Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực tập phát triển cộng đồng / Huỳnh Minh Hiền
PREMIUM
Số trang
142
Kích thước
32.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1891

Thực tập phát triển cộng đồng / Huỳnh Minh Hiền

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Thực tập Phát triển cộng đồng (02/2022) 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA XHH – CTXH – ĐNA

SỔ TAY THỰC TẬP

(PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG)

Lớp: Mã số sinh viên:

Họ và tên sinh viên thực tập:

Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Thực tập Phát triển cộng đồng

(02/20

2

2

)

2

Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Thực tập Phát triển cộng đồng (02/2022) 3

1 CÁC QUY ĐỊNH CHUNG CHO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH

Thực tập giáo trình được chia thành 3 môn là Công tác xã hội với cá nhân, Công tác

xã hội với nhóm và Phát triển cộng đồng. Căn cứ theo chương trình đào tạo của khóa học

mà các môn thực tập được triển khai theo đúng tiến độ.

Điều kiện được thực tập:

• Sinh viên phải đảm bảo đạt từ 5 điểm trở lên ở các môn tiên quyết như sau:

STT Môn thực tập Môn tiên quyết

1. Công tác xã hội cá nhân An sinh xã hội

Công tác xã hội nhập môn

Công tác xã hội cá nhân

2. Công tác xã hội nhóm An sinh xã hội

Công tác xã hội nhập môn

Công tác xã hội nhóm

3. Phát triển cộng đồng An sinh xã hội

Công tác xã hội nhập môn

Phát triển cộng đồng

Trường hợp sinh viên không đạt từ 4 điểm trở lên ở các môn tiên quyết nhưng vẫn

đăng ký thực tập thì kết quả thực tập sẽ bị hủy. Mọi khiếu nại sẽ không được giải quyết.

Thời gian thực tập giáo trình mỗi môn là 2.5 tháng (tương đương 11 tuần). Sau thời

gian thực tập, sinh viên phải nộp về cho giảng viên điều phối thực tập 01 tập tài liệu, tập

tài liệu này là một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả thực tập của sinh viên. Tập tài

liệu bao gồm:

• Nhật ký thực tập (theo mẫu quy định bao gồm cả bảng tự đánh giá kết quả thực tập

của cá nhân sinh viên và bảng đánh giá của kiểm huấn viên)

• Báo cáo thực tập cuối khóa, bài thu hoạch cuối kỳ thực tập và giấy xác nhận thực

tập của cơ sở (đánh máy, in 02 mặt, không đóng bìa cứng, và bìa nhựa)

Điểm thực tập của sinh viên sẽ được căn cứ theo đánh giá của kiểm huấn viên (bao

gồm 70% điểm đánh giá quá trình theo mẫu quy định và 30% điểm bài báo cáo thực tập

cuối khóa) và của tổ thực tập khoa.

Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Thực tập Phát triển cộng đồng (02/2022) 4

2 NỘI DUNG THỰC TẬP GIÁO TRÌNH (PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG)

Thực tập giáo trình là cơ hội để sinh viên thực hiện được những kỹ năng, phong cách

nghề nghiệp đã được học tại trường.

Sau thời gian thực tập, sinh viên đạt được tầm nhìn, kỹ năng của một nhân viên xã hội

chuyên nghiệp tương lai.

2.1 Nội dung thực tập Phát triển cộng đồng

• Sinh viên chọn một cộng đồng/dự án để thực tập, tiến hành các giai đoạn:

a. Tìm hiểu về cộng đồng, làm việc cùng với người dân, tìm hiểu những nguồn

tài nguyên, tiềm năng trong cộng đồng;

b. Giáo dục cộng đồng thông qua việc tổ chức truyền thông/tập huấn tại cộng

đồng.

2.2 Thời gian thực tập

• Thời gian thực tập giáo trình là 2,5 tháng (tương đương 11 tuần)

Sinh viên thực hiện theo các quy định trên, viết báo cáo đầy đủ với sự xác nhận của

cơ sở và kiểm huấn viên. Số lần thực tập sẽ được kiểm huấn viên quyết định và thông báo

cho sinh viên theo yêu cầu thực tế. Sinh viên không đạt yêu cầu (dưới 5 điểm) sẽ không

được xét tốt nghiệp và phải thực tập lại. Trong thời gian thực tập, sinh viên phải thể hiện

tinh thần độc lập trong công việc, tham gia trao đổi chuyên môn với kiểm huấn viên theo

những thỏa thuận ban đầu với kiểm huấn viên.

2.3 Yêu cầu đối với sinh viên

Sinh viên phải làm các việc sau:

• Xây dựng kế hoạch thực tập: sau ngày triển khai thực tập, sinh viên gởi file kế

hoạch cho kiểm huấn viên xem, nhận sự đồng ý của kiểm huấn viên trước khi bắt

đầu thực tập và trước khi đến trình diện cơ sở thực tập;

• Thực hiện các yêu cầu của phương pháp CTXH nói trên mà sinh viên đã chọn;

• Viết bài báo cáo thực tập cuối khóa, bài thu hoạch cuối kỳ thực tập, hoàn thành

bảng tự đánh giá và lấy giấy chứng nhận của cơ sở hoặc cộng đồng nơi thực tập

Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Thực tập Phát triển cộng đồng (02/2022) 5

(giấy chứng nhận của cơ sở sẽ được sinh viên kèm chung vào trang cuối của báo

cáo thực tập cuối khóa);

• Gởi toàn bộ các tài liệu, báo cáo (Nhật ký, Báo cáo thực tập cuối khóa’ Bài thu

hoạch cuối kỳ thực tập, Bảng tự đánh giá của sinh viên và của kiểm huấn viên,

Giấy xác nhận của cơ sở) về cho kiểm huấn viên nhận xét, đánh giá trước khi nộp

về trường theo thời hạn quy định.

Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Thực tập Phát triển cộng đồng (02/2022) 6

3 BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA

3.1 Báo cáo thực tập Phát triển cộng đồng

3.1.1 Những tài liệu, báo cáo sinh viên cần phải nộp

• Báo cáo thực tập (mỗi nhóm 1 cuốn);

• Bài thu hoạch cuối kỳ thực tập (mỗi sinh viên);

• Bảng tự đánh giá kết quả thực tập cuối khóa của sinh viên và kiểm huấn viên

• Nhật ký thực tập;

• Giấy xác nhận sinh viên đã thực tập của cơ sở thực tập (mỗi nhóm 1 tờ).

3.1.2 Nội dung báo cáo thực tập cuối khóa

Nội dung báo cáo thực tập là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả thực tập của

sinh viên. Sinh viên cần hoàn thành bài báo cáo thực tập cuối khóa trước ngày kết thúc

khóa thực tập. Sinh viên nộp báo cáo thực tập cuối khóa cho kiểm huấn viên nhận xét, sau

đó chuyển về cho tổ thực tập đúng thời gian quy định. Việc sinh viên nộp báo cáo thực

tập cuối khóa trễ hạn sẽ không được giải quyết. Bài báo cáo thực tập cuối khóa phải được

đánh máy và in 02 mặt để tránh lãng phí. Sinh viên không cần in màu (nếu không cần

thiết).

Nội dung bài báo cáo thực tập cuối khóa phải bao gồm các điểm được nêu trong dàn

bài gợi ý. Cần nêu rõ cách sinh viên ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, cũng như sự nhận

biết các khác biệt trong lý thuyết và thực hành như thế nào...

Bài thu hoạch cuối kỳ thực tập được sinh viên viết ngay trước khi kết thúc đợt thực

tập. Nội dung bài thu hoạch là trả lời các câu hỏi được gợi ý được nêu trong phần dàn bài

gợi ý.

3.1.3 Trang bìa

Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Thực tập Phát triển cộng đồng (02/2022) 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

KHOA XHH – CTXH – ĐNA

BÁO CÁO THỰC TẬP

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

(Cộng đồng/cơ sở thực tập:………………………………………..)

Họ và tên sinh viên MSSV

………….. …………..

………….. …………..

Lớp:…………………………………...

Kiểm huấn viên:………………………

…………….., ngày ….. tháng ….. năm 20

Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Thực tập Phát triển cộng đồng (02/2022) 8

3.1.4 Trình bày báo cáo

Sinh viên viết báo cáo thực tập theo quy định trình bày như sau:

- Kiểu chữ/ Font: Times New Roman, size 13

- Canh lề: Lề trái 2.5cm x phải 2.0 cm, trên 2.0cm x dưới 2.0 cm

- Dãn dòng: Spacing theo quy định (before 6.0pt x After 0.0pt; Line spacing 1.5)

3.2 Dàn bài gợi ý

Sinh viên có thể dựa vào dàn bài gợi ý sau để viết báo cáo thực tập cuối khóa. Tổ thực

tập khuyến khích sinh viên trình bày theo cách mà bản thân cho là hợp lý nhất, tuy nhiên

cần có sự thống nhất ý kiến với kiểm huấn viên.

KẾ HOẠCH THỰC TẬP (Làm theo mẫu hướng dẫn)

PHẦN I: Tổng quan cộng đồng

Sinh viên cần dựa vào thông tin thứ cấp, phỏng vấn những người chủ chốt/am hiểu

trong cộng đồng

1. Vị trí địa lý cộng đồng:

- Sinh viên chọn đơn vị hành chính nhỏ nhất (xã, phường): nêu rõ tên cộng đồng

thực tập

- Xác định ranh giới cộng đồng (tiếp giáp với những xã/phường khác)

- Diện tích

- Số ấp/ khu phố; thôn, buôn làng; tổ dân phố/tổ nhân dân/tổ tự quản

- Lịch sử hình thành

- Sơ đồ tài nguyên cộng đồng (Ranh giới của xã/phường với các xã/phường lân

cận; ranh giới giữa các ấp/khu phố; Những mốc chính: sông, rạch, kênh, đường

quốc lộ, đường lớn; Tất cả đường, hẻm; khu dân cư; khu trồng lúa, các loại cây

trồng, vật nuôi; Trụ sở UBND, trường học, trạm xá, bệnh viện, phòng khám,

Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Thực tập Phát triển cộng đồng (02/2022) 9

nhà thờ, chùa, đình, chợ, khu vui chơi giải trí, công viên, bến xe, trạm xe; Các

cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tài chính của Nhà nước, tư nhân)

2. Dân số, dân cư, lao động và trình độ dân trí:

a. Dân số - dân tộc: Nam, nữ theo độ tuổi (%); số người các dân tộc, tỉ lệ %

b. Dân cư: nguồn gốc dân cư, thành phần dân cư

c. Lao động: % nam/ nữ trong độ tuổi lao động; % nam/nữ không có việc làm

d. Trình độ dân trí: % nam/nữ không biết chữ hoặc tái mù chữ; Ý thức giữ gìn

các quy định trong cộng đồng…

3. Tôn giáo, văn hóa:

a. Tôn giáo: chùa chiền, nhà thờ, thánh thất; số dân theo các tôn giáo

b. Văn hóa: phong tục tập quán, lễ hội; các sinh hoạt văn hóa bản địa khác…

4. Các hoạt động liên quan đến sinh kế của người dân:

- Các ngành nghề chính tại cộng đồng: các ngành nghề chính và vai trò trong

kinh tế cộng đồng; nghề truyền thống (nếu có)

- Lưu ý: vấn đề giới trong hoạt động liên quan đến sinh kế của người dân

5. Các lĩnh vực liên quan đến an sinh cho người dân:

a. Sức khỏe: trạm y tế, bệnh viện, số y bác sĩ, các chương trình chăm sóc sức

khỏe người dân, chương trình KHHGĐ (số nam/nữ tham gia các biện pháp

KHHGĐ); tỉ lệ trẻ tiêm chủng các loại vaccin miễn phí; tỉ lệ trẻ suy dinh

dưỡng; các dịch bệnh xảy ra trong năm…; hệ thống chăm sóc sức khỏe tại cộng

đồng/làng xã

b. Giáo dục: trường lớp các cấp, giáo viên, học sinh; tỉ lệ học sinh bỏ học ở các

cấp; các cơ sở tư nhân (nhà trẻ, nhóm trẻ gia đình)…

c. Điện, nước sạch: Tỉ lệ hộ có điện; nước sạch và việc sử dụng điện, nước của

những hộ chưa có điện, nước chính thức như thế nào?

d. Hỗ trợ người nghèo:

Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Thực tập Phát triển cộng đồng (02/2022) 10

Chuẩn nghèo, cận nghèo của địa phương; Tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo; Việc thực

hiện chương trình xóa đói giảm nghèo…

e. Hỗ trợ các nhóm yếu thế trong cộng đồng

- Người khuyết tật, người già neo đơn

- Trẻ có hoàn cảnh đặc biệt

- Phụ nữ bị bạo hành

- …

6. Các vấn đề trong cộng đồng

- Liệt kê các vấn đề có tại cộng đồng (nghèo đói và mạng lưới hỗ trợ, an ninh

môi trường sống, an toàn và mạng lưới cộng đồng trong việc gìn giữ và duy

trì…) hoặc các sự việc nổi bật trong cộng đồng (như cộng đồng đã từng chung

tay để xây dựng và duy trì khu phố văn hoá; giải quyết việc làm; giải quyết các

vấn đề xã hội…)

- Chọn 2 vấn đề nổi cộm và nêu rõ tình hình, các ảnh hưởng của vấn đề, cách

giải quyết vấn đề của chính quyền, của người dân. Nhận xét về cách giải quyết

vấn đề.

7. Tổ chức cộng đồng (cơ cấu tổ chức cộng đồng):

7.1. Các tổ chức trong cộng đồng

- Liệt kê tất cả các tổ chức trong cộng đồng: các đoàn thể, hội, tổ chức tôn giáo,

tổ chức xã hội, các câu lạc bộ, đội, nhóm,… hoạt động thường xuyên. Số lượng

thành viên (người dân) tham gia trong các tổ chức. Trình bày mối quan hệ giữa

các tổ chức này (sự phối hợp hoạt động, bầu khí hợp tác…)

7.2. Sơ đồ tổ chức cộng đồng

- Vẽ sơ đồ tổ chức cộng đồng liên quan đến giải quyết vấn đề nổi cộm được chọn

làm việc trong cộng đồng (cơ cấu tổ chức cộng đồng): lưu ý rằng sinh viên

không vẽ sơ đồ tổ chức UBND

Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Thực tập Phát triển cộng đồng (02/2022) 11

Lưu ý:

• Trong nội dung phần 1, sinh viên cần làm rõ sự liên hệ giữa các nội dung sinh viên

tìm hiểu (ví dụ: dân số có liên quan gì đến sức khỏe, văn hóa, giáo dục, môi

trường…) để làm rõ được đặc điểm của cộng đồng thực tập

• Sinh viên cần chú ý tổng hợp 5 loại tài sản/nguồn lực/tài nguyên cộng đồng như a)

Con người; b) Xã hội (mối quan hệ xã hội trong cộng đồng và ngoài cộng đồng);

c) Thiên nhiên (đất, khí hậu, sông ngòi…); d) Vật chất; e) Tài chính (Các nguồn

quỹ cộng đồng, cơ sở sản xuất kinh doanh trong cộng đồng, quỹ tín dụng nhân dân,

ngân hàng chính sách… và các nguồn quỹ khác)

PHẦN II: Giáo dục cộng đồng (tập huấn hoặc truyền thông cộng đồng)

• Kế hoạch tập huấn/truyền thông:

- Tùy theo chủ đề và nhu cầu tại cộng đồng mà sinh viên thiết kế số buổi tập

huấn/truyền thông phù hợp.

- Nêu rõ lý do tại sao chọn chủ đề đó để tập huấn/truyền thông cho người dân nơi

cộng đồng sinh viên đến thực tập.

- Nêu rõ mục tiêu, địa điểm, thời gian, nhóm đối tượng tham gia, phương tiện và

phương pháp truyền thông. Lưu ý rằng sinh viên không được tiến hành tập

huấn/truyền thông nếu chưa được kiểm huấn viên đồng ý chương trình tập

huấn/truyền thông.

• Các dự trù để thực hiện

• Chương trình chi tiết của các buổi tập huấn/truyền thông (trước khi tập huấn/truyền

thông)

• Tiến trình thực hiện (bao gồm cả biên bản)

Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Thực tập Phát triển cộng đồng (02/2022) 12

• Lượng giá các buổi truyền thông: a) nhóm cộng đồng (hài lòng, thích thú với thông

tin, mức độ động cơ thay đổi); và b) sinh viên thực tập (rút kinh nghiệm truyền

thông có sự tham gia)

Lưu ý: Sinh viên có thể thực hiện truyền thông với gia đình, với nhóm nhỏ hay tập

huấn tùy theo nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, cần có sự đồng ý của kiểm huấn viên.

Kết luận

1. Đề nghị của sinh viên với cộng đồng.

2. Nhận biết của sinh viên về vai trò của tác viên tại cộng đồng thực tập

Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Thực tập Phát triển cộng đồng (02/2022) 13

4 BÀI THU HOẠCH CUỐI KỲ THỰC TẬP

Bài thu hoạch cuối kỳ thực tập được viết trước khi sinh viên kết thúc đợt thực tập.

Sinh viên viết từ 5-8 trang, đánh máy trên khổ giấy A4. Nội dung bài thu hoạch là trả lời

các câu hỏi sau đây:

1. Anh/chị bắt đầu thực tập ở đâu? Những thử thách, mối lo âu, những vấn đề cá nhân

mà anh/chị mang theo là gì?

2. Nêu tổng quát kinh nghiệm thực tập vừa qua và nhận diện những khó khăn mà

anh/chị đã trải qua và đã học được gì để trở thành một nhân viên xã hội.

3. Cho biết những người nào và hoàn cảnh nào là tài nguyên hoặc trở ngại cho tiến

trình học tập của anh/chị trong lúc thực tập.

4. Anh/chị đã hiểu rõ thêm một vấn đề gì qua thời gian thực tập?

5. Anh/chị có hãnh diện với những kết quả đạt được không?

6. Anh/chị thấy bản thân còn những tồn tại gì trong tiến trình phát triển nghề nghiệp?

7. Anh/chị đánh giá kỹ năng tự chăm sóc chính mình như thế nào?

8. Nếu anh/chị được phép làm nhiều hơn so với yêu cầu của đợt thực tập, anh/chị sẽ

làm gì?

9. Anh/chị cho biết điều gì mới nơi anh/chị sau kỳ thực tập này (như động cơ, ước

vọng, nhận biết về khả năng bản thân…)

10.Lý thuyết và thực hành có giúp gì cho anh/chị trong phát triển bản thân và thực thi

nghề nghiệp không?

Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Thực tập Phát triển cộng đồng (02/2022) 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

KHOA XHH – CTXH – ĐNA

BÀI THU HOẠCH

CUỐI KỲ THỰC TẬP

(Thực tập Phát triển cộng đồng)

Họ và tên sinh viên: ...................................

Mã số sinh viên: ...................................

Lớp: ...................................

Kiểm huấn viên: ...................................

................., ngày ............tháng..............năm 20

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!