Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế và sử dụng hoạt động trải nghiệm về giáo dục bảo vệ nguồn nước cho học sinh trung học cơ sở
PREMIUM
Số trang
136
Kích thước
14.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1540

Thiết kế và sử dụng hoạt động trải nghiệm về giáo dục bảo vệ nguồn nước cho học sinh trung học cơ sở

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ HỒNG SƯƠNG

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG TRẢI

NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

Đà Nẵng, 2018

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ HỒNG SƯƠNG

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG TRẢI

NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

Ngành: CỬ NHÂN SƯ PHẠM SINH HỌC

GVHD: ThS. NGÔ THỊ HOÀNG VÂN

Đà Nẵng, 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Thiết kế và sử dụng hoạt động trải nghiệm

về giáo dục bảo vệ nguồn nước cho học sinh trung học cơ sở” là công trình

nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong toàn văn khóa luận này là trung thực và

chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

NGUYỄN THỊ HỒNG SƯƠNG

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ

từ phía thầy cô, gia đình, bạn bè và các em học sinh. Đây là nguồn động lực lớn

nhất để tôi cố gắng trong thời gian thực hiện khóa luận.

Xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cô ThS. Ngô Thị Hoàng Vân vì đã luôn tận

tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Sinh - Môi trường đã cho tôi

những bài học, kinh nghiệm quý báu và vô cùng cần thiết, hữu ích khi thực hiện

nghiên cứu.

Xin cảm ơn quý thầy cô giáo ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là các giáo viên, các em học sinh trường THCS Trần

Quý Cáp đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo nghiệm, thực nghiệm. Cảm ơn gia đình

và bạn bè đã luôn động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn.

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2018

Tác giả

NGUYỄN THỊ HỒNG SƯƠNG

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 1

1.1. Xuất phát từ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo hướng đến phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng

xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi

trường ...................................................................................................... 1

1.2. Xuất phát từ hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học thông

qua trải nghiệm trong quá trình dạy học ................................................... 2

1.3. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết về giáo dục bảo vệ nguồn nước.......... 3

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................... 4

3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ................................................................... 5

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ............................................. 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ

THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............................................................................ 6

1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................................. 6

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................. 6

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................. 7

1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI........................................................... 8

1.2.1. Cơ sở lí luận của học tập dựa vào trải nghiệm ................................ 8

1.2.2. Cơ sở lí luận của giáo dục bảo vệ nguồn nước.............................. 21

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 30

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU............................................................................................................. 32

2.1. ĐỔI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 32

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................... 32

2.1.2. Khách thể nghiên cứu...................................................................... 32

2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................. 32

2.3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .............................................................. 33

- Nghiên cứu tài liệu (Các tài liệu liên quan đến HĐTN, GDBVNN; các

Nghị quyết, tài liệu liên quan đến đổi mới giáo dục,…) ......................... 33

- Tìm hiểu tình hình GDBVNN ở một số trường THCS trên địa bàn Đà

Nẵng. ..................................................................................................... 33

- Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm về GDBVNN cho học sinh

THCS..................................................................................................... 33

- Tiến hành khảo nghiệm, thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính

khả thi và hiệu quả của đề tài. ................................................................ 33

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 33

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .................................................. 33

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu hỏi ý kiến chuyên gia............................ 33

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................... 34

2.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.............................................. 34

2.4.5. Phương pháp xử lí thông tin ......................................................... 34

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN................................................... 36

3.1. KẾT QUẢ THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỀ GDBVNN

.................................................................................................................. 40

3.2. KHẢO NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................. 43

3.2.1. Mục đích khảo nghiệm ................................................................. 43

3.2.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm ....................................... 43

3.2.3. Kết quả khảo nghiệm.................................................................... 43

3.3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................. 45

3.3.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................. 45

3.3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm........................................ 45

3.3.3. Kết quả thực nghiệm .................................................................... 53

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện đặc điểm của hoạt động gây hứng thú cho học

sinh ........................................................................................................ 56

3.3.4. Tiểu kết sau quá trình thực nghiệm............................................... 56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 59

1. KẾT LUẬN ........................................................................................ 59

2. KIẾN NGHỊ........................................................................................ 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 61

PHỤ LỤC 1: GIÁO ÁN CÁC HOẠT ĐỘNG ................................................ 1

Chủ đề 1: HÃY YÊU NƯỚC SẠCH........................................................... 1

Chủ đề 2: NƯỚC BỊ LÀM SAO THẾ? ..................................................... 11

Chủ đề 4: LŨ LỤT VỚI NGUỒN NƯỚC................................................ 16

Chủ đề 5: CUỘC THI VẼ TRANH “EM YÊU NƯỚC SẠCH” ................ 27

PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH................. 30

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GV Giáo viên

HS Học sinh

THCS Trung học cơ sở

HĐTN Hoạt động trải nghiệm

HĐ Hoạt động

GDBVNN Giáo dục bảo vệ nguồn nước

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Tên bảng Số trang

1 Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng HĐTN dùng trong

GDBVNN ở bậc THCS

40

2 Bảng 3.2. Mức độ phù hợp của các giáo án do giáo

viên THPT đánh giá.

43

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

STT Tên hình, đồ thị Số trang

1 Hình 1.1. Chu trình trải nghiệm của David Kolb 14

2 Hình 1.2. Các hoạt động trong chu trình trải nghiệm 16

3 Hình 1.3. Quy trình thiết kế các hoạt động trải

nghiệm về giáo dục bảo vệ nguồn nước

18

4 Hình 1.4. Sơ đồ vòng tuần hoàn nước 25

5 Hình 3.1. Quy trình thiết kế các hoạt động trải

nghiệm về giáo dục bảo vệ nguồn nước

36

6 Hình 3.2. Sơ đồ thể hiện quy trình tổ chức HĐTN

trong dạy học về BVNN

39

7 Hình 3.3. Nhận xét của GV trường THCS Trần Quý

Cáp

45

8 Hình 3.4. Học sinh tham gia hoạt động “Thí nghiệm

lọc nước”

54

9 Hình 3.5. kết quả thảo luận của học sinh ở hoạt

động “Hướng dẫn rửa tay đúng cách và tiết kiệm

nước”

54

10 Hình 3.6. Biểu đồ đánh giá mức độ thu nhận kiến

thức học được của học sinh thông qua hoạt động

55

11

Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện đặc điểm của hoạt động

gây hứng thú cho học sinh

56

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Xuất phát từ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo hướng đến phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng

xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi

trường

Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan

trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri

thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan

trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không

phải là ngoại lệ. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát

triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các

cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm

khâu đột phá cho phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của

phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học [5].

Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra

đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng

thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các

quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí

hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh

thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có

tính toàn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không

ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho

các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao

2

trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành

nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu [1].

Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập

quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới

chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban

hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách

giáo khoa giáo dục phổ thông. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết

88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo

khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất

lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định

hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến

thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài

hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” [1].

1.2. Xuất phát từ hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học thông

qua trải nghiệm trong quá trình dạy học

Trong nỗ lực tìm kiếm và đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao

chất lượng giảng dạy và góp phần khắc phục tình trạng học sinh thiếu hứng

thú học tập, việc dạy học thông qua trải nghiệm và tổ chức các hoạt động trải

nghiệm là một xu hướng khả thi đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới phương

pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm. Hoạt động trải nghiệm

không chỉ góp phần nâng cao khả năng từ duy độc lập, tăng cường khả năng

sáng tạo trong học tập , kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá những

kiến thức mới, những hiện tượng mới của người học mà còn góp phần hoàn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!