Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế và sử dụng hoạt động trải nghiệm về giáo dục môi trường và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở bậc trung học cơ sở
PREMIUM
Số trang
116
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1011

Thiết kế và sử dụng hoạt động trải nghiệm về giáo dục môi trường và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở bậc trung học cơ sở

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

DƯƠNG THỊ THU HIỀN

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỀ

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI

Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Đà Nẵng – Năm 2018

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

DƯƠNG THỊ THU HIỀN

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỀ

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI

Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Ngành: Sư phạm Sinh học

Người hướng dẫn: TS. Trương Thị Thanh Mai

Đà Nẵng – Năm 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “ Thiết kế và sử dụng hoạt động trải nghiệm về giáo

dục môi trường và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở bậc trung học cơ sở” là đề tài nghiên

cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

DƯƠNG THỊ THU HIỀN

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn

nhờ vào sự giúp đỡ từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Tôi xin gửi lời cám ơn chân

thành đến tất cả mọi người đã luôn đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian tôi thực

hiện đề tài này:

Cám ơn Mẹ và gia đình mình đã luôn yêu thương, ủng hộ con đường mà con

đã chọn. Cám ơn gia đình Anh Vũ Chị Hà đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ em về mọi mặt,

tạo mọi điều kiện tốt nhất để em yên tâm học tập và nghiên cứu.

Cám ơn cô Trương Thị Thanh Mai - đã quan tâm, giúp đỡ, góp phần định

hướng bài luận, cũng như hỗ trợ về tinh thần để em có thể thực hiện tốt khóa luận

tốt nghiệp này.

Cám ơn nhà trường THCS Đỗ Thúc Tịnh, Đà Nẵng đã tạo điều kiện, hỗ trợ

em trong quá trình thực nghiệm đề tài tại trường. Cám ơn các em học sinh lớp 7/4

đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm.

Cám ơn những người bạn trong tập thể lớp 14SS, các em trong nhóm nghiên

cứu đã ủng hộ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này và sẵn sàng giúp đỡ khi tôi

cần. Đặc biệt cám ơn bạn Đoàn Thị Nhung và Lê Thị Thanh Thảo đã bên cạnh,

đồng hành cùng tôi để khóa luận tốt nghiệp của tôi thêm phần trọn vẹn.

Cám ơn quý thầy cô giảng dạy tại khoa Sinh – Môi trường đã trang bị cho

em một nền tảng kiến thức vững chắc để em có thể thực hiện đề tài này.

Không biết nói gì hơn, con/em/tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến tất cả

mọi người.

Tác giả

DƯƠNG THỊ THU HIỀN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................1

1.1. Xuất phát từ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hướng

đến phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù

hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường........................................1

1.2. Xuất phát từ chủ trương đổi mới chương trình sử dụng các hoạt động trải

nghiệm trong dạy học ..................................................................................................1

1.3. Xuất phát từ hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học thông qua trải

nghiệm trong quá trình dạy học...................................................................................1

1.4. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết về giáo dục môi trường (GDMT) và giảm nhẹ rủi

ro thiên tai (GNRRTT)................................................................................................2

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................2

3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC...................................................................................3

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CỦA ĐỀ TÀI..............................................................................................................4

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................4

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................................4

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.....................................................................5

1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................6

1.2.1. Cơ sở lí luận của học tập dựa vào trải nghiệm...................................................6

1.2.2. Cơ sở lí luận của giáo dục môi trường.............................................................17

1.2.3. Cơ sở lí luận của giảm nhẹ rủi ro thiên tai.......................................................19

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU.........................................................................................................25

2.1. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ..................................................25

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................25

2.1.2. Khách thể nghiên cứu......................................................................................25

2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................25

2.3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..............................................................................25

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................25

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.....................................................................25

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu hỏi ý kiến chuyên gia .............................................26

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn..................................................................26

2.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm................................................................26

2.4.5. Phương pháp xử lí thông tin............................................................................27

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................28

3.1. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN

TAI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

ĐÀ NẴNG ................................................................................................................28

3.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC MÔI

TRƯỜNG VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ.30

3.3. QUY TRÌNH SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC

MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI ..........................................36

3.3.1. Nguyên tắc sử dụng HĐTN về GDMT và GNRRTT .....................................36

3.3.2. Quy trình sử dụng các HĐTN về GDMT và GNRRTT..................................37

3.4. Thực nghiệm sư phạm........................................................................................40

3.4.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................40

3.4.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm..........................................................40

3.4.3. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................46

1. KẾT LUẬN...........................................................................................................46

2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................46

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................47

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

GNRRTT Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

GV Giáo viên

GDMT Giáo dục môi trường

HS Học sinh

HĐTN Hoạt động trải nghiệm

THCS Trung học cơ sở

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

3.1 Bảng thống kê số lượng HĐTN dùng trong GDMT

và PCRRTT ở bậc THCS

30

3.2 Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm gây hứng thú

cho học sinh

44

3.3 Phương án cải thiện, nâng cao các hoạt động trải

nghiệm về GDMT và PCRRTT

44

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

Số hiệu

hình

Tên hình Trang

1.1 Chu trình trải nghiệm của David Kolb 11

1.2 Các hoạt động trong chu trình trải nghiệm của David

Kolb

12

1.3 Quy trình thiết kế các HĐTN về GDMT và PCRRTT 14

3.1 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các môn học có lồng ghép nội dung

GDMT

28

3.2 Biểu đồ thể hiện những khó khăn của giáo viên khi tổ

chức các hoạt động GDMT và PCRRTT

29

3.3 Quy trình sử dụng các HĐTN về GDMT và PCRRTT 37

3.4 Biểu đồ đánh giá mức độ thu nhận kiến thức học được

của học sinh thông qua hoạt động

42

3.5 Biểu đồ đánh giá mức độ hứng thú của học sinh đối với

HĐTN về GDMT và PCRRTT

43

3.6 Học sinh hăng say tham gia các hoạt động trải nghiệm 43

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Xuất phát từ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

hướng đến phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tự

nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

Ở thế kỉ XXI, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng thiên

tai ngày càng nghiêm trọng đang đặt ra những thách thức mang tính toàn cầu. Hiểu

được điều đó nên Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được xây dựng theo định

hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, trong đó nổi bật lên phẩm

chất có trách nhiệm với môi trường sống và năng lực vận dụng kiến thức vào thực

tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi

trường. Như vậy, giáo dục không chỉ cung cấp cho học sinh (HS) kiến thức mà còn

phải bảo đảm phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết giúp HS có những ứng xử

phù hợp với thiên nhiên và môi trường.

1.2. Xuất phát từ chủ trương đổi mới chương trình sử dụng các hoạt động trải

nghiệm (HĐTN) trong dạy học

Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở

trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (sau đây gọi chung là Hoạt động trải

nghiệm) là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó học sinh dựa trên sự huy động

tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm

thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và

hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua

đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành

phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng

lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc

sống và các kỹ năng sống khác [4].

1.3. Xuất phát từ hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học thông qua

trải nghiệm trong quá trình dạy học

Trong dạy học, hoạt động trải nghiệm ở THCS được tổ chức tổ chức trong và

ngoài lớp học, trong và ngoài trường học và là các hoạt động giáo dục bắt buộc.

2

Trong khi tham gia các hoạt động trải nghiệm đó học sinh dựa trên sự huy động,

tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm

thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và

hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua

đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành

phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng

lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc

sống và các kỹ năng sống khác. Thông qua việc trải nghiệm giúp HS nắm vững kiến

thức, phát triển tư duy từ đó gây hứng thú say mê học tập của HS. Đối với giáo viên

(GV), đây là phương pháp dạy học tích cực, giúp thu hút HS tham gia tiết học, nâng

cao chất lượng tiết học.

1.4. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết về giáo dục môi trường (GDMT) và giảm

nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT)

Tại “Hội nghị các quan chức cao cấp APEC về quản lý thiên tai lần thứ 11”,

thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng đã nhấn

mạnh: "Với tác động của biến đổi khí hậu đang gia tăng rủi ro thiên tai làm xuất hiện

những thách thức mới. Vì vậy trước tiên chúng ta phải nhận dạng những vấn đề mới

đặt ra và xu thế diễn biến mới của thiên tai để có những giải pháp chủ động ứng

phó”. Một trong những giải pháp chủ động ứng phó quan trọng nhất đó chính là giáo

dục. Trong đó, giáo dục cho HS ở các trường THCS chiếm vị trí đặc biệt quan trọng,

vì trường THCS là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước,

những người sẽ đi đầu trong công tác BVMT và GNRRTT.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn và thực hiện đề tài

“Thiết kế và sử dụng hoạt động trải nghiệm về giáo dục môi trường và giảm nhẹ

rủi ro thiên tai ở bậc THCS” nhằm góp phần hình thành và phát triển năng lực của

HS THCS.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thiết kế và sử dụng các hoạt động trải nghiệm về giáo dục môi trường và

giảm nhẹ rủi ro thiên tai nhằm góp phần hình thành và phát triển năng lực bảo vệ

môi trường; phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho học sinh THCS.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!