Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực thi pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại - một số vướng mắc pháp lí và đề xuất hoàn thiện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
48 t¹p chÝ luËt häc sè 10/2011
TS. PHẠM THỊ GIANG THU *
ThS. NGUYỄN NGỌC LƯƠNG **
1. Về cơ sở pháp lí cho các giao dịch
bảo đảm
Hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức
tín dụng luôn đặt ra áp lực đảm bảo tính hiệu
quả đồng thời đảm bảo tính an toàn đối với
lượng tín dụng được cấp. Có nhiều phương
án được pháp luật thừa nhận, các tổ chức tín
dụng dựa trên cơ sở đó để lựa chọn áp dụng
cho phù hợp như kí quỹ, cầm cố, thế chấp,
bảo lãnh. Để đảm bảo cơ sở pháp lí cho các
chủ thể thực hiện giao dịch tín dụng, cả tổ
chức tín dụng với tư cách là chủ thể hoạt
động ngân hàng chuyên nghiệp và chủ thể
thuộc diện “bất cân xứng” về vị thế (chủ thể
đang có nhu cầu thiết lập quan hệ nhận tín
dụng từ tổ chức tín dụng) và về tính chuyên
nghiệp (tổ chức tín dụng luôn được xác định
là chủ thể có ưu thế hơn trong việc xem xét,
đánh giá và quyết định các giao dịch tín
dụng với các chủ thể không phải là tổ chức
tài chính), nhiều văn bản quy phạm pháp luật
đã được ban hành, điều chỉnh trực tiếp hoặc
gián tiếp các giao dịch bảo đảm. Có thể chỉ
ra một số văn bản sau đây:
- Bộ luật dân sự;
- Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn
thi hành;
- Luật doanh nghiệp và các văn bản
hướng dẫn thi hành;
- Luật nhà ở và các văn bản hướng dẫn
thi hành;
- Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP
ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm (sau đây
gọi tắt là Nghị định số 163);
- Luật thi hành án.
Với các văn bản quy phạm pháp luật nêu
trên, các tổ chức tín dụng đã có cơ sở đảm
bảo cho giao dịch cấp tín dụng rất đa dạng:
cấp tín dụng trên cơ sở tài sản của khách
hàng hoặc trên cơ sở tài sản bảo đảm của bên
thứ ba. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng
đã phát sinh nhiều vấn đề pháp lí, cần sớm
được xem xét đánh giá và chỉnh sửa cho phù
hợp. Trong bài viết này, trọng tâm phân tích
là những bất cập phát sinh trong quá trình áp
dụng Nghị định số 163 nêu trên và các vấn
đề liên quan được quy định tại các văn bản
quy phạm pháp luật khác về cùng nội dung
điều chỉnh.
2. Về tính thống nhất nội dung giữa
các văn bản quy phạm pháp luật gắn với
việc góp vốn là quyền sử dụng đất
Một trong những nguyên tắc quan trọng
trong việc ban hành và áp dụng pháp luật là
đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản
quy phạm pháp luật, sự thống nhất được thực
hiện cả ở phương diện tổng thể và phương
diện nội tại. Điều này có nghĩa là giữa các
* Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội
* * Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương