Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế và tổ chức các tình huống vấn đề khi dẫn nhập các bài học thuộc chương chất khí – vật lý 10
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
-------///////////////////////////// ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
NGUYỄN HÀ NGỌC VIÊN
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC TÌNH HUỐNG
VẤN ĐỀ KHI DẪN NHẬP CÁC BÀI HỌC
THUỘC CHƯƠNG CHẤT KHÍ – VẬT LÝ 10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng, 2017
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
NGUYỄN HÀ NGỌC VIÊN
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC TÌNH HUỐNG
VẤN ĐỀ KHI DẪN NHẬP CÁC BÀI HỌC
THUỘC CHƯƠNG CHẤT KHÍ – VẬT LÝ 10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sư phạm Vật lý
Khóa học: 2013 - 2017
Người hướng dẫn: TS. PHÙNG VIỆT HẢI
Đà Nẵng, 2017
Đà Nẵng, 2017
I
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận
tình của GV hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, tôi đã có
một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài. Kết
quả thu được không chỉ do nỗ lực của riêng cá nhân tôi mà còn có sự giúp đỡ của
quý thầy cô, gia đình và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin
được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Quý thầy cô trong khoa Vật lý – Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN đã tận tình
dạy dỗ, giúp tôi trang bị những kiến thức cần thiết, quý báu.
T.S Phùng Việt Hải – người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt
thời gian qua để tôi hoàn thành khóa luận của mình.
Ban giám hiệu và quý thầy cô trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Trần Phú,
Phan Châu Trinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và trường THPT Hiệp Đức thuộc
tỉnh Quảng Nam đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm
đồng thời và hoàn thiện đề tài của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động
viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong những tháng ngày tôi học tập tại trường Sư phạm
cũng như thời gian tôi hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù tôi đã cố gắng trong khả năng và phạm vi cho phép của mình để hoàn
thành khóa luận này nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận
được sự thông cảm và góp ý tận tình của quý thầy cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà nẵng, tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hà Ngọc Viên
II
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................... I
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT..............................................V
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.......................................................................... VI
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.......................................................................VII
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................4
NỘI DUNG.............................................................................................................5
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG VẤN
ĐỀ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ..........................................................................5
1.1. Dạy học giải quyết vấn đề................................................................................5
Cơ sở lý luận của dạy học giải quyết vấn đề............................................5
Khái niệm về dạy học giải quyết vấn đề ..................................................6
Đặc điểm và bản chất của dạy học giải quyết vấn đề...............................6
Các mức độ dạy học giải quyết vấn đề [7]...............................................7
Quy trình tổ chức dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lý [21]..8
Dạy học dạy học giải quyết vấn đề các loại kiến thức vật lý đặc thù [2]10
1.2. Tình huống có vấn đề.....................................................................................14
Khái niệm vấn đề....................................................................................14
Khái niệm tình huống có vấn đề.............................................................14
Điều kiện của một tình huống có vấn đề trong dạy học.........................14
III
Quy trình thiết kế tình huống có vấn đề dẫn nhập vào bài học ..............15
Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng .................................................16
Quy trình tổ chức tình huống vấn đề......................................................17
1.3. Tính hứng thú học tập ....................................................................................17
Khái niệm tính hứng thú học tập [18] ....................................................17
Các loại hứng thú học tập.......................................................................17
Tác dụng của hứng thú trong học tập .....................................................18
Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập [14].................................18
Cách kích thích tính hứng thú học tập ở HS [19]...................................19
THIẾT KẾ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VẤN ĐỀ VÀO CÁC BÀI
HỌC THUỘC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ”- VẬT LÝ 10 CƠ BẢN .......................21
2.1. Mục tiêu, nội dung, cấu trúc logic các bài học chương “Chất khí” - Vật lý 10
cơ bản ....................................................................................................................21
Vị trí, tầm quan trọng kiến thức của chương trong chương trình vật lý
phổ thông ..........................................................................................................21
Mục tiêu của chương “Chất khí” - Vật lý 10 cơ bản [3]........................22
Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Chất khí” – Vật lý 10 cơ bản............23
2.2. Thiết kế các tình huống có vấn đề dẫn nhập vào các bài thuộc chương “Chất
khí” - Vật lý 10 Cơ bản và đề xuất phương án sử dụng các tình huống ...............23
Ma trận các tình huống đã xây dựng ......................................................23
Thiết kế các tình huống cụ thể và quy trình tổ chức tình huống ............26
2.3. Thiết kế bảng tiêu chí đánh giá các tình huống vấn đề sử dụng trong dẫn
nhập bài học ..........................................................................................................57
2.4. Thiết kế giáo án dạy kiến thức bài 31 - Phương trình trạng thái của khí lý
tưởng (tiết 1) theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề .................................58
Mục tiêu..................................................................................................58
Chuẩn bị các phương tiện dạy học .........................................................58
IV
Nội dung ghi bảng ..................................................................................59
Tiến trình dạy học...................................................................................61
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................68
3.1. Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm ...............................................................68
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm..............................................................68
3.3. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm sư phạm.................................................68
3.4. Thời gian thực nghiệm sư phạm ....................................................................68
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.........................................................69
Phân tích diễn biến giờ học ....................................................................69
Đánh giá định tính ..................................................................................76
Đánh giá định lượng...............................................................................76
Đánh giá chung sau quá trình thực nghiệm sư phạm .............................85
3.6. Một số kinh nghiệm rút ra sau quá trình thực nghiệm sư phạm ....................85
Một số kinh nghiệm khi thiết kế tình huống có vấn đề dẫn nhập vào bài85
Một số kinh nghiệm khi tổ chức tình huống có vấn đề dẫn nhập vào bài86
KẾT LUẬN...........................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................89
PHỤ LỤC ..........................................................................................................PL1
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN........................................................... PL10
V
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Dạy học giải quyết vấn đề
Điểm trung bình
Giáo viên
Học sinh
Phương pháp dạy học
Tình huống
Tình huống có vấn đề
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
: DHGQVĐ
: ĐTB
: GV
: HS
: PPDH
: TH
: THCVĐ
: THCS
: THPT
VI
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sơ đồ khái quát tiến trình xây dựng kiến thức theo kiểu DHGQVĐ...........8
Hình 2.1- Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Chất khí” – Vật lý 10 cơ bản ..............23
Hình 2.2 – Thí nghiệm quả bóng không thể thôi to ..................................................30
Hình 2.3 – Hình ảnh gói bánh tự căng lên khi lên cao..............................................31
Hình 2.4 – Cấu tạo của tai người ..............................................................................33
Hình 2.5 – Cách tách lòng đỏ trứng bằng chai nhựa.................................................36
Hình 2.6 – Mô hình phổi...........................................................................................38
Hình 2.7- Trang tạp chí về các vụ cháy nổ do các bình xịt.......................................41
Hình 2.8 – Dụng cụ thí nghiệm của tình huống Chai nước cũng có lúc “ợ hơi”......44
Hình 2.9- Bóng thám không......................................................................................46
Hình 2.10 – Dụng cụ thí nghiệm tình huống Nước chảy ngược..............................48
Hình 2.11 – Kết quả thí nghiệm Nước chảy ngược .................................................49
Hình 2.12 – Kết quả thí nghiệm “bong bóng chui vào chai”..................................51
Hình 2.13 – Vận động viên bơi lội Michael Phelps..................................................55
Hình 2.14 – Phương pháp giác hơi............................................................................55
Hình 2.15 – Thí nghiệm hỗ trợ tổ chức tình huống Bí mật của biện pháp giác hơi
...................................................................................................................................56
Hình 3.1- GV giới thiệu mô hình phổi (Lớp thực nghiệm 1)....................................69
Hình 3.2 – HS quan sát quá trình GV thao tác với mô hình phổi (Lớp thực nghiệm
1)................................................................................................................................70
Hình 3.3 – HS xung phong trả lời câu hỏi của GV nêu ra (Lớp thực nghiệm 1)......71
Hình 3.4 – GV chiếu video để HS kiểm chứng dự đoán (Lớp thực nghiệm 1)........71
Hình 3.5 – GV cho HS xem mô hình phổi (Lớp thực nghiệm 2) .............................72
Hình 3.6 – GV thao tác với mô hình (Lớp thực nghiệm 2).......................................73
Hình 3.7 – HS trả lời câu hỏi GV nêu ra (Lớp thực nghiệm 2) ................................73
Hình 3.8 – GV cho HS nghe đoạn âm thanh (Lớp thực nghiệm 2) ..........................74
Hình 3.9 – HS hăng hái xung phong nêu ý kiến cá nhân (Lớp thực nghiệm 2) .......74
Hình 3.10 – GV giải thích về cấu tạo thân tre (Lớp thực nghiệm 2) ........................75
Hình 3.11 – Hiện tượng thí nghiệm mở đầu trong bài Phương trình trạng thái của
khí lý tưởng. ..............................................................................................................75
VII
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 - Dạy học giải quyết vấn đề các loại kiến thức vật lí đặc thù....................13
Bảng 2.1 - Mục tiêu của chương “Chất khí” - Vật lý 10 cơ bản...............................22
Bảng 2.2 – Ma trận các tình huống đã xây dựng ......................................................25
Bảng 2.3 – Bảng tiêu chí đánh giá các THCVĐ khi dẫn nhập vào bài học..............58
Bảng 3.1 - Điểm trung bình đánh giá từng tiêu chí của từng tình huống .................77
Bảng 3.2- Mức độ hấp dẫn, hứng thú của HS đối với TH ........................................80
Bảng 3.3 – Điều tra về đặc điểm của các TH............................................................81
Bảng 3.4 – Đánh giá tác dụng của các TH................................................................83
Bảng 3.5 – Điều tra về mong muốn của HS..............................................................84
Biểu đồ 3.1 – Điểm trung bình đánh giá từng tình huống 78
Biểu đồ 3.2 – Điểm trung bình đối với từng tiêu chí 79
Biểu đồ 3.4 – Mức độ hứng thú, hấp dẫn của TH Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.5 – Điều tra về các đặc điểm của TH 82
Biểu đồ 3.6 – Đánh giá tác dụng của các TH 83
Biểu đồ 3.7- Điều tra về mong muốn của HS 84
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bản chất của dạy học phát triển năng lực là người học phải vận dụng được các
kiến thức đã học vào thực tiễn, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực xung
quanh. Để có thể thực hiện được mục tiêu trên, đòi hỏi học sinh (HS) phải có khả
năng phát hiện ra vấn đề, đề xuất các biện pháp giải quyết, thực hiện các giải pháp,
đánh giá giải pháp và rút ra kết luận, nghĩa là có năng lực giải quyết vấn đề. Vì thế,
trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của nước ta sau 2017 đã
nêu rõ hình mẫu của học sinh Việt Nam gồm 6 phẩm chất (yêu đất nước, yêu con
người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm) và 10 năng lực (năng lực tự
chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng
lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất). Trong các
năng lực trên, năng lực giải quyết vấn đề là một năng lực quan trọng bậc nhất, có
ảnh hưởng đến các năng lực khác.
Như vậy, chức năng của người giáo viên (GV)/ của phương pháp giảng dạy
(PPDH) không chỉ đơn giản là truyền đạt kiến thức mà còn phải dạy HS cách học
tập và quan trọng nữa là biết cách phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập và
cuộc sống (tức là hình thành năng lực giải quyết vấn đề). Năng lực sẽ được hình
thành khi HS được luyện tập, trải nghiệm nhiều lần. Do đó, HS sẽ có cơ hội để hình
thành năng lực giải quyết vấn đề khi người GV thường xuyên sử dụng phương pháp
dạy học giải quyết vấn đề (DHGQVĐ) trong từng tiết dạy, bài dạy của mình. Lý
luận về DHGQVĐ cũng đã chỉ ra rất rõ, các GV phổ thông cũng đã biết nhưng việc
vận dụng nó một cách đúng đắn, triệt để và phổ biến hiện nay thì còn có nhiều hạn
chế. PPDH phổ biến hiện nay vẫn còn chủ yếu là thông báo, giải thích – minh họa
hoặc thông báo vấn đề.
Đối với môn Vật lý ở chương trình trung học phổ thông (THPT) – môn học
được đánh giá là một môn học khó, “khô khan” và trừu tượng thì việc áp dụng
PPDH giải quyết vấn đề (DHGQVĐ) cũng như các PPDH tích cực khác là một việc
rất cần thiết. Trong đó, tình huống có vấn đề (THCVĐ) là hạt nhân và trọng tâm của