Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng đời sống Việt kiều trở về từ Biển Hồ (Campuchia) tại huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An / Vòng Và Kíu, Nguyễn Văn Lùng
PREMIUM
Số trang
91
Kích thước
5.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1260

Thực trạng đời sống Việt kiều trở về từ Biển Hồ (Campuchia) tại huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An / Vòng Và Kíu, Nguyễn Văn Lùng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG :

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VIỆT KIỀU

TRỞ VỀ TỪ BIỂN HỒ (CAMPUCHIA)

TẠI HUYỆN VĨNH HƯNG, TỈNH LONG AN

Mã số đề tài:

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG:

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VIỆT KIỀU

TRỞ VỀ TỪ BIỂN HỒ (CAMPUCHIA)

TẠI HUYỆN VĨNH HƯNG, TỈNH LONG AN

Mã số đề tài:

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn

Sinh viên thực hiện:

1. Vòng Và Kíu Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Hoa

2. Nguyễn Văn Lùng Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: DH12DN01, Khoa XHH – CTHX – ĐNA Năm thứ: 02 /Số năm đào tạo: 04

Ngành học: Đông Nam Á học

Thành phố Hồ Chí Minh, 04/2014

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................01

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.............................................................................02

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài...............................................................................03

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài............................................................04

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài......................................................................05

6. Bố cục đề tài...................................................................................................06

CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................07

1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................07

1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................07

1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu ......................................................................09

1.2. Tổng quan về tỉnh Long An.....................................................................12

1.2.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ.........................................................12

1.2.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .....................................13

1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế.............................................................15

1.2.4. Đặc điểm dân cư, xã hội .................................................................17

1.2.5. Huyện Vĩnh Hưng...........................................................................18

1.3. Quá trình di cư của người Việt đến Biển Hồ...........................................19

1.3.1. Hoàn cảnh lịch sử............................................................................19

1.3.2. Đời sống Việt kiều tại Biển Hồ.......................................................21

1.3.3. Quá trình Việt kiều trở về từ Biển Hồ ............................................23

Tiểu kết chương 1......................................................................................................25

CHƯƠNG 2: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA VIỆT KIỀU TẠI HUYỆN VĨNH

HƯNG, TỈNH LONG AN.........................................................................................26

2.1. Bất trắc đường trở về ...............................................................................26

2.2. Thực trạng việc xác lập quốc tịch.............................................................30

2.3. Điều kiện sinh hoạt ..................................................................................31

2.3.1. Vấn đề nhà ở .......................................................................................32

2.3.2. Phương tiện đi lại................................................................................34

2.3.3. Cách ăn, mặc .......................................................................................34

2.3.4. Vấn đề việc làm ..................................................................................35

2.4. Y tế ...........................................................................................................38

2.5. Những giải pháp góp phần ổn định đời sống vật chất của Việt kiều........39

Tiểu kết chương 2......................................................................................................42

CHƯƠNG 3: ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA VIỆT KIỀU TẠI HUYỆN VĨNH

HƯNG, TỈNH LONG AN.........................................................................................43

3.1. Ngôn ngữ và giáo dục...............................................................................43

3.2. Tôn giáo, tín ngưỡng ................................................................................45

3.2.1. Tôn giáo ..............................................................................................45

3.2.2. Tín ngưỡng..........................................................................................47

3.3. Hoạt động lễ, hội ......................................................................................48

3.3.1. Lễ Tết ..................................................................................................48

3.3.2. Các lễ hội khác....................................................................................50

3.4. Những khía cạnh khác trong đời sống tinh thần.......................................50

3.5. Những giải pháp góp phần nâng cao đời sống tinh thần của Việt kiều....51

Tiểu kết chương 3......................................................................................................53

KẾT LUẬN...............................................................................................................54

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................55

PHỤ LỤC..................................................................................................................59

Phụ lục 1: Các văn bản ........................................................................................59

Phụ lục 2: Hình ảnh .............................................................................................67

Phụ lục 3: Phiếu khảo sát.....................................................................................75

- 1 -

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Biển Hồ (Campuchia) là một vùng đất rộng lớn với nguồn thủy hải sản dồi

dào và đa dạng. Chính sự ưu đãi của thiên nhiên đối với vùng đất này đã thu hút cư

dân tập trung sinh sống khá đông. Đây cũng là một trong những nơi tại Campuchia

có số lượng người Việt sinh sống nhiều nhất. Người Việt tại đây chủ yếu sống bằng

nghề chài lưới. Tuy nhiên, hoạt động đánh bắt này chỉ diễn ra 6 tháng trong năm vào

mùa nước nổi, thời gian còn lại chính quyền cấm đánh bắt vì là mùa cá sinh sản.

Nhưng gần đây, nguồn thủy hải sản tại Biển Hồ đang dần cạn kiệt vì đánh bắt quá

mức. Thêm vào đó, nhà máy thủy điện trên sông Mekong của Trung Quốc được đưa

vào sử dụng, mùa khô thì giữ nước để chạy điện, mùa mưa thì xả lũ, khiến cho cá

trên Biển Hồ không thể sống nổi. Đồng thời, chế độ thuế khoán của chính quyền

Campuchia đối với việc đánh bắt thủy hải sản đã gây khó khăn cho cuộc sống của

người dân nơi đây. Người Việt ở đây chủ yếu phải sống lênh đênh trên mặt hồ trong

những con thuyền - vừa là nơi ở, vừa là phương tiện đánh bắt. Ngoài ra, họ phải

kiếm thêm thu nhập từ việc ăn xin trên những chuyến tàu của khách du lịch, trẻ em

không được đến trường, phụ nữ phải thay người đàn ông gánh vác những công việc

nặng trong gia đình,… Khi cuộc sống nơi đây trở nên khốn cùng, họ khát khao tìm

một vùng đất có cơ hội cải thiện cuộc sống. Họ khát khao tìm về quê cha đất tổ và

họ đã thực hiện chuyến hành trình trở về Việt Nam.

Hiện nay, người Việt trở về từ Biển Hồ (Campuchia) tập trung chủ yếu dọc

theo biên giới Việt Nam – Campuchia tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An

Giang,... Cuộc sống của họ hiện tại cũng đang gặp nhiều khó khăn. Khi trở về, họ trở

thành những người vô danh vì không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào chứng minh

mang quốc tịch Việt Nam. Đại đa số người Việt trở về từ Biển Hồ đều không có nơi

cư trú và công việc ổn định, trình độ học vấn thấp,... Họ chủ yếu tập trung cư trú tạm

bợ trên những mảnh đất chưa người ở, kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau nhưng

cũng không ổn định. Do không đủ điều kiện nhập quốc tịch, bà con Việt kiều không

được công nhận là công dân Việt Nam. Vì vậy, cuộc sống của họ vẫn còn nhiều khó

- 2 -

khăn, điển hình là các chính sách việc làm, giáo dục, y tế,… Một số người Việt trở

về Việt Nam, rồi lại quay trở về Biển Hồ, hoặc di cư sang các vùng đất khác.

Đầu tháng 7 năm 2013, dấy lên như một vấn đề xã hội, thực trạng đời sống

Việt kiều trở về từ Biển Hồ được báo giới nhắc đến. Xã hội ngày càng quan tâm hơn

vấn đề này. Báo Tuổi trẻ Online đã đề cập vấn đề này như một câu chuyện buồn

nhiều tập. Các phương tiện truyền thông cũng đã đưa tin liên quan. Trước tình hình

đó, chính quyền địa phương đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ Việt kiều trở về

từ Biển Hồ. Việc nhập quốc tịch cho những người này đang gặp rất nhiều khó khăn

khi họ không có giấy tờ chứng minh, không xác định được lý lịch. Bởi lẽ đa số đã

được sinh ra và lớn lên trên đất bạn Campuchia, chỉ biết về quê hương Việt Nam qua

lời kể của cha ông. Từ đó, việc giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã

hội cũng bị chi phối rất lớn. Dù chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách hỗ

trợ nhưng vẫn không thể ổn định cuộc sống của họ.

Nhận thấy đây là đề tài mang tính mới mẻ, cấp thiết, nhóm tiến hành nghiên

cứu nhằm để tìm hiểu đời sống Việt kiều trở về từ Biển Hồ và đưa ra giải pháp giải

quyết các khó khăn mà họ gặp phải. Qua đó sẽ thấy được một cách tổng quan đời

sống người Việt trở về từ Biển Hồ. Đề tài nghiên cứu được thực hiện dưới sự tham

khảo từ công trình nghiên cứu về người Việt tại Biển Hồ của tác giả Tô Minh – Phan

Ngọc Sâm; luận văn tốt nghiệp đại học ngành Đông Nam Á học của Nguyễn Thị

Tâm Anh và những công trình nghiên cứu có liên quan.

Chúng tôi mong rằng đề tài sẽ là một đóng góp trong quá trình khái quát hóa

đời sống người Việt trở về từ Biển Hồ và quá trình hòa nhập của họ với cộng đồng

người Việt.

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Thực trạng đời sống Việt Kiều trở về từ Biển Hồ đang gặp rất nhiều khó khăn

mà chính sách của chính quyền địa phương chỉ có thể giải quyết phần nào. Đề tài

nghiên cứu được đưa ra nhằm tìm hiểu cụ thể đời sống Việt kiều trở về từ Biển Hồ.

Đề tài tìm hiểu nguyên nhân nào để họ trở về và khi trở về Việt Nam, cuộc sống của

họ như thế nào. Thực trạng đời sống của họ hiện nay ra sao. Bên cạnh đó, các chính

- 3 -

sách của chính quyền địa phương liệu có đủ để níu chân họ ở lại Việt Nam hay họ

phải ngược dòng trở về Biển Hồ. Qua đó thấy được thực trạng cuộc sống hiện tại,

những thuận lợi và khó khăn đang gặp phải trong việc giải quyết đời sống cho họ.

Từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị để giải quyết những vấn đề trên.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về Việt kiều tại Campuchia hay cụ thể là tại Biển Hồ đã có khá

nhiều đề tài nghiên cứu đề cập đến. Một số công trình tiêu biểu như:

Lê Hương, Việt Kiều tại Kampuchéa (1971), một tác phẩm đề cập sâu sắc,

toàn diện về đời sống Việt Kiều ở Campuchia. Tuy đã xuất bản khá lâu nhưng vẫn là

nguồn tham khảo quan trọng đối với các đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề này.

Trong các luận văn tốt nghiệp cử nhân ngành Đông Nam Á học trường Đại

học Mở Tp. Hồ Chí Minh, năm 2001, Nguyễn Thị Tâm Anh đã đề cập một cách cụ

thể đời sống vật chất và tinh thần của người Việt ở Campuchia. Tác giả Dinn Bopha

cũng đã nghiên cứu về người Việt tại Phnôm Pênh vào năm 2002. Đề tài đã nêu lên

khía cạnh lịch sử, số lượng và địa bàn cư trú của người Việt tại Phnôm Pênh.

Phan Ngọc Sâm - Tô Minh, Người Việt ở Biển Hồ Campuchia (2012), một

công trình nghiên cứu gần đây nhất mà nhóm nghiên cứu có dịp tiếp cận. Đây là đề

tài có giá trị tham khảo cao, giúp cho nhóm có cái nhìn tổng quan về đời sống người

Việt tại Biển Hồ trước khi trở về Việt Nam. Đề tài này cũng góp phần so sánh điều

kiện sống giữa Biển Hồ và Việt Nam.

Về vấn đề di dân có khá nhiều công trình đã nghiên cứu. Tuy nhiên, các công

trình nghiên cứu thường đề cập về di dân trên khía cạnh di dân do quá trình đô thị

hóa, toàn cầu hóa. Cụ thể là di dân từ nông thôn sang thành thị, từ các nước đang

phát triển sang các nước phát triển,…

Vấn đề nghiên cứu “Việt Kiều trở về từ Biển Hồ” tính tới thời điểm nghiên

cứu chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào. Vấn đề này được đề cập chủ yếu

trong các bài báo, bài phóng sự về người Việt trở về từ Biển Hồ. Nổi bật nhất là loạt

bài đăng trên chuyên mục Chính trị - xã hội của báo Tuổi trẻ Online, cụ thể gồm

7 kỳ:

- 4 -

Kỳ 1: Bất trắc đường trở về, 12/07/2013.

Kỳ 2: Miền đất phúc đã xa, 13/07/2013.

Kỳ 3: Quà của Biển Hồ, 13/07/2013.

Kỳ 4: Tiến Thoái Lưỡng Nan, 14/07/2013.

Kỳ 5: Những “ốc đảo” Việt kiều, 15/07/2013.

Kỳ 6: Gian nan đường nhập quốc tịch, 16/07/2013.

Kỳ 7: “Hãy xem họ là cư dân biên giới!”, 17/07/2013.

Ngoài ra, chính quyền địa phương và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ còn có các

cuộc khảo sát, báo cáo về tình hình người Việt trở về từ Biển Hồ.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Việt Kiều trở về từ Campuchia khá nhiều, nhưng đối tượng nghiên cứu nhóm

nghiên cứu hướng đến là Việt Kiều trở về từ Biển Hồ - Campuchia. Tuy nhiên, việc

phân biệt Việt Kiều trở về từ Biển Hồ hay Việt Kiều trở về từ các vùng khác của

Campuchia là rất khó. Do đó, nhóm nghiên cứu mong việc kết hợp với phạm vi

nghiên cứu sẽ nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc tiếp cận,

phân loại, sàng lọc đối tượng nghiên cứu. Nhờ đó mà đề tài nghiên cứu của nhóm

được mang tính khoa học hơn.

Hiện nay, Việt kiều trở về từ Biển Hồ (Campuchia) tập trung chủ yếu dọc theo

biên giới Việt Nam – Campuchia tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang...

Trong đó, Long An là một trong số các tỉnh tập trung khá nhiều Việt Kiều trở về.

Nhưng vì giới hạn về khả năng nghiên cứu, kinh phí và thời gian thực hiện,... nên

nhóm nghiên cứu chỉ xin nghiên cứu một phạm vi nhỏ. Cụ thể là nhóm thực hiện

nghiên cứu trường hợp tại huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Vì huyện Vĩnh Hưng là

vùng đất nằm ngay biên giới Việt Nam – Campuchia, có con sông Vàm Cỏ Tây

chảy qua, thuận lợi cho việc trở về và định cư của Việt kiều. Trong đó, nhóm đã tiến

hành khảo sát thực địa tại xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng. Vì Tuyên Bình là xã có

nhiều Việt kiều tập trung sinh sống nhất của huyện Vĩnh Hưng. Mặt khác, chính

quyền ở đây cũng rất quan tâm đến cộng đồng này và đã có nhiều chính sách hỗ trợ.

Do đó, việc liên hệ, thống kê số liệu cũng sẽ gặp một số mặt thuận lợi khi nhận được

- 5 -

sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Chúng tôi mong đây có thể là ví dụ để khái

quát hóa đời sống Việt Kiều trở về từ Biển Hồ. Đồng thời, đề tài có thể được xem

như một sự gợi mở cho các công trình nghiên cứu sâu rộng hơn sau này.

Việt kiều trở về từ Biển Hồ sinh sống tại huyện Vĩnh Hưng bước đầu có thể

chia thành ba nhóm:

- Nhóm 1: Việt kiều trở về sinh sống trên 20 năm;

- Nhóm 2: Việt kiều trở về sinh sống từ 5 năm đến dưới 20 năm;

- Nhóm 3: Việt kiều trở về sinh sống dưới 5 năm.

(theo phân nhóm Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Hưng).

Hầu hết nhóm 1 và nhóm 2 đều đã và đang được xem xét nhập quốc tịch theo

điều 22 và 19 luật quốc tịch nếu đủ điều kiện. Chỉ có bộ phận thuộc nhóm trở về

sống dưới 5 năm chưa đủ điều kiện xem xét việc nhập quốc tịch. Cuộc sống của họ

cũng gặp rất nhiều khó khăn so với các nhóm khác. Số lượng trở về dưới 5 năm tăng

mạnh trong thời gian gần đây. Nhóm nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đối tượng

Việt kiều dưới 5 năm và mở rộng thêm từ 5 năm đến dưới 20 năm để thấy rõ những

bất cập trong cuộc sống thường ngày của họ.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho đề tài trong việc mô tả cũng như đánh giá được thực trạng

đời sống Việt Kiều trở về từ Biển Hồ, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp

định tính, quan sát mô tả, nghiên cứu tài liệu, so sánh đối chiếu,…

Chúng tôi ngoài tham khảo các tài liệu có liên quan trong các công trình

nghiên cứu trước đây và trên sách báo, băng hình, Internet,… đồng thời còn thực

hiện thu thập dữ liệu từ Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Hưng, phỏng vấn đồng chí

Nguyễn Văn Thưởng – Phó phòng Tư pháp huyện Vĩnh Hưng.

Thông qua quá trình quan sát, phỏng vấn và các mẫu hỏi là để mô tả lại đời

sống Việt Kiều một cách chân thật nhất. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp

này để khái quát đời sống tại Biển Hồ của bà con Việt kiều trước khi trở về nước.

Đồng thời, qua đó còn thấy rõ được quá trình trở về Việt Nam gặp khó khăn như thế

nào. Quá trình sinh sống và lao động của người Việt tại Biển Hồ được tái hiện thông

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!