Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế và thi công mạch quang báo giao tiếp với máy tính sử dụng vi điều khiển 89c52.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH QUANG BÁO
GIAO TIẾP VỚI MÁY TÍNH SỬ DỤNG VI ĐIỀU
KHIỂN 89C52
Người thực hiện : NGUYỄN THUỲ LAN
Lớp : 11CVL
Khoá : 2011-2015
Ngành đào tạo : CỬ NHÂN VÂT LÝ
Giáo viên hướng dẫn : Th.S NGUYỄN VĂN DŨNG
Đà Nẵng, 5/2015
GVHD: NGUYỄN VĂN DŨNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN THÙY LAN 1 Mạch quang báo giao tiếp máy tính
LỜI CẢM ƠN
Không có sự thành công nào mà không cợ hỗ trợ hay giúp đỡ, trực tiếp hay gián tiếp
của người khác. Trong suốt 4 năm học trên giảng đường đại học, em đã nhận rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của gia đình bạn bè cùng với sự giảng dạy tận tình của thầy cô tại
trường đại học sư phạm Đà Nẵng nói chung và ở khoa Vật lý nói riêng .
Em xin gửi đến tất cả quí thầy cô lòng biết ơn sâu sắc nhất, cảm ơn thấy cô đã tận tình,
tâm huyết truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập
tại trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Dũng đã tận tâm hướng
dẫn em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Nếu không có sự giúp đỡ, gợi ý và
hướng dẫn của thầy thì em nghĩ bài khóa luận của em khó có thể hoàn thiện được.
Bài khóa luận này được thực hiện trong khoảng thời gian không dài nên chắc chắn
không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Bên cạnh đó kiến thức của em còn hạn chế và thời gian
tìm hiểu gấp rút nên mong nhận được sự góp ý tận tình của quý thầy cô để kiến thức của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin kính chúc quí thầy trường ĐHSP Đà Nẵng nói chung và thầy cô khoa Vật Lý
nói riêng dồi dào sức khỏe để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả của mình là truyền đạt
thêm nhiều kiến thức cho thế hệ mai sau.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô!
Đà Nẵng, ngày…tháng…năm….
Sinh viên thực hiện
(Kí và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thùy Lan
GVHD: NGUYỄN VĂN DŨNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN THÙY LAN 2 Mạch quang báo giao tiếp máy tính
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển nhanh của xã hội thì khoa học kĩ thuật cũng ngày càng tiến
bộ,cho nên nhu cầu về thông tin dần trở nên thiết yếu đối với con người trong cả cuộc
sống lẫn trong công việc. Song hành với sự phát triển của ngành kĩ thuật máy tính, công
nghệ điện tử đã có những bước tiến vượt bậc với khả năng tích hợp ngày càng cao của vi
mạch, nhờ đó giúp tăng tốc độ xử lí, nâng cao độ tin cậy và giá thành sản phẩm cũng
giảm theo nên vi mạch ngày càng được sử dụng rộng rãi. Để đáp ứng nhu cầu nói trên
và đi theo sự phát triển của công nghệ, quang báo trở thành một trong những hình thức
cung cấp thông tin không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, nó ngày càng trở nên tinh
vi đa dạng hơn từ thiết kế cho đến mẫu mã, chất lượng.
Sự ra đời của máy vi tính đã mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử nhân loại. nó có
khả năng xử lý dữ liệu nhanh, lưu trữ được lượng thông tin lớn, độ tin cậy cao và quang
trọng hơn là nó có thể kết nối được với nhiều loại thiết bị ngoại vi khác.Tùy mục đích ứng
dụng mà ta chọn phương thức giao tiếp thích hợp. Dựa vào tính mềm dẻo, đa dạng và dễ
sử dụng của máy tính mà người ta đã tìm cách ứng dụng nó vào quang báo để việc thiết
kế phần cứng trở nên dễ dàng hơn và độ tin cậy cao hơn.
Từ những ứng dụng ban đầu trong lĩnh vực quân sự và máy tính, ngày nay với sự phát
triển không ngừng của ngành kĩ thuật máy tính mà quang báo đã mở rộng được đối tượng
ứng dụng của mình trong các ngành công nghệ điện tử hiện đại, trong các hệ thống máy
tính lớn, các hệ thống viễn thông cho đến những sản phẩm quen thuộc trong cuộc sống
hằng ngày : máy giặt, đèn giao thông,… hay trong việc kinh doanh sản xuất: biển quảng
cáo, biển hướng dẫn…
Vì những lí do trên mà em chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là
“Thiết kế và thi công mạch quang báo tiếp xúc với máy tính sử dụng vi điều khiển
89C52.”
Với đề tài này em gặp không ít khó khăn. Bên cạnh thời gian tìm hiểu gấp rút, phải tự
bổ sung những kiến thức mình còn thiếu về cả việc làm phần cứng và phần mềm của một
mạch quang báo. Những kiến thức mới lạ về code hay các bước để làm một mạch điện.
GVHD: NGUYỄN VĂN DŨNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN THÙY LAN 3 Mạch quang báo giao tiếp máy tính
Thêm vào đó là sự khác biệt giữa lí thuyết và thực hành nên trong việc nghiên cứu, thiết
kế và thi công em đã cố gắng hết sức để có một bài luận văn hoàn chỉnh và đầy đủ nhất
có thể. Nhưng không thể tránh được nhiều sai xót. Mong quí thầy cô và các bạn sinh viên
cho em những góp ý chân thành để em có thể hoàn thiện bài luận văn của mình. Em xin
chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thùy Lan
GVHD: NGUYỄN VĂN DŨNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN THÙY LAN 4 Mạch quang báo giao tiếp máy tính
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Có rất nhiều cách để thực hiện quang báo như dùng IC rời, dùng EPROM, dùng vi xử
lý hoặc dùng máy vi tính để điều khiển mạch. Trong đề tài này, em chọn thực hiện mạch
quang báo giao tiếp với máy vi tính bởi vì:
+ Những mạch quang báo khác phải nạp dữ liệu chết trong ROM, phải mất nhiểu thủ
tục khi muốn xuất dữ liệu ra bảng đèn. Mỗi lần như vậy, ta phải khai báo lại dữ liệu và
phải nạp vào ROM rồi sau đó mới xuất ra bản đèn được. Giao tiếp với máy tình là dữ liệu
ta có thể nhập bất kì vào máy tính và xuất ra trực tiếp xuống bảng led mà không phải tốn
nhiều lần nạp vào ROM.
+ Việc truyền dữ liệu trực tiếp từ máy tính (nội dung phong phú, có thể là 1 kí tự hay
chuối nội dung…) xuống bảng đèn, thông qua một phần mềm đổi chuỗi, việc xuất dữ liệu
thật đơn giản: chỉ việc nhập dữ liệu vào máy tính và truyền xuống.
- Trên đây là những lý do chọn làm mạch quang báo giao tiếp với máy tính mà không
chọn các loại quang báo khác được nêu ở trên.
2. MỤC TIÊU CHỌN ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu thêm được nhiều kiến thức về các vi mạch, vi điều khiển, các IC, board mạch..
- Thiết kế và thi công được một bảng mạch quang báo giao tiếp với máy tính.
- Đề ra thêm được những khả năng ứng dụng của mạch trong cuộc sống.
3. ĐỒI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thiết kế và thi công mạch quang báo giao tiếp
máy tính sử dụng vi điều khiển 89C52
4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Mạch quang báo có thể hiển thị được hình ảnh sinh động chứ không chỉ gói gọn trong
việc chạy hiệu ứng chữ. Tuy nhiên, do thời gian tìm hiểu gấp rút cũng như kinh phí hạn
chế nên đề tài chỉ giới hạn ở việc nhận các kí tự từ máy và hiển thị các chữ chạy trên bảng
LED.
GVHD: NGUYỄN VĂN DŨNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN THÙY LAN 5 Mạch quang báo giao tiếp máy tính
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................2
MỤC LỤC ......................................................................................................................5
PHẦN 1: TỔNG QUAN................................................................................................7
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ MẠCH QUẢNG BÁO.............................................8
I.1. Các phương pháp thực hiện quang báo................................................................8
I.2. Phân loại quang báo .............................................................................................9
I.3. Thiết kế mạch quang báo giao tiếp máy tính .......................................................10
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ HỌ VI ĐIỀU KHIỂN HỌ 8051 ............................12
II.1. Giới thiệu về cấu trúc vi điều khiển họ 8051......................................................12
II.2. Khảo sát vi điều khiển 8051 ...............................................................................14
II.2.1. Sơ đồ khối của 8051 ..................................................................................14
II.2.1. Sơ đồ chân và chức năng các chân của 8051.............................................15
II.3. Cấu trúc bên trong của họ vi điều khiển 8051 ....................................................20
II.3.1. Tổ chức bộ nhớ ...........................................................................................20
II.3.2. Các dãy thanh ghi .......................................................................................24
II.3.3. Các thanh ghi chức năng đặc biệt (SFR) ....................................................25
II.3.4. Hoạt động Reset..........................................................................................31
II.4. Hoạt động Timer của 89C51...............................................................................32
II.4.1. Giới thiệu ....................................................................................................32
II.4.2. Các chế độ Timer và cờ tràn.......................................................................32
II.4.3. Hoạt động Port nối tiếp...............................................................................34
CHƯƠNG III: CÁC CHUẨN GIAO TIẾP MÁY TÍNH...........................................43
III.1. Giao tiếp qua cổng máy in (LPT)......................................................................43
III.2. Giao tiếp qua khe cắm trong máy tính (Slot Card)............................................44
III.3. Giao tiếp qua cổng nối tiếp đa năng USB .........................................................44
III.4. Giao tiếp qua cổng nối tiếp RS-232 (COM)......................................................44
GVHD: NGUYỄN VĂN DŨNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN THÙY LAN 6 Mạch quang báo giao tiếp máy tính
CHƯƠNG IV: GIỚI THIỆU VÈ MA TRẬN LED....................................................46
IV.1. Bộ hiển thị .........................................................................................................46
IV.2. Ma trận leb 8x8 (1 màu)....................................................................................47
IV.3. Khái quát phương pháp quét ma trận LED .......................................................47
IV.4. Phương pháp quét LED đối với ma trận LED (16 hàng 48 cột) ......................48
PHẦN 2: THI CÔNG MẠCH ......................................................................................49
CHƯƠNG V: THIẾT KẾ PHẦN CỨNG....................................................................50
V.1. Sơ đồ khối của mạch quang báo .........................................................................50
V.1.1. Sơ đồ khối...................................................................................................50
V.1.2. Chức năng của từng khối............................................................................50
V.1.3. Nguyên lý hoạt động...................................................................................51
V.2. Khối xữ lý quét cột .............................................................................................51
V.3. Khối xữ lý quét hàng ..........................................................................................54
V.4. Khối hiển thị .......................................................................................................56
CHƯƠNG VI: THIẾT KẾ PHẦN MỀM....................................................................58
VI.1. Lưu đồ thuật toán ..............................................................................................58
VI.2. Chương trình .....................................................................................................63
TỔNG KẾT-KẾT LUẬN..............................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................105
MỤC LỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG .............................................................................106
GVHD: NGUYỄN VĂN DŨNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN THÙY LAN 7 Mạch quang báo giao tiếp máy tính
PHẦN 1:
TỔNG QUAN
GVHD: NGUYỄN VĂN DŨNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN THÙY LAN 8 Mạch quang báo giao tiếp máy tính
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ MẠCH QUANG BÁO
I.1/ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN QUANG BÁO
Quang báo là dùng ánh sáng để hiển thị mục đích tạo ra nó. Với sự giúp sức của các kĩ
thuật mạch, vi xử lý, vi điều khiển, máy tính…Hiện nay có rất nhiều cách để thực hiện
quang báo như dùng IC rời, dùng EPROM, dùng vi xử lý hoặc dùng máy vi tính để điều
khiển mạch.
- Nếu dùng IC rời : ta sử dụng IC giải đa hợp (Demultiplexer) kết hợp với các diode để
làm thành mạch ROM, kiểu này được gọi là MADE ROM. Chương trình cho loại ROM
này được tạo ra bằng cách sắp xếp vị trí các diode, mỗi khi thay đổi chương trình phải
thay đổi vị trí các diode này (thay đổi phần cứng). Dung lượng bộ nhớ này thay đổi theo
kích thước mạch, kích thước càng lớn thí dung lượng mạch càng lớn (vì khi tăng dung
lượng thì phải thêm IC giải đa hợp, thêm các diode nên kích thước mạch tăng lên). Nếu
muốn đủ bộ nhớ để chạy một mạch quang báo bình thường thì kích thước mạch phải rất
lớn vì thế giá thành rất cao, việc thi công mạch sẽ gặp nhiều khó khăn, độ phức tạp tăng
lên. Dạng mạch này không thực tế. Do đó, dạng ROM này không đáp ứng được yêu cầu
của việc thực hiện mạch quang báo trên thực tế.
- Khi dùng EPROM thì kích thước mạch và giá thành của mạch sẽ giảm đi đáng kể.
Kích thước mạch của EPROM hầu như không tăng theo dung lượng bộ nhớ. Ngoài ra, khi
muốn thay đổi chương trình hiển thị thì ta chỉ việc xóa chương trình cũ và nạp vào
EPROM chương trình mới (thay đổi về phần mềm). Hoặc có thể thay EPROM cũ bằng
EPROM mới có chứa chương trình mới cần thay đổi. Việc thay đổi chương trình kiểu này
thực hiện đơn giản hơn rất nhiều so với cách dùng IC rời nêu trên. Đặc biệt, khi có yêu
cầu hiển thị hình ảnh thì việc sử dụng EPROM là để điều khiển là hợp lý nhất, nó đơn
giản hơn nhiều việc sử dụng vi xử lý hoặc dùng máy tính để điều khiển. Vi sử lý và máy
tính điều khiển muốn giao tiếp với bên ngoài đều phải thông qua chương trình và các IC
ngoại vi, còn EPROM thì giao tiếp trực tiếp và không cần chương trình điều khiển nó. Vì
phải dùng chương trình nên tín hiệu điều khiển đưa ra ngoài tuần tự, không được liên tục
như EPROM nên khi muốn hiển thị hình ảnh thì sẽ gặp nhiều khó khăn (do hiển thị hình