Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu ở người Thái Nghĩa Lộ - Yên Bái và các yếu tố liên quan
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hoàng Văn Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 187 – 194
187
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI THÁI NGHĨA LỘ -YÊN BÁI
Hoàng Văn Hải
1*
, Đàm Khải Hoàn2
1
SYT Yên Bái, 2
Trường đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bằng phương pháp điều tra ngang, các tác giả đã điều tra 400 hộ gia đình về CSSKBĐ cho người
Thái Nghĩa Lộ, kết quả như sau: Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch thấp (17,6%), tỷ lệ hộ
gia đình có hố xí hợp vệ sinh cũng còn thấp (22,4%). Tỷ lệ hộ có chuồng gia súc ở gần nhà khá
cao (70,9%). Tỷ lệ trẻ đẻ tại nhà khá cao (61,1%), trong số trẻ đẻ tại nhà tỷ lệ trẻ được các bà đỡ
đỡ khá cao (53,1%).Tỷ lệ bà mẹ Thái được khám thai và tiêm phòng uốn ván đầy đủ khá cao
(62,5% & 77.64%). Tỷ lệ trẻ sơ sinh được bú sớm, ăn sam đúng, cai sữa đúng chưa cao (tương tự
77,6%, 48,6%, 24,3%). 100% trẻ được tiêm chủng đầy đủ, trong đó tỷ lệ trẻ có sẹo lao cũng rất
cao (99,3%). Tỷ lệ phụ nữ Thái áp dụng BPTT khá cao (68,3%), trong đó đặt vòng vẫn là biện
pháp được chọn hàng đầu (65,5%), tiếp theo là sử dụng thuốc tránh thai (24,3%). Lý do không áp
dụng BPTT hàng đầu là không biết (22,5%). Tuổi hành kinh trung bình các cô gái Thái là 15,24;
Tuổi lấy chồng trung bình là 20,78; Tỷ lệ phụ nữ Thái đẻ sớm <22 khá cao (54,2%) và tỷ lệ phụ
nữ đẻ nhiều (>2 con) thấp (14,5%). Tỷ lệ người ốm trong 2 tuần qua khá cao (21,9%), mô hình
bệnh tật của người Thái vẫn hàng đầu là các bệnh nhiễm trùng nhất là các bệnh cơ quan hô hấp.
70,4% người ốm đến KCB tại TYT xã, 16,7% người ốm tự mua thuốc về điều trị.. 97,3% người
ốm đến TYT xã hài lòng với các dịch vụ KCB. Lý do không đưa người ốm đến TYT xã hàng đầu
là bệnh nhẹ (47,8%), tiếp theo là không có người chăm sóc (11,3%). 2) Các yếu tố liên quan đến
kết quả CSSKBĐ của người Thái: Các yếu tố kinh tế hộ gia đình, khoảng cách từ nhà đến TYT xã
với việc đẻ tại nhà: Những hộ nghèo (Thu nhập <400.000đ) đẻ tại nhà nhiều hơn hộ đủ ăn
(p<0,05). Những hộ gia đình Thái càng xa trạm y tế xã thì tỷ lệ đẻ tại nhà càng cao và ngược lại
(p<0,05). Có mối liên quan giữa các yếu tố khoảng cách với việc khám thai đầy đủ: Hộ càng xa
TYT xã càng ít đi khám thai và người lại (p<0,05). Các yếu tố PTTT và khoảng cách từ nhà tới
TYT xã với việc cho trẻ bú ngay sau đẻ: Hộ có PTTT, gần trạm thì thường cho trẻ bú ngay sau đẻ
cao hơn (p<0,05). Các tác giả khuyến nghị: Tăng cường các hoạt động truyền thông GDSK cho
các hộ gia đình và bà mẹ người Thái để thay đổi một số tập quán có hại cho sức khỏe để thực hiện
CSSKBĐ tốt hơn
Từ khóa: Chăm sóc sức khoẻ ban đầu, người Thái
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Người Thái ở tỉnh Yên Bái có khoảng 71.000
người chiếm 8,1% dân số và tập trung sinh
sống chủ yếu ở 2 huyện phía tây của tỉnh là
huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa lộ từ rất
nhiều đời nay. Những năm gần đây, sức khỏe
của cộng đồng Người Thái Nghĩa Lộ đã và
đang dần được cải thiện do có sự quan tâm
của ngành Y tế cũng như các cấp Đảng, chính
quyền. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
như thực hiện các chương trình Y tế mục tiêu
quốc gia, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế
hoạch hóa gia đình, tuyên truyền giáo dục sức
khỏe... đến tận các thôn bản, song do trình độ
*
hiểu biết người Thái còn hạn chế, một số
phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại, mạng
lưới các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe còn
mỏng nên kết quả CSSKBĐ còn hạn chế [7]...
Câu hỏi của chúng tôi là: Thực trạng công tác
CSSKBĐ đối với người Thái ở thị xã Nghĩa
Lộ tỉnh Yên Bái hiện nay ra sao? Yếu tố nào
ảnh hưởng đến kết quả CSSKBĐ cho người
Thái? Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài với các mục tiêu như sau:
1. Đánh giá thực trạng công tác CSSKBĐ đối
với người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên
Bái năm 2011.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả
thực hiện CSSKBĐ ở người Thái Nghĩa Lộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn