Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em người Tày huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hoàng Văn Liêm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 255 – 259
255
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO BÀ MẸ VÀ TRẺ EM NGƯỜI TÀY
HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI
Hoàng Văn Liêm1
, Đào Ngọc Lan1
, Đàm Khải Hoàn2
1
Sở Y tế Yên Bái 2Trường đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bằng phương pháp điều tra cắt ngang 400 hộ gia đình và 716 trẻ < 5 tuổi người Tày ở huyện Lục
Yên tỉnh Yên Bái về thực trạng CSSK cho bà mẹ và trẻ em người Tày, các tác giả đã rút ra một số
kết quả sau: Thực trạng CSSK cho người Tày Lục Yên như sau: Tỷ lệ trẻ người Tày được đẻ tại
nhà thấp (6,29%), trong số trẻ đẻ tại nhà chủ yếu do các bà đỡ đỡ. Tỷ lệ bà mẹ được khám thai,
tiêm phòng uốn ván cao (97,2% & 98,6%). Tỷ lệ trẻ sơ sinh được bú sớm khá cao (83,9%), tỷ lệ
trẻ ăn sam đúng là 83,45%. Tỷ lệ trẻ cai sữa đúng còn thấp (35,8%). 93,% tổng số trẻ được tiêm
chủng đầy đủ, trong đó 92,3% trẻ có sẹo lao. 67,57% phụ nữ Tày áp dụng BPTT, trong đó đặt
vòng được chọn hàng đầu (74,91%), tiếp là thuốc tránh thai (11,64%). Lý do không áp dụng BPTT
hàng đầu là không chấp nhận (87,88%). Tỷ lệ bà mẹ Tày đẻ sớm <22 khá cao (59,6%) và 20,15%
còn đẻ nhiều (>2 con). 43,99% trẻ em < 5 tuổi người Tày SDD thể thấp còi, tiếp theo là thể nhẹ
cân (28,63%). Tỷ lệ SDD của trẻ em người Tày có ảnh hưởng bởi yếu tố số con trong gia đình,
việc cai sữa và kết quả TCMR. Các tác giả đề nghị cán bộ y tế tăng cường truyền thông và tổ chức tốt
hơn các chương trình CSSK bà mẹ và trẻ em nhất là chương trình phòng chống suy dinh dưỡng.
Từ khóa: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; suy dinh dưỡng.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Yên Bái là một trong các tỉnh nghèo của vùng
núi phía Bắc với tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm tới
29% [5]. Công tác CSSK BM&TE ở tỉnh Yên
Bái nhìn chung đã được thực hiện tương đối
tốt, thể hiện ở các chỉ số sức khỏe cơ bản đạt
được chỉ số trung bình chung của cả nước.
Tuy nhiên khu vực đồng bào DTTS vùng sâu
vùng xa, các chỉ số CSSK BM&TE còn thấp.
Người Tày ở Yên Bái nói chung và huyện
Lục Yên nói riêng cũng là một trong các
DTTS có tỷ lệ khá cao trong dân số. Người
Tày – Lục Yên chiếm khoảng 53% dân số
toàn huyện, người dân chủ yếu làm nông
nghiệp và trồng rừng. Kinh tế, văn hóa, xã hội
còn chậm phát triển, còn tồn tại một số phong
tục, tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe
của cộng đồng nhất là CSSKBM&TE [2], [4].
Vậy thực trạng CSSKBM&TE của người Tày
huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái hiện nay ra sao?
Và yếu tố nào đang ảnh hưởng đến công tác
CSSKBM&TE của người Tày huyện Lục
Yên? Vì thế chúng tôi tiến hành đề tài nhằm
mục tiêu đánh giá thực trạng trạng công tác
CSSKBM&TE của người Tày huyện Lục Yên
tỉnh Yên Bái năm 2011.
*
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Bà mẹ người Tày có con <5 tuổi
và các hộ gia đình tại các xã nghiên cứu
Địa điểm: Xã Lâm Thượng, xã Mường Lai
huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái là 2 xã 100%
người Tày gốc, đã định cư lâu đời.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả, điều tra cắt ngang
Phương pháp chọn mẫu điều tra hộ gia đình
có trẻ dưới 5 tuổi
- Cỡ mẫu: Theo công thức điều tra cắt ngang
với p=0,3 (tỷ lệ trẻ em người Tày suy dinh
dưỡng trong nghiên cứu của Hoàng Khải Lập
và CS ở người Tày Lạng Sơn [4], d=0,03.
Tính được n = 163, lấy tròn là 170, mỗi xã
chọn 85 hộ gia đình. Thực tế điều tra được
143 hộ gia đình.
- Kỹ thuật chọn mẫu:
+ Chọn chủ đích 2 xã Lâm Thượng, xã
Mường Lai huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái vì 2
xã này hoàn toàn người Tày gốc sinh sống ở
đây, còn lưu giữ nhiều nét văn hóa cũng như
phong tục tập quán cổ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn