Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất kinh doanh trong điều kiện khoán kinh doanh xây lắp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỞ ĐẦU
Trong tiến trình đổi mới đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng toàn diện, sâu
sắc, triệt để là nhiệm vụ hàng đầu, đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết để các
ngành khác có điều kiện vật chất phát triển. Do đó nhiều công trình, hạng mục
công trình đã được đầu tư xây dựng với mục tiêu thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã
hội, giáo dục, y tế… đặc biệt là đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước. Tình hình đó đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp đã và đang chuyển
mình để đạt dược những thành tựu đáng khích lệ, song song với nó là công tác kế
toán được quan tâm chỉ đạo xát sao, có nhiều sự điều chỉnh thích hợp với tốc độ
phát triển. Nhiều mô hình đã được đề xuất áp dụng nhưng thực tiễn đã chứng tỏ
quản lý chí phí theo phương thức khoán là phù hợp nhất, hiệu quả nhất.
Với sự quan tâm, hướng dẫn của các thầy cô trong Khoa Kế toán, nhằm
mục đích cho sinh viên chuyên ngành đi sâu tìm hiểu và có cách nhìn sâu rộng
về một nội dung của công tác kế toán đặc thù. Vì vậy, em đã thực hiện nghiên
cứu đề tài về Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp
theo phương thức khoán, để thấy được những đổi thay nhanh chóng của vấn đề
đang được nhiều ngành, nhiều cấp quan tâm.
Nội dung kết cấu cơ bản của Đề án, bao gồm:
Phần 1: Khái quát chung về khoán kinh doanh xây lắp
1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xây lắp.
2. Khoán – Phương thức quản lý thích hợp của cơ chế thị trường
Phần 2: Thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất kinh doanh trong
điều kiện khoán kinh doanh xây lắp
1
1. Thời kỳ trước năm 1998
2. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
theo phương thức khoán từ 1998 đến nay
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất kinh
doanh theo phương thức khoán
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kế toán, đặc biệt là sự
hướng dẫn tận tình của PGS. TS Phạm Thị Gái đã giúp em thực hiện đề án này !
NỘI DUNG
PHẦN I:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOÁN KINH DOANH XÂY LẮP
1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xây lắp.
Kinh doanh xây lắp là ngành sản xuất vật chất nhằm sản xuất ra TSCĐ phục
vụ cho nền kinh tế quốc dân. Hoạt động này có những đặc điểm sau:
- Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng vật kiến trúc… có quy mô
lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài. Đặc điểm này
đỏi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự
toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất phải so sánh với dự
toán, lấy dự toán làm thước đo từ đó có giải pháp giảm bớt rủi ro trong sản xuất.
2
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với
chủ đầu tư từ trước. Do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể
hiện rõ (vì đã quy định giá cả người mua-người bán trước khi xây dựng thông
qua hợp đồng giao nhận thầu).
-Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất khác
như: xe, máy, thiết bị thi công, người lao động… phải di chuyển theo địa điểm
đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hoạnh toán tài
sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên thời tiết và rất dễ
mất mát hư hỏng.
-Sản phẩm xây lắp từ khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa
vào sử dụng thường kéo dài, phụ thuộc nhiều vào quy mô, tính phức tạp về kỹ
thuật của từng công trình, quá trình thi công được chi tiết thành nhiều giai đoạn,
mỗi giai đoạn lại chia nhiều công việc khác nhau. Các công việc thường diễn ra
ngoài trời chịu tác động rất lớn của nhân tố môi trường (nắng, mưa, bão, lụt…).
Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất
lượng công trình.
-Chính những đặc điểm nêu trên đã quyết định đến quá trình tổ chức công tác
kế toán có đặc trưng riêng biệt so với các ngành công nghiệp khác như:
+ Đối tượng hạch toán chi phí có thể là hạng mục công trình, các giai đoạn
công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công công
trình… từ đó xác định phương pháp hạch toán chi phí thích hợp.
+ Đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình đã hoàn thành, các
giai đoạn công việc đã hoàn thành, khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng
đã hoàn thành… từ đó xác định phương pháp tính giá thành thích hợp như
phương pháp tính trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp hệ
số hoặc tỉ lệ.
3