Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan qui ước trong dạy học lịc sử chương "việt nam từ năm 1954 đến năm 1975" (sgk lớp 12 chương trình chuẩn) ở trường thpt.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan qui ước trong
dạy học lịch sử chương“Việt Nam từnăm 1954 đến
năm 1975”(SGK lớp 12 chương trình chuẩn) ở
trường THPT
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Kim Nhạn
Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử
Lớp: 11SLS
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Mạnh Hồng
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2.Lịch sử vấn đề......................................................................................................2
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài...................................................................3
4.Mục đích nghiên cứu............................................................................................3
5.Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...........................................................3
6.Đóng góp của đề tài .............................................................................................4
7. Bố cục đề tài.......................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ ĐỒ
DÙNG TRỰC QUAN QUI ƯỚC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ.......................5
1.1 Cơ sở lí luận ......................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm đồ dùng trực quan qui ước ...........................................................5
1.1.2. Phân loại đồ dùng trực quan qui ước............................................................6
1.1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan qui ước trong dạy học lịch sử .13
1.1.3.1. Về mặt giáo dưỡng....................................................................................13
1.1.3.2. Về mặt giáo dục ........................................................................................14
1.1.3.3. Về mặt phát triển ......................................................................................15
1.2. Cơ sở thực tiễn tình hình thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan qui ước trong
dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay ...............................................................17
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY ƯỚC
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CHƯƠNG “VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN
NĂM 1975” (SGK LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƯỜNG THPT.....21
2.1. Nội dung cơ bản trong chương “Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975”(SGK
lớp 12 chương trình chuẩn) ở trường THPT...........................................................21
2.1.1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính
quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954- 1965 ................................................................21
2
2.1.2. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân
miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất 1965- 1973 .................................................22
2.1.3. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn
miền nam 1973- 1975............................................................................................22
2.2. Thiết kế một số đồ dùng trực quan qui ước trong dạy học lịch sử chương “Việt Nam
từ năm 1954 đến năm 1975”(SGK lớp 12 chương trình chuẩn) ở trường THPT...........23
2.2.1. Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ
và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954- 1965..................................................23
2.2.2. Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xân lược.
Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất 1965- 1973..................................28
2.2.3. Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn
toàn miền nam 1973- 1975 ....................................................................................34
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐỒ DÙNG TRỰC
QUAN QUY ƯỚC TRONG CHƯƠNG “VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN
NĂM 1975” (SGK LỊCH SỬ LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở
TRƯỜNG THPT .................................................................................................38
3.1. Những nguyên tắc khi thiết kế đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử
chương “Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975” (SGK lớp 12 chương trình chuẩn)
ở trường THPT......................................................................................................38
3.1.1. Đồ dùng trực quan quy ước phải phù hợp với chương trình và nội dung môn
học ........................................................................................................................38
3.1.2. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh ................................39
3.1.3. Đảm bảo tính Đảng, tính khoa học và tính sư phạm để thực hiện mục tiêu
giáo dục.................................................................................................................41
3.1.4. Đảm bảo tính trực quan................................................................................43
3.1.5. Đảm bảo tính thẩm mỹ.................................................................................43
3.2. Hình thức và biên pháp sử dụng đồ dùng trực quan qui ước trong dạy học lịch
sử chương “Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975” (SGK lớp 12 chương trình
chuẩn) ở trường THPT ..........................................................................................44
3.2.1. Sử dụng đồ dùng trực quan qui ước trong bài nội khóa ................................44
3.2.1.1. Loại bài cung cấp kiến thức mới ...............................................................44
3.2.1.2. Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết........................................................................47
3.2.1.3. Bài Kiểm tra đánh giá ...............................................................................49
3.2.2. Sử dụng đồ dùng trực quan qui ước trong các hoạt động ngoại khóa............50
3.3 . Thực nghiệm sư phạm ...................................................................................52
3.3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm............................................................52
3.3.2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm............................................................52
3.3.3. Đối tượng thực nghiệm...............................................................................52
3.3.4. Nội dung thực nghiệm ................................................................................52
3.3.5. Kết quả thực nghiệm...................................................................................53
KẾT LUẬN..........................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................56
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu trong chiến lược của tất cả các quốc gia
trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, chính vì vậy mà Đảng ta và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau”. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã xác định
mục tiêu giáo dục và đào tạo là “nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và tay nghề, có năng lực
thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội”.
Trong đời sống xã hội, lịch sử có tác dụng không chỉ bồi dưỡng về trí tuệ mà
còn cả về tình cảm tư tưởng. So với các môn học khác môn lịch sử có ưu thế hơn
trong giáo dục tình cảm, tư tưởng đạo đức thẩm mỹ,.... Những con người và những
việc của quá khứ có sức thuyết phục và sự rung cảm mạnh mẽ đối với các thế hệ trẻ.
Giáo viên có thể lấy những tấm gương trong quá khứ để giáo dục học sinh, các sự
kiện về sự tàn bạo của bọn xâm lược nhằm làm cho học sinh có thái độ căm thù
giặc.
Một vấn đề đặt ra hiện nay là việc giảng dạy và học tập lịch sử có quá nhiều
điều đáng nói. Do tâm lí môn chính, môn phụ của xã hội, phụ huynh và học sinh, do
phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa có hiệu quả và còn khá nhiều yếu tố nữa
tác động, mà việc học tập lịch sử ngày càng đi xuống, đặc biệt là trong giảng dạy
lịch sử Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này ngoài việc tác động vào tâm lí của
học sinh, phụ huynh cũng như toàn xã hội, thì giáo viên cũng cần có những phương
pháp dạy học lịch sử hiệu quả, thu hút sự chú ý của học sinh vào môn lịch sử, phát
huy đươc năng lực tư duy của từng học sinh.
Để truyền thụ đến học sinh lượng kiến thức lịch sử một cách hiệu quả, gây
hứng thú, nhưng vẫn không gây quá tải, nặng nề nhàm chán thì cần phải có một
phương pháp dạy lịch sử cụ thể, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới căn
bản và toàn diện nền giáo dục với trọng tâm là đổi từ việc truyền thụ kiến thức sang
phát triển năng lực của học sinh, thì việc day sử cũng không thể đứng ngoài cuộc
2
mà đòi hỏi phải cần có sự thay đổi trong phương pháp truyền thu kiến thức cho học
sinh, nhất là học sinh ở lớp cuối cấp phổ thông.
Với nhiều ưu điểm vượt trội, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
lịch sử là một phương pháp dạy học không chỉ giúp học sinh nắm kiến thức nhanh,
khắc sâu mà còn phát triển cho các em tư duy logic.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng đồ dùng
trực quan qui ước trong dạy học lịch sử chương“Việt Nam từnăm 1954 đến năm
1975”(SGK lớp 12 chương trình chuẩn) ở trường THPT”làm đề tài khóa luận.
2. Lịch sử vấn đề
Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử, nhất là trong dạy học
lớp 12, trên thực tế cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
khóa luận này, có một số công trình như :
Trước hết là những công trình lí luận chung về phương pháp dạy học lịch sử
trong đó có đề cập đến việc lập biểu bảng trong dạy học lịch sử. Tập trung điển hình
nhất là cuốn “phương pháp dạy học lịch sử” do giáo sư Phan Ngọc Liên – Trần Văn
Tri (chủ biên), xuất bản năm 1992, trong cuốn này tác giả có đề cập đến vấn đề làm
niêu biểu, các loại bảng so sánh hay tổng kết trong giảng dạy lịch sử cùng với nhiều
phương pháp dạy học lịch sử khác, tuy nhiên giáo trình chủ yếu dừng lại ở mức độ
trình bày lí luận, chưa đi sâu vào phương pháp vận dụng cụ thể.
Cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” của tiến sĩ N. G. Đai – Ri, xuất
bản năm 1978 đề cập đến tầm quan trong của việc tiếp nhân kiến thức của học sinh,
có đề xuất một số phương pháp trong dạy học lịch sử, nhưng phương pháp sử dụng
đồ dùng trực quan của chương trình lịch sử lớp 12 thì đề cập còn rất hạn chế.
Trong cuốn Phương Pháp dạy học lịch sử, Tập 1 và 2, do Phan Ngọc Liên chủ
biên xuất bản năm 2002 của NXB ĐHSP Hà Nội, đã đề cập khá cụ thể một số
phương pháp dạy học lịch sử như sử dụng đồ dùng trực quan lịch sử, sử dụng bản
đồ, biểu đồ, hạy phương pháp dạy học lịch sử theo sơ đồ Đairi, Riêng phương pháp
sử dụng đồ dùng trực quan của chương trình lịch sử lớp 12, tác giả đã đề cập đến
tuy nhiên chưa có chuyên mục riêng chuyên sâu để đi vào cụ thể, mà chỉ khái quát lí
luận chung với các phương pháp dạy học lịch sử khác, được trình bày lồng ghép
chưa cụ thể.
3
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một
cách công phu, đầy đủ các thao tác cũng như các biên pháp sư phạm cho thiết kế và
xây dựng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lịch sử chương “ Việt Nam
từnăm 1954 đến năm 1975”, Đây chính là vấn đề cần giải quyết của đề tài.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bao gồm các kiến thức trong sách giáo khoa
và sách giáo viên lịch sử lớp 12 trong phần lịch sử Việt Nam hiện đại từ năm 1954-
1975 (chương trình chuẩn).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung đi sâu nhằm Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước
trong dạy học lịch sử chương “Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975”(SGK lớp 12
chương trình chuẩn) ở trường THPT và tiến hành thực nghiệm tại các trường THPT.
4. Mục đích nghiên cứu
Trước hết mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng của việc dạy
sử 12 hiện nay có những khó khăn thuận lợi ra sao, từ đó thiết kế phương pháp trực
quan một cách phù hợp nhằm khắc phục những khó khăn đó.
Xác định được những biện pháp, nội dung và hình thức sư phạm phù hợp, giúp
học sinh lớp 12 tiếp nhận kiến thức lịch sử Việt Nam hiện đại một cách hiệu quả,
dễ nhớ, hạn chế được sự rườm rà, phức tạp do có quá nhiều sự kiện lịch sử.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện bài khóa luận này,chúng tôi sử dụng các tài liệu từ các sách
chuyên khảo, một số công trình nghiên cứu, các tài liệu trên các trang wed liên quan
đến phương pháp lịch sử, cũng như nhiều tài liệu tham khảo khác.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là những
nguyên tắc pháp lý của lí luận dạy học hiện đại.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể :
Nghiên cứu tài liệu: Tôi tìm hiểu các công trình nghiên cứu về lý luận dạy học,