng phần của Vi sinh vật

học đƣợc chính thức đƣa vào chƣơng trình giảng dạy ở bậc THCS và THPT.

Ngày nay, các kiến thức về VSV đã đƣợc ứng dụng hết sức rộng rãi

trong hành loạt lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, thí dụ trong công nghiệp

thực phẩm, công nghiệp hoá học, trong y - dƣợc, trong nông nghiệp, trong bảo

vệ môi trƣờng. Đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm nhiều VSV cũng chính

nguyên nhân gây suy giảm giá trị và giá trị dinh dƣỡng của thực phẩm, gây

thối hỏng thực phẩm hay thậm chí là tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho con

ngƣời (gây nhiễm độc và ngộ độc thực phẩm) [9],[23].

Theo thống kê của Bộ Y tế thì có tới 50% vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra

hàng năm là do VSV gây nên. Vì vậy, trong dạy học môn Sinh học ở trƣờng

THPT, thông qua giảng dạy các kiến thức Vi sinh vật học giáo viên có thể

giáo dục cho học sinh ý thức về ATVSTP. Từ đó hình thành cho các em thói

quen giữ gìn ATVSTP trong cuộc sống nhằm hạn chế ngộ độc thực phẩm, bảo

vệ sức khỏe cho chính bản thân, gia đình và xã hội.

1.4. Xuất phát từ những ƣu điểm của dạy học tích hợp

Dạy học theo hƣớng tích hợp là một xu thế trong dạy học hiện đại của

nhiều nƣớc phát triển, nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu về học vấn

phổ thông, khả năng tiếp thu và khối tri thức khổng lồ của nhân loại đang

ngày một tăng lên. Quan điểm tiếp cận tích hợp cho phép xem xét các sự vật

hiện tƣợng trong một cách nhìn tổng thể. Dạy học theo quan điểm tích hợp có

nhiều ƣu điểm, thông qua DHTH ngƣời học tiết kiệm đƣợc thời gian học tập

mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức. DHTH có thể tránh đƣợc những biểu

hiện cô lập, tách rời từng phƣơng diện kiến thức, đồng thời còn phát triển ở

ngƣời học tƣ duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức một

cách linh hoạt vào các yêu cầu thực hành của môn học. Tích hợp giúp HS kết

hợp tri thức của các môn học, phân môn cụ thể trong chƣơng trình học tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4

theo nhiều cách khác nhau vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và

lâu bền hơn…

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh

thực phẩm trong dạy học Vi sinh vật học (Sinh học 10)”

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu các biện pháp tích hợp giáo dục ATVSTP trong dạy học Vi

sinh vật học (SH 10) để góp phần giáo dục học sinh ý thức ATVSTP nhằm

bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời nâng cao

chất lƣợng dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT.

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học Sinh học 10 ở trƣờng THPT

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Các biện pháp tích hợp giáo dục ATVSTP trong dạy học Vi sinh vật học

(SH 10) ở trƣờng THPT.

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu tích hợp giáo dục ATVSTP trong dạy học Vi sinh vật học (SH 10)

sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn Sinh học, đồng thời giáo dục

học sinh ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản

thân, gia đình và cộng đồng.

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Phân tích nội dung phần Vi sinh vật học trong chƣơng trình SGK (SH – 10).

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của tích hợp giáo dục ATVSTP trong dạy

học Vi sinh vật học (SH 10) ở trƣờng THPT.

- Nghiên cứu các biện pháp tích hợp giáo dục ATVSTP trong dạy học Vi

sinh vật học (SH 10).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!