Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Và Thi Công Chung Cư Hòa Bình Xanh Tp Hòa Bình
PREMIUM
Số trang
128
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
787

Thiết Kế Và Thi Công Chung Cư Hòa Bình Xanh Tp Hòa Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước,ngành xây dựng cơ

bản đóng một vai trò hết sức quan trọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều

ngành khoa học và công nghê, ngành xây dựng cơ bản đã và đang có những bước

tiến đáng kể. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, chúng ta cần có

một nguồn nhân lực trẻ là các kỹ sư xây dựng đủ phẩm chất và năng lực, tinh thần

cống hiến để tiếp bước các thế hệ đi trước, xây dựng đất nước ngày càng văn minh

và hiện đại hơn.

Sau gần 5 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Lâm Nghiệp, đồ án

tốt nghiệp này là một dấu ấn quan trọng đánh dấu việc sinh viên hoàn thành nhiệm

vụ học tập của mình trên ghế giảng đường Đại học. Trong phạm vi đồ án tốt nghiệp

của mình, em đó cố gắng để trình bày toàn bộ các phần việc thiết kế và thi công

công trình: “CHUNG CƯ HÒA BÌNH XANH”.

Nội dung của đồ án tốt nghiệp gồm 3 phần:

- Phần 1: Kiến trúc công trình

- Phần 2: Kết cấu công trình

- Phần 3: Tổ chức xây dựng

Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy,cô giáo khoa Cơ Điện & Công Trình đã

tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em, cũng như các bạn sinh viên khác trong

suốt những năm học qua. Đặc biệt là sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong quá trình em

làm đồ án tốt nghiệp của thầy Phạm Quang Đạt – Bộ môn kĩ thuật xây dựng công trình.

Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã hỗ trợ và động viên em trong thời

gian qua để em hoàn thành đồ án ngày hôm nay.

Do khả năng và thời gian có hạn, đồ án tốt nghiệp này không thể tránh khỏi

những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dạy và góp ý của các thầy cô cũng

như của các bạn sinh viên để có thể thiết kế các công trình sau hoàn thiện hơn.

Hòa Bình, ngày 28 tháng 12 năm 2017.

Sinh viên

Phạm Thị Vân Anh

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC.

1.1. Giới thiệu công trình. ........................................................................................ 9

1.1.1. Tên công trình................................................................................................ 9

1.1.2. Chủ đầu tư. .................................................................................................... 9

1.1.3. Đặc điểm của khu vực xây dựng công trình. .................................................. 9

1.2. Tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc công trình. ........................................................... 9

1.3. Quy mô công trình. ........................................................................................... 9

1.4. Giải pháp kiến trúc công trình. ........................................................................ 10

1.4.1. Quy hoạch tổng mặt bằng. ........................................................................... 10

1.4.2. Giải pháp mặt bằng và mặt đứng. ................................................................. 10

1.4.3. Giải pháp giao thông trong công trình. ......................................................... 12

CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN SƠ BỘ GIẢI PHÁP KẾT CẤU PHẦN THÂN VÀ TẢI

TRỌNG TÍNH TOÁN ........................................................................................... 14

2.1. Lựa chọn giải pháp kết cấu cho công trình ...................................................... 14

2.2. Các tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế kết cấu công trình ................................ 15

2.3. Vật liệu sử dụng trong thiết kế kết cấu chính công trình .................................. 15

2.4. Lựa chọn sơ bộ kích thước cấu kiện ................................................................ 16

2.4.1. Lựa chọn chiều dày sàn. ............................................................................... 16

2.4.2. Lựa chọn tiết diện dầm ................................................................................ 16

2.4.3. Lựa chọn kích thước tiết diện cột ................................................................. 17

2.4.4. Lựa chọn sơ bộ tiết diện vách, lõi ................................................................ 18

2.5. Lập mặt bằng kết cấu các tầng trong công trình .............................................. 19

2.6. Tính toán tải trọng .......................................................................................... 19

3

2.6.1. Tải trọng thường xuyên ................................................................................ 19

2.7. Lập mô hình tính toán công trình .................................................................... 21

2.8. Kiểm tra sơ bộ mô hình tính toán .................................................................... 22

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ KẾT CẤU CÁC CẤU KIỆN CHÍNH CHO KHUNG

TRỤC 2. ................................................................................................................ 23

3.1. Thiết kế kết cấu cấu kiện cột khung trục 2. ..................................................... 23

3.1.1. Nội lực thiết kế cấu kiện cột......................................................................... 23

3.1.2. Cơ sở lý thuyết tính toán cấu kiện cột. ......................................................... 23

3.1.3. Thiết kế cho cấu kiện cột. ............................................................................ 28

3.2. Thiết kế kết cấu cấu kiện dầm khung trục 2. ................................................... 34

3.2.1. Nội lực thiết kế cấu kiện dầm. ...................................................................... 34

3.2.2. Cơ sở lý thuyết tính toán cấu kiện dầm. ....................................................... 34

3.2.3. Tính toán cốt thép cho các phần tử dầm. ...................................................... 36

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ KẾT CẤU SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH. ........................... 39

4.1. Cơ sở lý thuyết tính toán cấu kiện sàn. ............................................................ 39

4.2. Thiết kế cho cấu kiện sàn. ............................................................................... 39

CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ KẾT CẤU MÓNG KHUNG TRỤC 2 ........................... 48

5.1. Nội lực thiết kế kết cấu móng khung trục 2 ..................................................... 48

5.2. Điều kiện địa chất thủy văn công trình. ........................................................... 48

5.3. Lựa chọn sơ bộ phương án kết cấu móng. ....................................................... 51

5.3.1. Xác định sức chịu tải của cọc. ...................................................................... 52

5.3.2. Tính toán số lượng cọc trong đài. ................................................................. 58

5.3.3. Xác định kích thước đài, giằng móng. .......................................................... 59

5.4. Lập mặt bằng kết cấu móng cho công trình. .................................................... 59

5.4.1.Kiểm tra phản lực đầu các cọc trong công trình. ........................................... 59

5.4.2. Kiểm tra cường độ trên tiết diện nghiêng của đài ........................................ 61

5.5. Kiểm tra tổng thể kết cấu móng. ..................................................................... 62

5.5.1. Kiểm tra áp lực dưới đáy móng khối quy ước. ............................................. 62

5.5.2. Kiểm tra lún cho móng cọc. ......................................................................... 65

5.6.Tính toán cốt thép đài, giằng móng. ................................................................. 65

CHƯƠNG 6: THI CÔNG PHẦN NGẦM CÔNG TRÌNH. .................................... 68

6.1. Phân tích điều kiện thi công phần ngầm công trình. ........................................ 68

6.2. Giải pháp thi công phần kết cấu ngầm công trình. ........................................... 68

6.3. Các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu áp dụng. ............................................. 70

6.4. Công tác chuẩn bị và giải phóng mặt bằng. ..................................................... 70

6.4.1.Thiết bị, máy móc. ........................................................................................ 70

6.4.2. Vật tư, nhân lực, hồ sơ. ................................................................................ 78

6.4.3.Giải phóng mặt bằng. .................................................................................... 78

6.5. Thi công cọc và tường vây. ............................................................................. 78

6.5.1. Thi công cọc ép............................................................................................ 78

6.6. Thi công công tác đất. ..................................................................................... 84

6.7. Thi công hệ đài giằng móng và sàn tầng hầm . ................................................ 86

6.8. Thi công cột vách lõi và tường tầng hầm. ....................................................... 89

6.9. Công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi thi công phần ngầm. ..... 90

6.9.1. An toàn lao động. ......................................................................................... 90

6.9.2. Vệ sinh môi trường. ..................................................................................... 92

CHƯƠNG 7: THI CÔNG PHẦN THÂN CÔNG TRÌNH. ..................................... 93

7.1. Phân tích điều kiện thi công phần thân công trình. .......................................... 93

7.2. Giải pháp thi công kết cấu phần thân công trình. ............................................. 93

7.3.Thiết kế, thi công, nghiệm thu ván khuôn, cột chống cho một tầng điển hình... 95

7.3.1. Tính toán ván khuôn cho cột ........................................................................ 95

5

7.3.2. Tính toán ván khuôn cho dầm. ..................................................................... 98

7.3.3. Tính toán ván khuôn cho sàn...................................................................... 104

7.3.4. Giàn giáo chống. ........................................................................................ 107

7.3.5. Thi công, nghiệm thu ván khuôn cột, vách tầng 1, dầm, sàn cho tầng 2. ..... 107

7.4. Thi công, nghiệm thu cốt thép cho tầng 1...................................................... 110

7.4.1. Thi công cốt thép. ...................................................................................... 110

7.4.2. Nghiệm thu cốt thép. .................................................................................. 111

7.5. Thi công và nghiệm thu bê tông cho tầng 1. .................................................. 112

7.5.1. Thi công bê tông cột, vách ......................................................................... 112

7.5.2. Thi công bê tông dầm, sàn ......................................................................... 113

7.5.3. Công tác bảo dưỡng bê tông....................................................................... 114

7.5.4. Nghiệm thu công tác bê tông ..................................................................... 115

7.6. Thi công công tác xây, trát tường trong công trình. ....................................... 116

7.6.1. Công tác xây .............................................................................................. 116

7.6.2. Công tác trát .............................................................................................. 116

7.7. Chọn máy thi công cho phần thân. ................................................................ 117

CHƯƠNG 8: BỐ TRÍ TỔNG MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH. ............................... 120

8.1. Tính khối lượng thi công các công tác chính. ................................................ 120

8.2. Tính toán diện tích kho bãi. .......................................................................... 120

8.3. Tính toán diện tích nhà tạm. .......................................................................... 120

8.3.1. Dân số trên công trường ............................................................................. 120

8.3.2. Bố trí nhà tạm trên mặt bằng ...................................................................... 120

8.3. Bố trí công trường ........................................................................................ 121

CHƯƠNG 9: LẬP DỰ TOÁN HẠNG MỤC CỌC, HẦM, TẦNG ĐIỂN HÌNH. 122

9.1. Cơ sở tính toán dự toán. ................................................................................ 122

9.2. Áp dụng lập dự toán cho hạng mục cọc, tầng hầm, tầng điển hình. 125

Kết luận – Kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục.

7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Tên Bảng Trang

Bảng 1.1 Diện tích sử dụng các căn hộ

Bảng 2.1 Vật liệu sử dụng trong thiết kế kết cấu

Bảng 5.7 Kết quả lực ma sát trung bình của các lớp đất i

Bảng 5.10 Tải trọng và phản lực đầu cọc

Bảng 6.3 Điều kiện các loại máy móc, thiết bị, vật tư tại

công trình

Bảng 6.5 Giải pháp thi công phần ngầm

Bảng 6.6 Trình tự thi công phần ngầm

Bảng 6.11 Quy trình thi công cọc ép

Bảng 6.16 Quy trình thi công đài giằng móng, sàn tầng

hầm

Bảng 6.17 Quy trình thi công cột vách tầng hầm

Bảng 7.1 Điều kiện các loại máy móc, thiết bị, vật tư tại

công trình

Bảng 7.2 Giải pháp thi công phần thân

Bảng 7.3 Trình tự thi công phần thân

Bảng 7.19 Thông số kỹ thuật máy vận thăng

Bảng 7.20 Thông số kỹ thuật cần trục tháp

Bảng 9.1 Đơn giá nhiên liệu

Hình Tên Hình Trang

Hình 2.0 Mô Hình ETABS

Hình 3.0 Sơ đồ nội lực nén lệch tâm xiên

Hình 3.1 Sơ đồ tính toán cột chịu nén lệch tâm xiên

Hình 3.2 Sơ đồ tính toán dầm tiết diện chữ nhật

Hình 4.0 Sơ đồ tính toán thép sàn

Hình 4.1 Nội lực sàn theo phương X tầng điển hình

Hình 4.2 Nội lực sàn theo phương Y tầng điển hình

Hình 5.0 Mặt bằng chân cột trong mô hình ETABS

Hình 5.1 Mặt cắt trụ địa chất

Hình 5.2 Sơ đồ tính toán lực ma sát trung bình các lớp

đất

Hình 5.3 Biểu đồ momen khi vận chuyển

Hình 5.4 Biểu đồ momen khi cẩu lắp

Hình 5.5 Sơ đồ tính lực kéo cẩu

Hình 5.6 Bố trí cọc đài cọc 21

Hình 5.7 Cột đâm thủng đài theo dạng hình tháp

Hình 5.8 Sơ đồ tính đáy khối móng quy ước

Hình 5.9 Sơ đồ tính thép đài móng

Hình 6.0 Giàn ép cọc, máy ép cọc, đối trọng

Hình 6.1 Cẩu trục phục vụ thi công cọc

Hình 6.2 Máy đào đất

Hình 6.3 Xe bơm bê tông tự hành

Hình 6.4 Diện tích đất đào tầng hầm

Hình 7.0 Sơ đồ tính toán vãn khuôn cột

Hình 7.1 Sơ đồ tính kiểm tra cây chống xiên cho cột

Hình 7.2 Sơ đồ tình toán ván khuôn thành dầm

Hình 7.3 Sơ đồ tính toán ván khuôn đáy dầm

HÌnh 7.4 Sơ đồ tính nội lực đà ngang

Hình 7.5 Sơ đồ tính toán ván khuôn sàn

9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC.

1.1. Giới thiệu công trình.

1.1.1. Tên công trình.

Công trình chung cư Hòa Bình Xanh.

1.1.2. Chủ đầu tư.

Công ty cổ phần đầu tư Hoàng Sơn.

1.1.3. Đặc điểm của khu vực xây dựng công trình.

Địa điểm xây dựng công trình: Thành phố Hòa Bình.

Hướng Bắc, Nam giáp với đường nội bộ khu vực.

Hướng Đông, Tây giáp với khu vực dân cư xung quanh.

Khu đất xây dựng nằm ở đường

Khu đất với diện tích hơn 1295,835072 m2 này đã được UBND thành phố phê

duyệt cho phép để xây dựng công trình.

Toàn bộ khu đất tương đối bằng phẳng. Hệ thống cơ sở hạ lầu: đường điện, hệ

thống cấp thoát nước, đường sá tại khu vực đã hoàn chỉnh.

Vậy, nếu chọn địa điểm này làm nơi xây dựng thì rất phù hợp do vị trí thuận lợi,

diện tích đất lớn, khí hậu tương đối thuận lợi, không tốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng phía ngoài hỗ trợ cho khu vực.

1.2. Tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc công trình.

TCXDVN 323-2004 “Nhà ở cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế”

TCXDVN 5671-2012 “Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Hồ sơ thiết kế kiến

trúc”

TCVN 2622-1995 “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết

kế”

1.3. Quy mô công trình.

- Theo dự án, công trình là toà nhà cao 38,9m, nằm trên khu đất có tổng diện tích là

1295,835072 m2 , bao gồm các chức năng như sau:

+ Tầng hầm để xe (900m2)

+ Tầng 1 (540m2), dùng làm sảnh, phòng sinh hoạt cộng đồng, một phần là căn hộ

thông với tầng lửng.

+ Các tầng tiếp theo, từ tầng 2 đến tầng 8 là căn hộ (540m2).

+ Trên cùng là sân thượng và phòng kỹ thuật.

- Các thông số kỹ thuật về qui mô công trình:

+ Chiều cao tới tầng thượng: 38,9 m.

+ Chiều cao hầm: 3 m.

+ Chiều cao tầng 1: 2,9 m

+ Chiều cao tầng lửng: 2,6 m

+ Chiều cao tầng 2 - 9: 3,6 m

+ Chiều cao tầng kỹ thuật: 3,1 m

1.4. Giải pháp kiến trúc công trình.

1.4.1. Quy hoạch tổng thể mặt bằng

- Khu đất xây dựng công trình nằm ở trung tâm thành phố, nằm trong vùng trọng

tâm ưu tiên phát triển của thành phố.

- Khu chung cư được xây dựng 10 tầng

- Phía Bắc và Nam giáp với đường nội bộ khu vực.

- Phía Đông và Tây giáp với các khu vực dân cư xung quanh.

- Hệ thống đường nội bộ được bố trí bao quanh chung cư, việc bố trí hệ thống giao

thông như vậy thuận tiên cho việc đi lại và phòng cháy chữa cháy tốt.

- Với việc tổ chức tổng mặt bằng khu đất như vậy đã tạo ra được một sự liên hệ tốt

giữa các hạng mục trong khu đất xây dựng và công trình.

- Giải pháp bố trí phải đảm bảo các yêu cầu về thông gió, chiếu sáng cho công

trình, thuận tiện cho việc sinh sống bên trong, tạo sự dễ dàng cho công tác quản lý

và bảo vệ công trình. Mặt khác, chung cư với dáng dấp hình khối của nó cùng với

các công trình lân cận sẽ góp phần tạo không gian kiến trúc cho khu đô thị.

1.4.2. Giải pháp mặt bằng và mặt đứng.

1.4.2.1. Giải pháp mặt bằng.

- Tầng hầm: Tầng hầm được bố trí dùng để xe ôtô, xe máy, xe đạp và một số không

gian kĩ thuật. Tầng hầm có bố trí 1 thang bộ và 2 thang máy tại vị trí phù hợp với

11

trục giao thông đứng của công trình đa năng phía trên, giúp cho việc lên xuống dễ

dàng và thuận tiện.

- Tầng 1: Được dùng làm sảnh, phòng sinh hoạt cộng đồng, một phần là căn hộ

thông với tầng lửng. Tại tầng 1 có bố trí 1 thang bộ và 2 thang máy phục vụ cho

giao thông theo chiều thẳng đứng với các tầng phía trên

- Tầng 2 - 9: Có mặt bằng gần đối xứng, dùng làm nhà ở, với nhiều loại căn hộ khác

nhau với đầy đủ phòng chức năng phục vụ sinh hoạt hộ gia đình.Tại mỗi tầng có 2

hệ thống thang bộ, 2 thang máy đặt tại trung tâm mặt bằng phục vụ cho việc giao

thông đi lại.

- Tầng kỹ thuật: Được bố trí hệ thống điều hoà cho toà nhà và phòng kĩ thuật thang

máy.

- Công trình gồm có 5 loại căn hộ, được liệt kê trong bảng 1.1

Bảng 1.1: Diện tích sử dụng các căn hộ

Loại

căn hộ

Phòng

ngủ 1

Phòng

ngủ 2

Phòng

bếp

Phòng vệ

sinh

Ban công +

hành lang

Tổng diện

tích

A 15.50 m2 10.00 m2 4.70 m2 34.8 m2 65.00 m2

B 12.00 m2 12.00 m2 7.50 m2 2.60 m2 38.9 m2 73.00 m2

C 13.50 m2 12.50 m2 9.00 m2 6.30 m2 37.7 m2 79.00 m2

D

8.60 m2 2.50 m2 40.9 m2 52.00 m2

11.20 m2 8.50 m2 8.60 m2 39.7 m2 68.00 m2

D1

8.60 m2 2.50 m2 30.9 m2 42.00 m2

16.00 m2 16.00 m2 10.50 m2 48.5 m2 91.00 m2

- Mỗi căn hộ được thiết kế độc lập, bố trí các phòng với công năng sử dụng riêng

biệt và được liên hệ với nhau thông qua tiền sảnh của các căn hộ. Giải pháp thiết kế

mặt bằng này thuận tiện cho việc sinh hoạt và trang trí nội thất phù hợp với công

năng sử dụng của từng phòng.

- Hành lang trong các tầng được bố trí rộng 2,5 m đảm bảo đủ rộng, đi lại thuận lợi.

Mỗi tầng được thiết kế lấy khu sảnh thang máy làm trung tâm giao thông. Cầu

thang bộ chung được thiết kế rộng, đặt đối xứng với khối thang máy vận chuyển

người.

1.4.2.2. Giải pháp mặt đứng.

- Mặt đứng thể hiện phần kiến trúc bên ngoài của công trình, góp phần để tạo thành

quần thể kiến trúc, quyết định đến nhịp điệu kiến trúc của toàn bộ khu vực kiến

trúc.

- Công trình được phát triển lên cao một cách liên tục và đơn điệu từ tầng 1 trở lên.

Không có sự thay đổi đột ngột nhà theo chiều cao do đó không gây ra những biên

độ dao động lớn tập trung ở đó. Từ tầng hầm đến tầng mái công trình sử dụng hệ

lưới cột kết hợp với lõi thang máy đặt ở khu vực trung tâm tòa nhà.

- Toà nhà thiết kế có 4 mặt lấy sáng, các tầng đều bố trí cửa rộng đảm bảo nhu cầu

chiếu sáng tự nhiên. Cửa sổ và cửa chính mặt trước công trình được làm bằng cửa

kính màu, tạo vẻ đẹp cho kiến trúc công trình và góp phần chiếu sáng tự nhiên cho

toàn bộ công trình.

- Hai đầu hành lang có thang bộ được bao bọc bởi vách kính đứng xuyên suốt từ

tầng 1 tới tầng 8, tạo hình khối kiến trúc đặc trưng cho căn nhà, đồng thời đảm bảo

được việc lấy ánh sáng ngoài trời cho khu vực cầu thang, tạo không gian thoáng

đãng cho tòa nhà.

- Hai mặt giáp với đường được sơn màu tạo thành các mảng đối xứng, màu sắc

tương phản, nghệ thuật và hiện đại, phù hợp với kiến trúc đô thị.

- Việc thiết kế chi tiết trang trí ban công kết hợp các đường nét gờ phù hợp tạo cho

công trình một nét riêng biệt cho quần thể kiến trúc nhà ở cao tầng ở khu vực cũng

như các công trình nhà ở của Thành phố Hòa Bình từ trước đến nay.

1.4.3. Giải pháp giao thông trong công trình.

* Giao thông trên mặt bằng:

- Giao thông theo phương ngang được đảm bảo nhờ hệ thống hành lang. Các hành

lang được thiết kế rộng 2,5 m, đảm bảo rộng rãi, đủ cho người qua lại.

- Các hành lang nối với nút giao thông theo phương đứng là cầu thang bộ và cầu

thang máy

* Giao thông theo phương đứng:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!