Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử chương cách mạng tháng mười nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở liên xô (1921 - 1941) (sgk lớp 11 - chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông.
PREMIUM
Số trang
105
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1633

Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử chương cách mạng tháng mười nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở liên xô (1921 - 1941) (sgk lớp 11 - chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY ƯỚC

TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CHƯƠNG CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941) (SGK LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thu Hằng

Chuyên ngành : Sư phạm Lịch sử

Lớp : 11SLS

Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Hồng

Đà Nẵng. tháng 5 năm 2015

1

Lời cảm ơn

Sau khi thu thập tài liệu và tìm hiểu, ngoài sự nỗ lực của bản thân,

tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ nhiều phía cá nhân, đơn vị; dù

gặp một số khó khăn song đến nay, khóa luận của tôi đã hoàn thành.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy (cô) giáo trong khoa Lịch sử,

các cán bộ thư viện trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo

mọi điều kiện để tôi có đủ nguồn tài liệu tham khảo để thực hiện đề tài.

Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, động viên từ các bạn trong tập thể lớp

11SLS trong suốt quá trình làm đề tài.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy (cô) giáo và học sinh tại trường

THPT Nguyễn Thượng Hiền (thành phố Đà nẵng); THPT Nguyễn Duy

Hiệu, THPT Lương Thế Vinh (tỉnh Quảng Nam) đã giúp đỡ tôi trong quá

trình về điều tra, tiến hành thực nghiệm sư phạm.

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới Th.S Nguyễn Mạnh Hồng –

người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình làm khóa luận.

Bài khóa luận của tôi được làm trong thời gian có hạn và kinh

nghiệm chưa nhiều nên còn nhiều thiếu sót. Tôi hi vọng nhận được nhiều

sự đóng góp ý kiến từ phía thầy (cô) và các bạn để bài khóa luận tốt

nghiệp được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thu Hằng

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................4

4. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................4

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................4

6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................5

7. Bố cục đề tài............................................................................................................6

NỘI DUNG ................................................................................................................7

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THIẾT KẾ

ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY ƯỚC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG................................................................7

1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................7

1.1.1. Đồ dùng trực quan quy ước và việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong

dạy học lịch sử.............................................................................................................7

1.1.1.1. Khái niệm về đồ dùng trực quan quy ước......................................................7

1.1.1.2. Việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử ...................8

1.1.2. Phân loại đồ dùng trực quan quy ước .............................................................10

1.1.2.1 Bản đồ lịch sử................................................................................................10

1.1.2.2 Niên biểu .......................................................................................................13

1.1.2.3. Đồ thị............................................................................................................15

1.1.2.4. Sơ đồ, biểu đồ...............................................................................................16

1.1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan qui ước trong dạy học lịch sử..18

1.1.3.1. Về mặt giáo dưỡng.......................................................................................18

1.1.3.2. Về mặt giáo dục ...........................................................................................19

1.1.3.3. Về mặt phát triển..........................................................................................20

1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................22

3

1.2.1. Tình hình trang bị đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử ở trường

phổ thông...................................................................................................................22

1.2.2. Tình hình sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử ở trường

phổ thông...................................................................................................................23

1.2.3. Tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học

lịch sử ở trường trung học phổ thông........................................................................23

1.2.4. Kết quả điều tra ...............................................................................................25

Chương 2: THIẾT KẾ ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY ƯỚC TRONG DẠY

HỌC CHƯƠNG “CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG

CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)” (SGK

LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG....................................................................................................................26

2.1. Các nguyên tắc thiết kế đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử ........26

2.1.1. Nắm vững kiến thức, yêu cầu và nội dung môn học.......................................26

2.1.2. Đảm bảo tính khoa học ...................................................................................27

2.1.3. Đảm bảo tính trực quan...................................................................................28

2.1.4. Đảm bảo tính thẩm mĩ.....................................................................................28

2.2. Chương trình lịch sử lớp 11 ............................................................................29

2.2.1. Vị trí ................................................................................................................29

2.2.2. Nội dung chương trình bộ môn lịch sử lớp 11 chương trình chuẩn................30

2.2.3. Nội dung cơ bản của chương “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công

cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941)” .....................................32

2.3. Thiết kế đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học chương “Cách mạng

tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô

(1921 - 1941)” (SKG lớp 11 – chương trình chuẩn) ở trường Trung học phổ

thông .........................................................................................................................34

2.3.1. Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách

mạng (1917 - 1921)...................................................................................................34

2.3.2. Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) ............................41

Chương 3: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY ƯỚC

TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM

1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ

(1921 - 1941)” (SGK LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”...............................................................................47

3.1. Các yêu cầu chung khi sử dụng đồ dùng trực quan quy ước.......................47

3.2. Các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử

chương “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941)” (SGK lớp 11 - chương trình chuẩn) ở

trường Trung học phổ thông..................................................................................49

3.2.1. Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong bài nội khóa.................................49

3.2.1.1. Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước để đặt vấn đề và giải quyết vấn đề (nêu

nhiệm vụ nhận thức)..................................................................................................49

3.2.1.2. Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước để hình thành tri thức mới .................51

3.2.1.3. Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước để tường thuật diễn biến sự kiện .......52

3.2.1.4. Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

của học sinh...............................................................................................................53

3.2.1.5. Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước để củng cố, hệ thống kiến thức đã học .....55

3.2.1.6. Sử dụng ĐDTQ quy ước để ra bài tập về nhà và giao nhiệm vụ chuẩn bị bài

mới.............................................................................................................................56

3.2.2. Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong các hoạt động ngoại khóa............59

3.3. Thực nghiệm sư phạm .....................................................................................59

3.3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................59

3.3.2. Nội dung và phương pháp tiến hành ...............................................................60

3.3.3. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................62

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64

PHỤ LỤC

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

CNTB : Chủ nghĩa tư bản

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

DCTS : Dân chủ tư sản

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

SGK : Sách giáo khoa

TBCN : Tư bản chủ nghĩa

THPT : Trung học phổ thông

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông đều có phương pháp giảng dạy phù

hợp với bộ môn của mình. Trong dạy học lịch sử, nguyên tắc trực quan là một trong

những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu

quả dạy học lịch sử, gây hứng thú cho học tập của học sinh.

Đổi mới và nâng cao chất lượng của dạy học trong công cuộc đổi mới đất

nước hiện nay đã đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo một yêu cầu cấp thiết, đáp

ứng nhu cầu phát triển của xã hội, của đất nước. Trong công tác dạy học ở trường

Trung học phổ thông, phương pháp dạy học đóng vai trò hết sức quan trọng và đang

được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu phát triển, nhất là trong giai đoạn đổi mới

phương pháp dạy học như hiện nay.

Như trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X

tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (Phần I) đã nhận định tình hình

giáo dục nước ta hiện nay “Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc

hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề

đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” . Để khắc phục tình trạng nêu trên, Đại

hội đặt ra yêu cầu bức thiết “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo”.

Trong đó, nhấn mạnh rõ hơn biện pháp đổi mới toàn diện là: “Đổi mới mạnh mẽ nội

dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học; coi trọng

giáo dục năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp” [8,

tr.167,168, 131] để từng bước hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, mà ở đó sự

quan tâm nhiều nhất chính là tinh thần giáo dục sáng tạo, là đường hướng giáo dục

nhân bản - giáo dục con người trở về chính mình.

Việc đổi mới phương pháp dạy học được luật Giáo dục 2005 qui định:

“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,

sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng

phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng

kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm; đem lại niềm vui, hứng thú học tập

2

cho học sinh” [23, chương II, mục II, điều 28]. Đồng thời, Hội nghị lần thứ hai của

Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định cần phải đổi mới phương

pháp dạy học bằng cách: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc

phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.

Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá

trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…”

[7, tr.41].

Khi khoa học kỹ thuật đã thâm nhập sâu rộng và mạnh mẽ hơn trong đời

sống xã hội loài người, việc ứng dụng ngày càng cao của khoa học kĩ thuật, nhất là

trong dạy học. Với lượng kiến thức mới, phong phú và nhu cầu lĩnh hội tri thức

ngày càng cao của học sinh thì người giáo viên ngoài việc sử dụng các phương pháp

giảng dạy truyền thống, cần phải kết hợp các phương pháp dạy học mới sao cho phù

hợp như sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học.

Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có tác dụng giúp học sinh

nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh kiến thức lịch sử. Vì vây đáp ứng yêu cầu của giáo

dục học sinh về mọi mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng đồ

dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử chương Cách mạng tháng Mười Nga

năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941) (SGK

lớp 11 - chương trình chuẩn) ở trường Trung học phổ thông” làm đề tài khóa luận

tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc giảng dạy lịch sử nói chung và lịch sử thế giới nói riêng nhằm đáp ứng

yêu cầu lĩnh hội tri thức nhân loại của học sinh. Trên thực tế cũng có một số công

trình, tạp chí nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài khóa luận này. Tôi đã tìm

hiểu một số công trình nghiên cứu sau:

Cuốn Phương pháp dạy học lịch sử của Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị

(chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2002), Nhà xuất bản Giáo dục, đã

trình bày hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử, cơ sở của việc sử dụng đồ

3

dùng trực quan quy ước, đã đánh giá cao phương pháp trực quan và là một trong

những biện pháp tích cực để đổi mới phương pháp dạy học.

Công trình Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế và sử dụng đồ dùng

trực quan quy ước trong dạy học phần lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn 1945 -

2000 ở trường Trung học phổ thông (chương trình chuẩn), Nguyễn Thị Lan (2009),

Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đai học sư phạm - Đại học Huế. Luận văn

dựa trên cơ sở lý luận về đồ dùng trực quan quy ước, thiết kế và đưa ra các biện

pháp sư phạm để và sử dụng các đồ dùng trực quan quy ước bằng công nghệ thông

tin.

Ngoài ra, có cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập 2 của Phan Ngọc

Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2009), NXB Đại học Sư phạm

và một số tài liệu khác. Các công trình này đã đề cập đến vai trò, ý nghĩa của đồ

dùng trực quan, trình bày cụ thể các phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, trong

đó có trình bày về phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước.

Ngoài ra còn có nhiều tài liệu, sách chuyên khảo, tạp chí viết về phương

pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử, như Nguyễn Thị Côi (chủ

biên): “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử”; Đặng Văn Hồ: “Một số

vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam 1858 -

1918 ở trường Trung học phổ thông (ban nâng cao)”, Tạp chí giáo dục, Trường Đại

học Sư phạm Huế; Lê Văn Tỉnh: “Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước

để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945 - 1954)

ở trường trung học phổ thông (ban nâng cao)”, Trường Đại học Sư phạm Huế;

Nguyễn Thị Hà Tiến: “Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử

thế giới lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”… các công trình này

cũng đã đề cập đến phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước, đề xuất các

biện pháp sư phạm cụ thể, nêu những yêu cầu và phương pháp xây dựng đồ dùng

trực quan quy ước.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã sâu tìm hiểu lý luận về đồ dùng

trực quan, trực quan quy ước hoặc thiết kế, sử dụng đồ dùng trực quan quy ước

trong bài giảng lịch sử. Các công trình này là nguồn tư liệu quan trọng, quí giá giúp

chúng tôi trong quá trình nghiên cứu nội dung, phương pháp cụ thể về xây dựng và

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!