Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi.
PREMIUM
Số trang
105
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
727

Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

------------------

Đề tài:

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM

HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG THỜI GIAN CHO TRẺ 5-6 TUỔI

Đà Nẵng, tháng 5/2015

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Oanh

Lớp : 11SMN2

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Triều Tiên

Lời cảm ơn

Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn

GV.Th.S Nguyễn Thị Triều Tiên, Giảng Viên khoa Giáo dục Mầm non, Trường

Đại học Sư phạm Đà Nẵng - Người đã hết lòng hướng dẫn tôi trong quá trình

nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các Thầy, Cô trong Khoa Giáo dục Mầm

non, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng – là cơ sở đào tạo đã tạo mọi điều kiện

thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.

Tôi xin cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu và tập thể Giáo viên trường Mầm

non 19/5, trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ thuộc quận Hải Châu – TP Đà Nẵng đã

giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tiến hành thực nghiệm đề tài.

Xin biết ơn Gia đình đã luôn luôn là điểm tựa vững chắc để tôi có được công

trình này.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Oanh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu......................................................................2

4. Giả thuyết khoa học.............................................................................................2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................3

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..........................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3

8. Những đóng góp cho đề tài..................................................................................4

PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ

CHƠI HỌC TẬP NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG THỜI GIAN CHO

TRẺ 5-6 TUỔI.......................................................................................................5

1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................5

1.1.1. Những nghiên cứu về TCHT cho trẻ MG của một số tác giả nước ngoài........5

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam: .....................................................................6

1.2. Một số khái niệm công cụ...............................................................................7

1.3. Cơ sở lí luận thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu

tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi..........................................................8

1.3.1. Vai trò của trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ 5-6

tuổi..........................................................................................................................8

1.3.2. Đặc điểm phát triển biểu tượng về thời gian và sự định hướng thời gian của

trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng.....................................9

1.3.3. Nội dung dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi định hướng thời gian.........................12

1.3.4. Phương pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi định hướng thời gian....................12

1.3.5. Một số vấn đề lí luận về trò chơi học tập......................................................16

1.3.6. Trò chơi học tập với việc hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi...19

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1......................................................................................20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI

HỌC TÂP NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG THỜI GIAN CHO TRẺ 5-6

TUỔI....................................................................................................................21

2.1. Mục đích điều tra..........................................................................................21

2.2. Địa bàn và khách thể điều tra ......................................................................21

2.3. Đối tượng và số lượng điều tra.....................................................................21

2.4. Nội dung điều tra ..........................................................................................21

2.5. Thời gian điều tra .........................................................................................22

2.6. Phương pháp điều tra...................................................................................22

2.7. Tiêu chí và thang đánh giá mức độ định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo

5 – 6 tuổi...............................................................................................................22

2.8. Phân tích kết quả điều tra. ...........................................................................24

2.8.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về thiết kế và sử dụng trò chơi học tập

nhằm hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi............................24

2.8.2. Mức độ hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hệ

thống câu hỏi ở một số trường mầm non................................................................32

2.8.3. Mức độ hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò

chơi học tập ở một số trường mầm non..................................................................36

2.8.4. Nguyên nhân của thực trạng trên..................................................................38

CHƯƠNG 3: CÁCH THỨC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP

NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG THỜI GIAN CHO TRẺ 5-6 TUỔI....44

3.1. Các nguyên tắc của việc thiết kế trò chơi học tập nhằm hình thành biểu

tượng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi ..........................................................................44

3.2. Yêu cầu việc thiết kế trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng thời

gian cho trẻ 5-6 tuổi.............................................................................................45

3.3. Cách thức thiết kế trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng thời gian

cho trẻ 5-6 tuổi.....................................................................................................46

3.3.1. Xác định mục tiêu, nội dung hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi.....46

3.3.2. Thiết kế các trò chơi có đầy đủ cấu trúc phù hợp với nội dung hình thành biểu

tượng về định hướng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi ......................................................46

3.3.3. Gắn nội dung hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ vào các yếu tố của trò

chơi, đặt tên cho trò chơi, lựa chọn trò chơi thích hợp với trẻ, cho trẻ chơi, theo dõi,

đánh giá.................................................................................................................49

3.4. Cách thức sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng thời gian

cho trẻ 5-6 tuổi.....................................................................................................49

3.4.1. Lập kế hoạch cho việc sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng

thời gian cho trẻ 5-6 tuổi........................................................................................49

3.4.2. Tạo môi trường tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng thời

gian cho trẻ 5-6 tuổi...............................................................................................52

3.4.3. Phối hợp sử dụng các phương pháp, biện pháp trực quan, dùng lời, thực hành

để hướng dẫn trẻ chơi. ...........................................................................................53

3.5. Một số trò chơi học tập đã thiết kế nhằm hình thành biểu tượng thời gian

cho trẻ 5-6 tuổi.....................................................................................................55

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................57

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM NHẰM KIỂM CHỨNG TÍNH

HIỆU QUẢ, TÍNH KHẢ THI CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC TRÒ CHƠI HỌC

TẬP ĐÃ ĐƯỢC THIẾT KẾ ...............................................................................58

4.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................................58

4.2. Nội dung thực nghiệm ..................................................................................58

4.3. Thời gian thực nghiệm..................................................................................58

4.4. Quy trình thực nghiệm .................................................................................58

4.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm...............................................59

4.6. Phân tích kết quả khảo sát mức độ định hướng thời gian của trẻ 5-6 tuổi.....60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................................................65

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................66

1. Kết luận.............................................................................................................66

2. Kiến nghị...........................................................................................................66

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................68

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Nhận thức về ý nghĩa của việc thiết kế TCHT nhằm hình thành BTTG

cho trẻ 5-6 tuổi. ....................................................................................24

Bảng 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế TCHT nhằm hình thành BTTG

cho trẻ 5-6 tuổi. ....................................................................................25

Bảng 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng TCHT trong quá trình dạy trẻ

5-6 tuổi ĐHTG. ....................................................................................26

Bảng 2.4. Mức độ sử dụng những biện pháp dạy học trong việc hình thành BTTG

cho trẻ 5-6 tuổi và tần số sử dụng của nó ..............................................27

Bảng 2.5. Chức năng của TCHT trong quá trình hình thành BTTG cho trẻ 5-6 tuổi .....28

Bảng 2.6. Mức độ sử dụng TCHT trong việc hình thành BTTG cho trẻ 5-6 tuổi....28

Bảng 2.7. Nguồn trò chơi để giáo viên lựa chọn và sử dụng trong việc hình thành

BTTG cho trẻ .......................................................................................29

Bảng 2.8. Nguyên tắc lựa chọn TCHT của giáo viên nhằm hình thành BTTG cho trẻ

5-6 tuổi.................................................................................................30

Bảng 2.9. Thời điểm tổ chức TCHT nhằm hình thành BTTG cho trẻ 5-6 tuổi........30

Bảng 2.10. Những khó khăn giáo viên thường gặp khi thiết kế TCHT nhằm hình

thành BTTG cho trẻ 5-6 tuổi.................................................................31

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi qua hệ

thống câu hỏi ........................................................................................32

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi ở trường

MN 19/5 và trường MN Hoa Phượng Đỏ..............................................37

Bảng 4.1: Mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm ĐC và nhóm TN

trước TN...............................................................................................60

Bảng 4.2: So sánh mức độ nhận thức BTTG của trẻ nhóm TN và ĐC sau TN .......62

Bảng 4.3: Mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm TN trước và sau TN ...63

Bảng 4.4: Mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm ĐC trước và sau TN...64

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm ĐC và nhóm TN

trước TN............................................................................................61

Biểu đồ 4.2: Mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm TN và ĐC sau TN ..62

Biểu đồ 4.3: Mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm TN trước và sau TN ....63

Biểu đồ 4.4: Mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm ĐC trước và sau TN .64

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ĐC : Đối chứng

ĐHTG : Định hướng thời gian

GD : Giáo dục

GDMN : Giáo dục mầm non

GV : Giáo viên

GVMN : Giáo viên mầm non

MĐ : Mức độ

MG : Mẫu giáo

MGL : Mẫu giáo lớn

MN : Mầm non

TCHT : Trò chơi học tập

TN : Thực nghiệm

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cuộc sống của con người luôn gắn liền với thời gian, chỉ riêng ở loài người

mới có sự phân biệt quá khứ, hiện tại và tương lai. Thời gian có một ý nghĩa to lớn

đối với sự phát triển xã hội loài người. Trong tất cả các dạng hoạt động của con

người, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đều đòi hỏi con người biết định hướng

vào thời gian.

Sự định hướng thời gian là một trong những điều kiện để hình thành nhân cách

con người. Thời gian không chỉ là nhân tố điều khiển các dạng hoạt động khác nhau

của con người mà còn là nhân tố điều khiển các mối quan hệ xã hội của con người,

nhân tố thúc đẩy xã hội về phía trước. Chính vì vậy, mà từ lâu vần đề tri giác và

định hướng thời gian đã lôi cuốn sự chú ý của con người.

Chúng ta đang bước vào thế kỉ của nền văn minh trí tuệ với sự bùng nổ thông

tin. Để có thể đáp ứng được những yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH đất nước,

việc đào tạo ra những thế hệ con người mới với tác phong sinh hoạt, lao động có nề

nếp, khẩn trương và tính chính xác; những con người biết lấy thời gian làm thước

đo cho năng suất và chất lượng của cuộc sống, đáp ứng mọi yêu cầu của nền sản

xuất hiện đại là một việc cấp bách. Vì vậy việc dạy trẻ định hướng thời gian là một

nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục mầm non. Nó đóng vai trò quan trọng

trong việc giúp trẻ định vị, định lượng thời gian diễn ra các sự kiện, hiện tượng

trong cuộc sống xung quanh trẻ, giúp trẻ dễ dàng thực hiện các hoạt động của mình.

Việc dạy trẻ định hướng thời gian còn là cơ sở để hình thành nhân cách trẻ.

Mặt khác, việc dạy trẻ định hướng thời gian còn góp phần chuẩn bị cho trẻ vào

học ở trường phổ thông. Sự định hướng thời gian là điều kiện quan trọng để lĩnh hội

kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và sự phát triển trí tuệ của trẻ trong bất cứ dạng hoạt động

nào diễn ra ở trường phổ thông.

Thực tiễn việc sử dụng các trò chơi học tập vào quá trình dạy trẻ 5-6 tuổi định

hướng thời gian hiện nay còn nhiều hạn chế. Đa số GVMN chưa nhận thức đầy đủ

2

quá trình thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm dạy trẻ định hướng thời gian,

chưa biết cách tận dụng ưu thế của trò chơi học tập trong việc dạy trẻ 5-6 tuổi định

hướng thời gian. GV còn gặp ít nhiều khó khăn trong việc thiết kế và sử dụng trò

chơi học tập để hình thành khả năng định hướng thời gian cho trẻ MG 5-6 tuổi.

Trong quá trình dạy trẻ định hướng thời gian phần lớn GV thường sử dụng những

trò chơi học tập có sẵn trong chương trình. GV chưa thực sự quan tâm đến việc thiết

kế những trò chơi học tập mới lạ, có tính sáng tạo, phù hợp với từng chủ đề giáo

dục, cũng như khả năng định hướng thời gian của trẻ. Vì vậy hiệu quả của việc thiết

kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm dạy trẻ 5-6 tuổi định hướng thời gian còn nhiều

hạn chế.

Do vậy, nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy trẻ 5-6 tuổi định hướng

thời gian, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm

hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi” góp phần đổi mới GDMN hiện

nay.

2. Mục đích nghiên cứu

Quá trình thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành BTTG cho trẻ

5 - 6 tuổi.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

a)Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy trẻ 5-6 tuổi định hướng thời gian.

b)Đối tượng nghiên cứu

Cách thức thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành BTTG cho trẻ

5-6 tuổi.

4. Giả thuyết khoa học

Hiệu quả dạy trẻ 5-6 tuổi định hướng thời gian phần lớn phụ thuộc vào việc sử

dụng các TCHT. Nếu thiết kế và sử dụng các TCHT cho trẻ 5-6 tuổi một cách có hệ

thống, phù hợp với khả năng nhận thức, khả năng ĐHTG và nhu cầu vui chơi của

trẻ thì sẽ nâng cao được hiệu quả dạy trẻ định hướng thời gian.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!