Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp phần lịch sử việt nam (1945-1954) ở trường thpt (chương trình chuẩn) theo hướng phát triển năng lực học sinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP PHẦN
LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945-1954) Ở TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG TRÌNH
CHUẨN) THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thu Thủy
Chuyên ngành : Sư phạm Lịch sử
Lớp : 15SLS
Người hướng dẫn : Ths. Trương Trung Phương
Đà Nẵng, 1/2019
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm trở lại đây, sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật đặt ra những
đòi hỏi phải đổi mới nền giáo dục Việt Nam. Ngoài những đòi hỏi đổi mới của thực
trạng dạy học trong giáo dục, là những yêu cầu của sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng
điều đó, người lao động phải trang bị cho mình không chỉ kiến thức mà còn là các
năng lực cần thiết nhằm mục đích thực hiện được các vấn đề phức tạp của cuộc sống
và hình thành nên phẩm chất dám chịu trách nhiệm. Theo quan điểm chỉ đạo của Bộ
Chính trị và Ban chấp hành trung ương Đảng, Nghị quyết 29 khóa XI ngày 4 tháng
11 năm 2013 “Phát triển giáo dục và đào taọ phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội và bảo vê ̣Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật
khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú
trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng”. Hay Nghị quyết
TW 8 khóa XI đã quyết định những nội dung về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đây là một nghị quyết rất
quan trọng được đánh giá là nghị quyết mang tính kịp thời và hết sức cần thiết. Cùng
với Nghị quyết của ban chấp hành Trung ương Đảng, ngày 28/11/2014, Quốc hội ra
nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều văn bản chỉ đạo nhằm triển khai thực hiện
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo như đổi mới chương trình sách giáo
khoa, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá… Quan điểm về đổi
mới giáo dục đã được thể hiện rất rõ trong Luật giáo dục, Điều 28.2 có ghi: “Phương
Pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo cảu
học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học bồi dưỡng phương pháp tự học, khả
năng làm việc theo nhóm. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tâp cho học sinh”. Trong nhiều
năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách phù hợp để phát triển nền giáo
dục nước nhà. Giáo dục và đào tạo luôn xác định là quốc sách hàng đầu, là lĩnh vực
quan trọng để chúng ta có thể đi tắt, đón đầu tiếp cận, vận dụng hiệu quả thành tựu
khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới.
Bộ môn Lịch sử với những đặc điểm riêng của mình đóng vai trò hết sức quan
trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy và học lịch sử
vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, xuất phát từ những nguyễn nhân cụ thể sau: do sự lạc
hậu, chậm cải tiến, đổi mới phương pháp dạy và học của một số bộ phận giáo viên,…
Những nguyên nhân đó dẫn đến những hậu quả lớp làm ảnh hưởng đến chất lượng
dạy và học. học sinh ngày càng chán nản với việc học lịch sử.
Trước những yêu cầu, đòi hỏi của toàn xã hội, nhiệm vụ đặt ra cho người giáo
viên dạy học lịch sử là phải tìm mọi cách để cải tiến và nâng cao chất lượng dạy và
học lịch sử. Việt thiết kế chủ đề bài học theo hướng tích hợp liên môn là hướng đi tối
ưu nhất để bài giảng được sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn và kích thích được tính tích
cực của học sinh trong giờ học lịch sử. Từ trước đến nay, các môn khoa học thường
có liên quan mật thiết đến nhau. Vì vậy mà việc thích hợp chủ đề liên môn trong việc
dạy học sẽ là cơ sở giúp giáo viên có thể khái quát được kiến thức hơn, truyền tải kiến
thức nhanh, tạo hứng thú học tập cho học sinh và phát triển năng lực của học sinh.
Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến năm 1954 gắng liền với nhiều sự kiện quan
trọng của dân tộc. Đây là thời kỳ trưởng thành vượt bậc của cách mạng Việt Nam
được biểu hiện trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… Dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ
đại, toàn thể dân tộc Việt Nam đoàn kết một lòng vùng lên chống lại xiềng xích nô
lệ, thống nhất đất nước. Ghi vào Lịch sử những mốc son chói lọi của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng Việt Nam, cụ thể như các chiến dịch Việt Bắc 1947, chiến dich biên
giới Thu Đông 1950, chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa
cầu”, hay để lại dấu chấm phá trong Lịch sử bằng Hiệp định Giơ-ne-vơ,… Có thể
thấy rằng các sự kiện này ít nhiều đã có sự tác động không chỉ Lịch sử mà còn chi
phối bởi của các môn khoa học khác như văn học, địa lý, âm nhạc,… Vì vậy chủ đề
tích hợp liên môn trong dạy học lịch sử giai đoạn này sẽ giúp cho học sinh có cái nhìn
khái quát hơn, tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn và phát triển được năng lực của học
sinh.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Thiết kế và tổ chức dạy học
chủ đề tích hợp phần Lịch sử Việt Nam (1945-1954) ở trường THPT (chương
trình chuẩn) theo hướng phát triển năng lực học sinh” để làm đề tài nghiên cứu
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc thiết kế và tổ chức chủ đề tích hợp là một trong những vẫn đề đang được
quan tâm đến trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy,
liên quan đến đề tài đã có những công trình của các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước, chủ yếu đề cập đến các khía cạnh sau:
Ở trên thế giới, một số nhà giáo dục, tâm lý học trên cơ sở nghiên cứu đặc
điểm phát triển tâm lý và tư duy của học sinh phổ thông đã đưa ra những công trình
nghiên cứu đề cập đến phương pháp phát huy tính tích cực chủ động tự học, tự nghiên
cứu của học sinh mình. Trong đó có thể kể đến như Kharlamốp I.F với công trình
“Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào?” đã nêu lên một số biện pháp nhằm
kích thích tính hoạt động nhận thức của học sinh đồng thời khẳng định: “ Vấn đề sử
dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập có những điều bổ ích đáng học hỏi” bởi vì…
“Trong quá trình làm việc với sách giáo khoa và tài liệu học tập, học sinh nắm vững
và củng cố được kiến thức, đồng thời các em tiếp thu được kĩ năng, kĩ xảo”.
Kharlamốp I.F cũng khẳng định rằng “Tài liệu học tập tự nó đã chứa đựng nhiều yếu
tố kích thích, động viên tính ham hiểu và biết tích cực tư duy học sinh…”.
N.G.Đai - ri: “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” đã đề cập đến vẫn đề tài
liệu tham khảo, chuẩn bị giáo án cũng như các bước tiến hành một giờ học hiệu quả.
Đai - ri không nêu ra những biện pháp, hình thức hoạt động cụ thể nhưng ông khẳng
định vai trò, tác dụng của công tác này là nâng hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu
biết về kiến thức lên một trình độ mới và có tác dụng giáo dục học sinh sâu sắc.
Trong tài liệu “Hướng dẫn dạy học tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường
Trung học phổ thông”. Tác giả Đỗ Hồng Thái đã đề cập đến vai trò của các môn khoa
học khác trong giảng dạy lịch sử, trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp nhằm tích hợp
sử dụng kiến thức các môn khoa học trong giản dạy lịch sử ở trường Trung học phổ
thông một cách hiệu quả nhất.
Tác giả Vũ Ngọc Liên đã khẳng định quan điểm của mình về lợi ích của việc
dạy học tích hợp liên môn trong cuốn “Dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên
tại trường Trung học phổ thông”. Tác giả đã cho thấy được mối quan hệ chặt chẽ của
các môn khoa học tự nhiên. Những lợi ích của việc dạy học tích hợp các môn khoa
học tự nhiên sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy học, phát triển khả năng tư duy của học
sinh, kích thích hứng thú học tập. Hơn thế nữa, tác giả đã bước đầu cho thấy được
những yêu cầu cũng như là cách thức thực hiện một bài dạy tích hợp liên môn.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến những nội dung
liên quan đến vẫn đề dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, khẳng
định tầm quan trọng của tài liệu, đưa ra một số biện pháp nhằm thực hiện dạy học chủ
đề tích hợp. Tuy nhiên, việc “Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp phần Lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) ở trường Trung học phổ thông (THPT) (chương trình
chuẩn) theo hướng phát triển năng lực học sinh” thì vẫn chưa có công trình nào nghiên
cứu và giải quyết. Đây là nhiệm vụ cơ bản mà đề tài khóa luận cần tiếp tục giải quyết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp phần lịch sử Việt Nam (1945
– 1954) Theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT
*Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung kiến thức giảng dạy phần lịch sử Việt Nam (1945 – 1954) trong sách
giáo khoa lịch sử 12.
- Thời gian: năm học 2018 – 2019.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về dạy học chủ đề tích hợp, đề tài tập trung đi
sâu xác định nội dung, hình thức, biện pháp và quy trình thiết kế, tổ chức dạt học
chủ đề tích hợp phần lịch sử Việt Nam (1945 – 1954) trong chương trình lịch sử lớp
12 (chương trình chuẩn).
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ lí luận về tích hợp, dạy học chủ đề tích hợp trong dạy học lịch
sử ở trường trung học phổ thông.
- Đánh giá thực trạng dạy học chủ đề tích hợp ở trường THPT hiện nay.
- Đề xuất quá trình thiết kế chủ đề tích hợp.
- Đề xuất phương pháp dạy học chủ đề tích hợp .
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT để kiểm chứng giả thuyết
khoa học của đề tài và rút ra các kết luận cần thiết.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp luận:
- Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm, đường lối của Đảng, nhà nước ta
về giáo dục Lịch sử và nhận thức Lịch sử. Đề tài cũng dựa vào lí luận dạy học của
Giáo dục học, tâm lí học, lý luận và Phương pháp dạy học môn Lịch sử,...
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu lý luận về dạy học chủ đề tích hợp và phương pháp dạy học tích
cực.
Nghiên cứu các kiến thức khoa học liên quan đến “Lịch Sử”.
Nghiên cứu nội dung chương trình các môn học như Địa lí, Văn học, Âm
nhạc, Lịch sử để khai thác việc tích hợp phù hợp với trình độ học sinh.
+ Phương pháp điều tra khảo sát
Điều tra về thực trạng dạy học chủ đề tích hợp và áp dụng phương pháp dạy
học tích cực ở nước ta hiện nay.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm chủ đề đã xây dựng và phương án dạy học đã thiết
kế.
Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra kết luận cho vấn đề nghiên
cứu.
+ Phương pháp thống kê toán học:
Trong quá trình tìm kiếm và sưu tập tài liệu từ những nguồn khác nhau nên
cần được sắp xếp và hệ thống lại một cách khóa học sao cho phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu nhất.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Vận dụng sáng tạo nội dung kiến thức tích hợp.
- Tạo điều kiện cho sự sáng tạo và phát triển của học sinh
- Giảm áp lực đối với giáo viên, nâng cao hiệu quả môn học
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phù hợp với quán trình dạy học đổi mới giáo dục hiện nay.
- Nâng cao tri thức, vận dụng sáng tạo của học sinh và giáo viên.
7. Giả thuyết khoa học
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn dạy học lịch sử hiện nay, nếu thiết kế và tổ
chức dạy học chủ đề tích hợp liên môn với điều kiện học tập và trình độ nhận thức
của học sinh thì sẽ góp phần phát triển năng lực học sinh, nâng cao chất lượng dạy
học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông hiện nay.
8. Những đóng góp mới của đề tài
- Đề tài khóa luận góp phần khẳng định rõ vai trò, ý nghĩa của việc phát triển
năng lực cho HS( học sinh) trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.
- Đánh giá đúng thực trạng việc dạy học Lịch sử và thực trạng vấn đề phát
triển năng lực thực hành học tập Lịch sử cho học sinh ở trường THPT.
- Đề xuất những biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực cho học sinh
qua việc thiết kế và tổ chức chủ đề tích hợp trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao
chất lượng dạy học Lịch sử ở trường THPT.
- Khóa luận này là nguồn tài liệu cho những ai quan tâm đến đề tài này, là tài
liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên, giáo viên trong dạy học Lịch sử Việt Nam.
9. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và dạy học chủ đề tích hợp ở
trường THPT theo hướn phát triển năng lực học sinh.
Chương 2. Hệ thống chủ đề tích hợp phục vụ dạy học phần Lịch sử Việt Nam
(1945-1954) ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Chương 3. Phương pháp dạy học chủ đề tích hợp phần Lịch sử Việt Nam (1945-
1954) ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực học sinh. Thực nghiệm sư
phạm.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Các khái niệm tích hợp, dạy học tích hợp
1.1.1.2. Khái niệm năng lực, dạy học theo hướng phát triển năng lực.
1.1.2. Phân loại chủ đề tích hợp
1.1.3. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học chủ đề tích hợp
1.1.3.1. Vai trò của giáo viên
Trong dạy học theo chủ đề, vai trò của giáo viên có thay đổi so với dạy học
truyền thống. Giáo viên không còn là người thuyết minh, diễn giảng và đóng vai trò
là người hướng dẫn bên cạnh học sinh. Giáo viên luôn phải đặt ra những câu hỏi cho
học sinh suy nghĩ và thử thách nhằm hỗ trợ những kết quả của các em. Giáo viên
không dạy kiến thức mà thông qua sự chỉ dẫn, làm mẫu giúp cho học sinh tự lực
chiếm lĩnh kiến thức. Vai trò của giáo viên sẽ không còn là những chuyên gia, bản
thân họ cũng phải tìm kiếm và xử lý thông tin cùng với học sinh.
1.1.3.2. Vai trò của học sinh
Trong dạy học theo chủ đề, học sinh thể hiện rõ vai trò tự chủ, sáng tạo của
mình, học sinh đóng vai trò là những chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau trong
thực tiễn, hoàn thành vai trò của mình dựa trên kiến thức, kĩ năng nhất định. Các em
tự quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động.
1.1.4. Ý nghĩa của việc dạy học chủ đề tích hợp
* Về mặt kiến thức
Các chủ đề không chỉ giúp HS hiểu sâu sắc, hệ thống sự phát triển của LS, mối
quan hệ biện chứng giữa sự kiện, hiện tượng LS, mà còn mở rộng, làm phong phú
vốn tri thức của HS; giúp HS biết vận dụng linh hoạt kiến thức đã học để tiếp thu kiến
thức mới và liên hệ, đánh giá thực tiễn cuộc sống, nâng cao nhận thức của bản thân.
* Về kĩ năng
Trong quá trình dạy học, học sinh cần phải huy động, liên hệ kiến thức cũ để
chiếm lĩnh tri thức mới, phát triển năng lực tư duy sáng tạo. Các em phải lập luận,
bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo thuận những ý nghĩ và kết luận cá nhân.
Cho nên, thông qua học tập các chủ đề trong môn LS, HS được rèn luyện, phát triển
kĩ năng tư duy logic, thực hành bộ môn và các năng lực cốt lõi như tự học; phát hiện
và giải quyết vấn đề.
* Về thái độ
Dạy học theo chủ đề góp phần bồi dưỡng thế giới quan khoa học, phẩm chất,
nhân cách tốt đẹp cho HS như tính chuyên cần, tự lập, lòng kiên trì, ý chí vượt khó
và sự hứng thú, đam mê với môn học.
Tóm lại, việc sử dụng phương pháp dạy học theo chủ đề khi dạy học lịch sử ở
trường trung học phổ thông có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với giáo viên mà còn đối
với học sinh. Nó giúp cho giáo viên phát huy được trình độ và năng lực chuyên môn
của mình trong việc tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh. Đông thời đó cũng là
phương pháp học tập tích cực làm tăng hứng thú học tập, khả năng tìm tòi, tự học,
năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Đây là một phương pháp nhằm phát huy tích
tích cực học tập của học sinh đối với bộ môn lịch sử ở trường THPT nói riêng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Mục đích điều tra
1.2.2. Đối tượng, phạm vi điều tra
1.2.3. Phương pháp điều tra
1.2.4. Nội dung điều tra
1.2.5. Xử lí kết quả điều tra và rút ra kết luận về thực trạng vấn đề nghiên cứu.
CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP PHỤC VỤ DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ
VIỆT NAM (1945-1954) Ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ năm
1945 đến năm 1954, sách giáo khoa lịch sử lớp 12.
2.2. Nguyên tắt thiết kế chủ đề dạy học lịch sử Việt Nam (1945 – 1954) trong
chương trình lớp 12.
2.2.1. Đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng
Đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng là nguyên tắc cần phải quán triệt trong
dạy học lịch sử, nhất là Lịch sử Việt Nam (1945 – 154). Bởi, lịch sử chỉ diễn ra một
lần và không hề lặp lại nhưng nhận thức lịch sử lại vô vàn, tùy thuộc vào quan điểm,
quyền lợi của các giai cấp cũng như góc độ tiếp cận vấn đề của từng người. Tính khoa
học của việc lựa chọn tài liệu địa lý để sử dụng trong dạy học lịch sử thế hiện ở việc
giáo viên luôn chăm lo công tác bồi dưỡng, nghiên cứu, rèn luyện chuyên môn nghiệp
vụ. Bằng những phương tiện khác nhau, giáo viên tìm cách tiếp cận những nguôn
thông tin mới nhất, khoa học nhất về vấn đề sẽ truyền thụ cho học sinh.
2.2.2. Đảm bảo mục tiêu, nội dung, chương trình sách giáo khoa
Việc lưa chọn tài liệu lịch sử để dạy học chủ đề tích hợp lịch sử theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh phải đảm bảo thưc hiện chương trình, nội dung
sách giáo khoa, mục tiêu bài học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học
sinh. Để thưc hiện được nguyên tắc này, giáo viên cần nghiên cứu kỹ những yêu cầu
vê chuẩn kiến thức kỹ năng, nội dung sách giáo khoa, lựa chọn, xác định những kiến
thức trọng tâm để truyền đạt cho học sinh, giúp học sinh năm kỉến thức vững vàng.
2.2.3. Đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, điển hình trong lựa chọn tài liệu tích
hợp
Lựa chọn tài liệu lịch sử để dạy học chủ đề tích hợp lịch sử cần phải chú ý đến
những yếu tố như mục đích, mục tiêu, nội dung bài học, môn học nhằm phát huy tính
hiệu quả của nguồn tài liệu được sử dụng, tránh việc sử dụng cẩu thả, phản tác dụng.
để thực hiện tốt yêu cầu này, giáo viên phải làm việc với một quan điểm khoa học
nghiêm túc, trước hết là ở khâu sưu tầm, chọn lọc tài liệu. nguồn tài liệu có thể sử
dụng hết sức đa dạng và phong phú. Chính vì vậy, lựa chọn tài liệu nào để phục vụ
dạy học cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng, tài liệu được lựa chọn và sử dụng cần phải
đáp ứng yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng và rèn luyên kỹ năng thực hành bộ môn cho
học sinh.
2.2.4. Đảm bảo tính vừa sức
Việc lựa chọn , dạy học chủ đề tích hợp trong chương trình dạy học lịch sử
phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức đối với học sinh. Bởi lẽ, kiến thức khoa học không
ngừng được tăng lên về khối lượng. Nhưng khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh
còn xa mới tăng được bằng mức độ gia tăng của kiên thức đấy. Đảm bảo tính vừa
sức không chỉ thể hiện ở việc thực hiện dạy học chủ đề tích hợp theo chương trình và
sách giáo khoa đã được biên soạn mà còn là việc dạy học theo năng lực, trình độ của
học sinh. Điều ấy khắc phục được tình trạng quá tải hoặc hạ thấp trong dạy học lịch
sử, không giúp học sinh đạt được trình độ chương trình.
2.3. Quy trình thiết kế chủ đề tích hợp lích sử Việt Nam (1945-1954) trong
chương trình lớp 12.
Mỗi chủ đề dạy học tích hợp phải giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập. Vì
vậy, việc xây dựng mỗi chủ đề dạy học tích hợp cần thực hiện theo quy trình như sau:
a) Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chủ đề tích hợp sẽ xây (xác định tên
chuyên đề)
b) Xây dựng nội dung chủ đề:
c) Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt
động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó
xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chủ đề tích
hợp sẽ xây dựng.
d) Xác định và mô tả mức độ yêu cầu ( nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận
dụng cao mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm, đánh giá năng lực và phẩm
chất cảu học sinh trong dạy học chủ đề tích hợp.
e) Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để
sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá, luyện
tập theo chủ đề TH đã xây dựng.
f) Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề thành các hoạt động học được tổ chức cho
học sinh có thể thực hiện trên lớp và ở nha, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện
một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được
sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tố xây dựng tình huống xuất phát.
g) Xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu.
2.3. Hệ thống các chủ đề tích hợp lịch sử lớp 12 ở trường THPT nhằm phá
triển năng lực học sinh.