Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến chủ đề đa thức trong môn toán lớp 7 ở Trung học cơ sở
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
5.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
984

Thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến chủ đề đa thức trong môn toán lớp 7 ở Trung học cơ sở

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐẶNG THỊ THỦY

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

CHỦ ĐỀ ĐA THỨC TRONG MÔN TOÁN LỚP 7 Ở THCS

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2021

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐẶNG THỊ THỦY

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

CHỦ ĐỀ ĐA THỨC TRONG MÔN TOÁN LỚP 7 Ở THCS

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán

Mã số: 8 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM ĐỨC QUANG

THÁI NGUYÊN - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em dƣới sự

hƣớng dẫn của PGS.TS. Phạm Đức Quang. Các kết quả đƣợc nghiên cứu là

mới và chƣa đƣợc công bố trong bất kì công trình nào khác.

Các tài liệu trong luận văn là trung thực, em kế thừa và phát huy các

thành quả khoa học của các nhà khoa học với sự biết ơn chân thành.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021

Ngƣời viết luận văn

Đặng Thị Thủy

ii

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Đức

Quang đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và

hoàn thành luận văn.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các tập thể và cá nhân đã quan tâm và tạo

điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này.

Tác giả cũng chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đã

ủng hộ, động viên, cộng tác và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện

luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Đặng Thị Thủy

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT..........................................................iv

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................2

4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................3

5. Giả thuyết khoa học của đề tài ........................................................................3

6. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................3

7. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận văn...........................................................4

8. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................4

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN......5

1.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................5

1.1.1. Một số vấn đề chung về E-Learning và dạy học online ............................5

1.1.2. Nguyên tắc triển khai dạy học trực tuyến..................................................8

1.1.3. Chuẩn bị đầy đủ công cụ/phƣơng tiện thiết yếu cho tổ chức bài học

trực tuyến.................................................................................................10

1.1.4. Sự khác biệt giữa lớp học online và lớp học truyền thống......................11

1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................12

1.2.1. Sơ bộ về E-Learning và dạy học online ở một số nƣớc ..........................12

1.2.2. Sơ bộ thực trạng dạy học trực tuyến trong nhà trƣờng phổ thông ở

nƣớc ta hiện nay.......................................................................................15

1.2.3. Sơ bộ về dạy học trực tuyến ở trƣờng TH - THCS - THPT Đoàn Thị

Điểm Hạ Long - Cao Xanh - Hạ Long - Quảng Ninh và một số trƣờng

THCS trên địa bàn phƣờng Cao Xanh - Hạ Long - Quảng Ninh...............19

1.3. Nguyên tắc xây dựng (thiết kế) một bài dạy trực tuyến.............................24

1.3.1. Đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chƣơng trình GDPT ...............24

1.3.2. Đảm bảo tƣơng tác và phản hồi...............................................................24

1.3.3. Phát huy ƣu điểm, khắc phục nhƣợc điểm của e-learrning .....................24

1.3.4. Phù hợp với điều kiện địa phƣơng/nhà trƣờng........................................27

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..................................................................................28

iv

Chƣơng 2. BIỆN PHÁP THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC

TUYẾN MÔT CHỦ ĐỀ TRONG MÔN TOÁN Ở TRƢỜNG

TRUNG HỌC.........................................................................................29

2.1. Các nguyên tắc đề xuất khi triển khai dạy học trực tuyến .........................29

2.2. Các biện pháp xây dựng và tổ chức bài dạy trực tuyến..............................31

2.2.1. BP 1: Hiểu sâu về dạy học trực tuyến, các bƣớc và nhiệm vụ để thiết

kế và tổ chức bài học online....................................................................31

2.2.2. BP 2: Khai thác, chuẩn bị nội dung dạy học khi thiết kế và tổ chức

dạy học trực tuyến (minh hoạ qua Zoom Cloud Meetings và tích hợp

một số phần mềm khác, dạy học chủ đề Đa thức Toán 7) ......................40

2.2.3. BP 3: Hƣớng dẫn HS tự học online.........................................................67

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ..................................................................................71

Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.......................................................73

3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm...........................................................73

3.2. Nội dung và đối tƣợng thực nghiệm...........................................................73

3.3. Thời gian và địa điểm thực nghiệm............................................................73

3.4. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................73

3.4.1. Phƣơng pháp thực nghiệm.......................................................................73

3.4.2. Chọn mẫu thực nghiệm............................................................................73

3.4.3. Tổ chức giờ học online ............................................................................73

3.4.4. Bài kiểm tra..............................................................................................79

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm....................................................................80

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..................................................................................83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................84

KẾT LUẬN .......................................................................................................84

KIẾN NGHỊ.......................................................................................................85

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................86

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Đọc là

1 BP Biện pháp

2 CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông

3 ĐHQGHN Đại học Quốc Gia Hà Nội

4 GDPT Giáo dục phổ thông

5 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

6 GV Giáo viên

7 HS Học sinh

8 SL Số lƣợng

9 THCS Trung học cơ sở

10 THPT Trung học phổ thông

11 TNSP Thực nghiệm sƣ phạm

12 TTTT Thông tin truyền thông

13 UBND Ủy ban nhân dân

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học -

công nghệ đạt những bƣớc tiến thần kỳ, khối lƣợng thông tin, tri thức nhân

loại ngày càng tăng, hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đều

nhận thức GD&ĐT vừa là nền tảng, vừa là động lực, góp phần quyết định

tƣơng lai của mỗi dân tộc. Với ý nghĩa đó, Đảng và Nhà nƣớc ta khẳng định

GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển,

đƣợc ƣu tiên đi trƣớc trong các chƣơng trình, kế hoạch phát triển KT-XH, sự

nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình, của

các lực lƣợng xã hội.

Dạy học là một nghề đòi hỏi GV phải sáng tạo, luôn trau dồi và cập nhật

những kiến thức mới, phƣơng pháp mới cho phù hợp với mục đích, yêu cầu đào

tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

Để chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 đƣợc triển khai thực hiện

thành công thì GV đóng vai trò hết sức quan trọng, gốc rễ của đổi mới, góp

phần quyết định chất lƣợng GD&ĐT. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay,

việc học không chỉ giới hạn ở lớp học, mà còn hƣớng đến học mọi lúc, mọi

nơi,… trong đó có hình thức trực tuyến (online với nền tảng Elearning). Hình

thức này có nhiều ƣu điểm mà học tập nhƣ truyền thống không có. Tuy có rất

nhiều ƣu điểm nhƣ vậy nhƣng không phải ai cũng hiểu và áp dụng đung, đáp

ứng mục tiêu, với phƣơng pháp học tập mới lạ này.

Trong tình hình hiện nay, để giảm bớt khó khăn, thách thức cho GV trong

nhà trƣờng phổ thông, đặc biệt, trong bối cảnh chƣơng trình giáo dục phổ thông

2018 đƣợc đƣa vào thực hiện, thêm đó là tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp,

dạy học trực tuyến (online) đƣợc khuyến khích. Theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo

Dục, Sở Giáo dục đào tạo Quảng Ninh, khi triển khai dạy học trực tuyến môn

Toán tại trƣờng TH - THCS - THPT Đoàn Thị Điểm - Cao Xanh - Hạ Long, vào

tháng 4 năm 2020 cho thấy nhiều GV còn cảm thấy khá lúng túng.

2

Thông qua việc khảo sát thực trạng tôi nhận thấy việc tổ chức và thiết kế

bài học chủ đề Đa thức lớp 7 vẫn chƣa thực sự đƣợc chú trọng và đem lại hiệu

quả, chƣa chú trọng đến phƣơng pháp tổ chức dạy học trực tuyến, chủ yếu GV

vẫn thiết kế bài học chủ yếu theo cách truyền đạt kiến thức theo kiểu giáp mặt

khiến HS không hứng thú với bài học , ngoài ra còn thiếu các hoạt động mang

tính tƣơng tác với sự định hƣớng của GV để tích cực hóa ngƣời học và phát

triển các kỹ năng: Kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng nhóm, kỹ năng phân tích￾tổng hợp,…

Từ những lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Thiết kế và tổ chức dạy

học trực tuyến chủ đề Đa thức trong môn Toán lớp 7 ở THCS” nhằm góp

phần tăng cƣờng dạy học trực tuyến, hƣớng đến cá nhân hoá việc học, đảm

bảo giảng dạy môn Toán ở trƣờng phổ thông, nhất là khi không có điều kiện

giáp mặt HS theo lớp tiết nhƣ truyền thống, cũng nhƣ tăng cƣờng ý thức tự

học của HS.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ về dạy học trực tuyến/online làm rõ cách thiết kế và tổ

chức dạy học trực tuyến chủ đề Đa thức trong môn Toán lớp 7 THCS, góp phần

giúp HS học tập một cách có hiệu quả mọi lúc mọi nơi, đáp ứng nhu cầu phân

hoá của từng đối tƣợng cũng nhƣ hƣớng vào đáp ứng bối cảnh khẩn cấp.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học trực tuyến (online, trên nền tảng

E-learning).

- Tìm hiểu sơ bộ thực trạng dạy học trực tuyến với môn Toán tại trƣờng

TH -THCS - THPT Đoàn Thị Điểm Hạ Long, Quảng Ninh.

- Minh hoạ thiết kế một số bài học trực tuyến thuộc chủ đề Đa thức trong

môn Toán lớp 7 ở THCS.

- Thực nghiệm sƣ phạm để bƣớc đầu kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả

thi của phƣơng án đề xuất.

3

4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Toán ở trƣờng trung học cơ sở.

Đối tượng nghiên cứu: Cách thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến môn

Toán THCS.

5. Giả thuyết khoa học của đề tài

Nếu làm sáng tỏ thêm về dạy học trực tuyến từ đó phát huy ƣu điểm của

dạy học trực tuyến và hạn chế nhƣợc điểm của dạy học trực tuyến và đề xuất

đƣợc các biện pháp dạy học phù hợp thì có thể thiết kế và tổ chức dạy học trực

tuyến hiệu quả chủ đề Đa thức trong môn Toán lớp 7 ở THCS.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu về dạy học trực tuyến; các

sách báo, các bài viết có liên quan đến cơ sở lí luận của đề tài; các công trình

nghiên cứu có liên quan đến dạy học trực tuyến.

6.2. Phương pháp điều tra - quan sát

Quan sát việc đón nhận giải pháp học tập trực tuyến môn Toán của HS; xây

dựng, tƣ vấn các tính năng cho phù hợp.

Tiến hành điều tra, khảo sát bằng phiếu để tìm hiểu thực trạng kết quả

học tập trực tuyến môn Toán của HS, với một mẫu cụ thể ở trƣờng TH -

THCS - THPT Đoàn Thị Điểm Hạ Long, Quảng Ninh, trƣớc và sau khi tiến

hành giải pháp.

6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tổ chức dạy thực nghiệm một số tiết tại trƣờng TH - THCS - THPT

Đoàn Thị Điểm Hạ Long, Quảng Ninh để bƣớc đầu xem xét tính khả thi và

hiệu quả của phƣơng án đƣợc đề xuất.

6.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh

Phân tích các số liệu điều tra thực trạng và số liệu thực nghiệm sƣ phạm.

Tổng hợp kết quả thực nghiệm, phân tích về các giải pháp, so sánh các kết quả

thu đƣợc sau khi dạy học trực tuyến môn Toán, chủ đề Đa thức và đƣa ra điều

chỉnh, tƣ vấn dạy học trực tuyến cho GV và HS.

4

7. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận văn

7.1. Về mặt lý luận

Làm sáng tỏ thêm về dạy học trực tuyến (online với nền tảng E-Learning),

góp phần phát triển lý luận về dạy học trực tuyến trong môn Toán, đổi mới cách

thức dạy học, khai thác và phát huy các ƣu điểm của dạy học trực tuyến.

7.2. Về mặt thực tiễn

Đề xuất cách thức thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến (online với nền

tảng E-Learning) môn Toán, chủ đề Đa thức, chủ yếu qua Zoom meeting và một

số phần mềm khác.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận” và “Danh mục tài liệu tham khảo”, nội

dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong ba chƣơng:

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học trực tuyến.

Chƣơng 2. Biện pháp thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến môn Toán ở

trƣờng THCS.

Chƣơng 3. Khảo nghiệm Sƣ phạm và đánh giá.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!