Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá năng lực học sinh trong dạy học phần lịch sử việt nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở các trường thpt trên địa bàn thành phố đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 Ở CÁC TRƯỜNG THPT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Phương Mai
Chuyên ngành : Sư Phạm Lịch Sử
Lớp : 15SLS
Người hướng dẫn : Th.S Trương Trung Phương
Đà Nẵng, 1/2019
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu,
là “động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh
tế- xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước” [2, tr.507]. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
nói chung và phương pháp dạy học lịch sử nói riêng là một trong những mặt mang tính
chiến lược, cấp thiết trước yêu cầu đổi mới toàn diện của đất nước. Nghị quyết của Hội
nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ II, khóa VIII đã nêu rõ “Đổi mới phương
pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện
hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho
học sinh nhất là sinh viên đại học” [3, tr.30]. Như vậy, vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo
nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước quan
tâm và được đặt ra một cách cấp thiết ở trường phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học
còn là một trong những biện pháp hữu hiệu để nhà trường và giáo viên hoàn thành những
mục tiêu giáo dục đào tạo thời kỳ đổi mới, bởi vì “cách mạng về phương pháp giáo dục
sẽ đem lại một bộ mặt mới, sức sống mới cho nhà trường ở thời đại mới” [10, tr.170].
Kiểm tra - đánh giá có vai trò vô cùng quan trọng, là một biện pháp để nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn, đó là khâu mở đầu của quá trình dạy học, đồng thời cũng
là khâu kết thúc của quá trình dạy học này để mở ra một quá trình dạy học khác cao hơn
đồng thời nó cũng có tác động điều tiết trở lại quá trình dạy học. Dạy học là một quá
trình khép kín, để điều chỉnh quá trình này một cách có hiệu quả cả người dạy và người
học đều phải tiếp thu được những thông tin ngược từ việc kiểm tra, đánh giá tri thức.
Việc kiểm tra, đánh giá có nhiệm vụ làm sáng rõ tình hình lĩnh hội kiến thức của học
sinh, sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo, góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập,
tự giác trong mỗi học sinh. Đồng thời thông qua kiểm tra đánh giá giáo viên có thể rút
kinh nghiệm quá trình dạy học của mình để từ đó có những điều chỉnh biện pháp sư
phạm hợp lý hơn. Song thực tiễn việc kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường
phổ thông cho thấy: quan niệm về kiểm tra đánh giá của giáo viên, học sinh và xã hội
cũng có nhiều bất cập, kiểm tra đánh giá còn nặng về ghi nhớ các sự kiện mà không
kiểm tra được học sinh hiểu và vận dụng sự kiện; kỹ năng kiểm tra đánh giá học sinh
chưa thực sự được giáo viên quan tâm; việc đánh giá còn nặng về hình thức, về điểm,
độ chính xác chưa cao. Chính vì vậy việc kiểm tra đánh giá chưa phát huy được đúng
vai trò và khả năng của nó.
Lịch sử Việt Nam (1954- 1975) là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của
lịch sử dân tộc. Đây là lịch sử của quá trình nhân dân ta đứng lên tiến hành cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ, dành lại độc lập dân tộc.
Lịch sử Việt Nam (1954 -1975) với những sự kiện của lịch sử quan trọng về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự có nhiều lợi thế để người giáo viên lịch sử phát huy tính
tích cực của học sinh. Tuy nhiên thực tế giảng dạy lịch sử ở Trường trung học phổ thông
(THPT) hiện nay còn gặp không ít khó khăn về điều kiện vật chất, tổ chức, quản lý, năng
lực, công cụ đánh giá cho giáo viên.
Từ những hạn chế của việc kiểm tra đánh giá theo phương pháp cũ và thấy được
những ưu điểm của phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực người học, chúng tôi chọn
nghiên cứu vấn đề: “Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá năng lực học tập Lịch sử Việt
Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”
làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đánh giá năng lực học tập của học sinh được coi là một bộ phận cấu thành của quá
trình dạy học. Vì lý do đó, trong lịch sử phát triển của nền giáo dục, ngay từ rất sớm đã
xuất hiện các hình thức đánh giá và cũng sớm xuất hiện các công trình nghiên cứu về vấn
đề đánh giá năng lực học tập lịch sử của học sinh.
Trong cuốn “Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ
thông” của Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc, tác giả cũng có đề cập đến cơ sở đánh giá
kết quả học tập của học sinh, tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu chung về cơ sở đánh giá
và ít nhiều nhắc đến công cụ, cho nên công trình cũng chưa nhận định về tầm quan trọng
của kiểm tra - đánh giá trong quá trình dạy học.
Hai tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt trong cuốn Giáo dục học tập 1 đã khẳng
định: “Kiểm tra và đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh là một khâu quan trọng
của quá trình dạy học. Xét theo các cách nhận thức thực hiện hệ thống các khâu của quá
trình dạy học, kiểm tra và đánh giá có thể xem xét như là một nhóm phương pháp học”.
Trong cuốn “Bài học lịch sử và việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử” tác giả
Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Hữu Chí cũng đã chỉ ra những hình thức kiểm tra, đánh giá
nhằm phát huy tính tích cực của người học nói chung và vận dụng vào dạy học lịch sử
nói riêng, đồng thời cũng khẳng định qua kiểm tra, đánh giá sẽ phát triển năng lực của
học sinh, đặc biệt là phát triển năng lực nhận thức của học sinh. Tuy nhiên công trình
cũng chưa đi sâu vào việc nghiên cứu cụ thể các công cụ đánh giá các năng lực trong dạy
và học lịch sử.
Trong bài viết “Để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường phổ
thông” đăng trên tạp chí giáo dục số 155 (kỳ 1- tháng 2/2007) tác giả Trịnh Đình Tùng
cho rằng: Vấn đề kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học lịch sử nói chung và trong
các kỳ thi nói riêng phải được giải quyết dứt điểm, phải được coi là khâu đột phá trong
việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử hiện nay.
Nhìn chung các nhà giáo dục học và giáo dục lịch sử đều thống nhất kiểm tra- đánh
giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học, nó là một yếu
tố cần phải được chú ý khi đổi mới phương pháp dạy học.
Cuốn “Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông theo cách tiếp cận năng lực” tác
giả Nguyễn Công Khanh đã đề cập đến nhiều khía cạnh của kiểm tra, đánh giá, đồng thời
tác giả cũng đưa ra một loạt các nguyên nhân mà hiện nay ở các Trường phổ thông tình
trạng kiểm tra, đánh giá còn mang nặng tính truyền thống, giáo viên chưa nhanh nhạy
trong việc tiếp cận các thông tin của việc đổi mới, việc ra đề thi vẫn theo lối mòn là
nguyên nhân của việc học tủ, học vẹt và không phát huy được hết tính sáng tạo cũng như
năng lực học tập của học sinh.
Hồ Sỹ Anh với tác phẩm “Đề xuất đánh giá chất lượng học sinh phổ thông Việt
Nam 2011” cũng đã đưa ra các biện pháp đánh giá chất lượng học sinh, tuy nhiên tác
phẩm không đi sâu vào làm rõ các khía cạnh của vấn đề đánh giá kết quả học sinh.
Trong cuốn “Đánh giá và đo lường kết quả học tập”, tác giả Trần Thị Tuyết Oanh
bày tỏ quan điểm về công tác đánh giá kết quả học tập. Theo tác giả, Đánh giá kết quả
học tập là quá trình thu thập, sắp xếp, phân loại và xử lý thông tin về trình độ, khả năng,
năng lực của người học thực hiện các mục tiêu học tập đã xác định, nhằm tạo cơ sở tiền
đề cho những quyết định sư phạm của đội ngũ giáo viên, cho nhà trường và học sinh nhằm
giúp họ học tập tiến bộ hơn.
Trong “Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh môn Lịch sử cấp Trung học phổ thông” của Bộ Giáo
dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục trung học - Chương trình phát triển giáo dục trung học,
2014) đã trình bày khái quát thực trạng dạy học nói chung ở trường THPT, trong đó nêu
lên những mặt hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của hoạt động đổi
mới PPDH, đổi mới KTĐG ở trường THPT. Từ đó đề ra định hướng đổi mới chương
trình GDPT: chuyển từ chương trình định hướng nội dung sang chương trình định hướng
NL. Đặc biệt, tài liệu đề cập đến vấn đề đổi mới KTĐG theo hướng phát triển NLHS. Các
tác giả biên soạn tài liệu đã xác định các NL chung cốt lõi và NL chuyên biệt của môn LS
cấp THPT, đưa ra các hình thức KTĐG theo hướng phát triển NLHS, từ đó có sự hướng
dẫn biên soạn CH, BT KTĐG môn LS theo hướng phát triển NLHS trong chương trình
GD cấp THPT.
Tác giả Nguyễn Công Khanh trong bài viết “Xây dựng khung năng lực trong
chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015” (Tạp chí Khoa học và Giáo dục (số 95))
đã đưa ra một số quan niệm về NL và NLHS. Từ đó tác giả đề xuất khung NL chung cốt
lõi ở lứa tuổi HS PT gồm 2 nhóm NL chung cốt lõi là nhóm các NL nhận thức và nhóm
các NL phi nhận thức.
Nhìn chung, số công trình nghiên cứu về vấn đề đánh giá năng lực học tập của học
sinh là không ít. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào, bài viết nào đi sâu vào
hay đề xuất công cụ đánh giá năng lực học tập của học sinh phục vụ cho dạy học lịch sử
Việt Nam (1954-1975) một cách cụ thể.
Chính vì vậy, công trình nghiên cứu này sẽ giúp cho chúng ta một cái nhìn chi tiết,
cụ thể về vấn đề đánh giá năng lực học tập của học sinh trong bộ môn lịch sử nói chung,
để phục vụ cho dạy học lịch sử Việt Nam (1954 -1975) nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá năng lực học tập Lịch sử Việt Nam
từ năm 1945 đến năm 1975 ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975
- Không gian: ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài tập trung xác định các năng lực
của học sinh cần đánh giá trong quá trình học tập bộ môn Lịch sử. Từ đó thiết kế và sử
dụng bộ công cụ đánh giá phục vụ dạy học Lịch sử Việt Nam (1954-1975) ở trường THPT
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về năng lực, năng lực học tập Lịch sử của học sinh ở
trường THPT.
- Khảo sát thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất qui trình và thiết kế công cụ đánh giá năng lực học tập của học sinh.
- Đề xuất phương pháp sử dụng bộ công cụ đánh giá năng lực học tập của học sinh
trong dạy học Lịch sử.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng nguồn tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau,
có thể phân thành các nhóm như sau:
- Các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học nói chung và phương pháp
dạy học lịch sử nói riêng.
- Các công trình nghiên cứu về đánh giá trong dạy học và đánh giá trong dạy học
lịch sử.
- Các công trình nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn có liên quan đến đềtài.
- Các bài viết trong các tạp chí, trang mạng internet.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận
- Phương pháp cụ thể: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương pháp nghiên cứu
thực tiễn, phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học.
6. Đóng góp của đề tài
- Bổ sung cơ sở lý luận dạy bộ môn nói chung và những vấn đề liên quan công tác
đánh giá năng lực học môn lịch sử nói riêng.
- Xác định được các năng lực của học sinh trong dạy học lịch sử.
- Tổ chức đánh giá các năng lực của học sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam
(1954-1975).
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, các phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận bao
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn việc đánh giá năng lực học tập lịch sử của học
sinh trường trung học phổ thông
Chương 2: Xây dựng công cụ đánh giá năng lực học tập trong dạy học lịch sử việt
nam (1954 - 1975) ở trường trung học phổ thông
Chương 3: Sử dụng công cụ đánh giá năng lực học sinh phục vụ dạy học lịch sử việt
nam (1954 - 1975) ở trường trung học phổ thông
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU VIẾT
1. Nguyễn Thị Phương Anh (2005), “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh trong dạy học lịch sử”, Kỷ yếu hội thảo khoa học đổi mới phương pháp kiểm tra
đánh giá trong dạy học, ĐHSP Huế, Huế.
2. Nguyễn Thị Bích (2009), Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học,
Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Đại học
sư phạm.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn lịch sử cấp Trung học
phổ thông, Vụ Giáo dục trung học - Chương trình phát triển giáo dục trung học, Hà
Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, NXB GD, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn lịch sử cấp Trung học
cơ sở, Vụ Giáo dục trung học - Chương trình phát triển giáo dục trung học, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn lịch sử, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trính giáo dục phổ thông môn Lịch sử, Hà
Nội.
9. Trần Trung Dũng (2014), “Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông
theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, (số
106), tr. 7-9.
10. Hà Thị Đức (2006), Giáo trình giáo dục học đại cương (sách dùng cho hệ đào tạo từ
xa), Nxb Giáo dục.
11. Đặng Văn Hồ (2011), Tập bài giảng chuyên đề kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch
sử ở trường trung học phổ thông, Trường ĐHSP - Đại học Huế, Huế
12. Đặng Thành Hưng (2011), “Năng lực xã hội trong nội dung học vấn phổ thông”, Tạp
chí Khoa học và Giáo dục, (số 70), tr. 1-3.
13. Đặng Thành Hưng (2013), “Kĩ năng dạy học và tiêu chí đánh giá”, Tạp chí Khoa học
và Giáo dục, (số 88), tr. 5-9.
14. Vũ Lan Hương (2013), “Đào tạo tiếp cận năng lực trong xu thế phát triển”, Tạp chí
Khoa học và Giáo dục, (số 95), tr. 12-14.
15. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), “Tiếp cận năng lực trong giáo dục và áp dụng vào
thiết kế chuyên đề đánh giá trong giáo dục ở các trường ĐHSP”, Tạp chí Khoa học
và Giáo dục, (số 117), tr. 19-20.
16. Nguyễn Công Khanh (2015), “Xây dựng khung năng lực trong chương trình giáo dục phổ
thông sau năm 2015”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, (số 95), tr. 1-4,8.
17. Nguyễn Công Khanh (Chủ biên), Đào Thị Oanh (2015), Giáo trình kiểm tra đánh giá
trong giáo dục, NXB ĐHSP, Hà Nội.
18. Nguyễn Công Khanh (Chủ biên), Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), Kiểm tra đánh
giá trong giáo dục, NXB ĐHSP, Hà Nội.
19. Nguyễn Công Khanh (2016), Thiết kế công cụ đánh giá năng lực cơ sở lý luận và
thực hành, Trung tâm đảm bảo chất lượng giáo dục và khảo thí, Trường ĐHSP Hà
Nội, Hà Nội.
20. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường (Đồng chủ
biên) (2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
21. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2009), Phương pháp
dạy học lịch sử tập 2, NXB ĐHSP, Hà Nội.
22. Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2014 (2015), NXB Chính trị
quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
23. Trần Thị Tuyết Oanh (2011), “Xây dựng bài tập thực hành môn giáo dục học theo
hướng tiếp cận phát triển năng lực”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, (số 68), tr.
27-29, 33.
24. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập, NXB ĐHSP, Hà
Nội.
25. Hoàng Phê (1995), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng
26. Phạm Đức Quang (2012), “Vận dụng đánh giá kết quả học tập vào việc tuyển chọn
và xác định các năng lực cốt lõi cần đạt ở học sinh”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục,
(số 81), tr. 13-16.
27. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại (Những nội dung cơ bản), Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
28. Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập (phương
pháp thực hành), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
29. Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), Nguyễn Mạnh Hưởng, Lê Thị Thu (2010), Dạy học theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 12, NXB ĐHSP, Hà Nội.
30. Lương Việt Thái (2011), “Phát triển chương trình theo định hướng phát triển năng
lực”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, (số 69), tr. 11-16.
31. Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường (cuốn
sách dành cho nhà giáo ở mọi bậc học), NXB ĐHSP, Hà Nội
32. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2010), Giáo trình
tâm lí học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
TÀI LIỆU INTERNET
33. Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2013), “Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, http://laodong.com.vn, 06/11/2013.
34. Hoàng Hòa Bình (2015), “Năng lực và đánh giá theo năng lực”, http://www.vjol.info.vn,
05/06/2015.
35. Thủ tướng Chính phủ (2012), “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 (Ban hành
kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ)”, http://thuvienphapluat.vn, 20/06/2012.
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 Ở CÁC TRƯỜNG THPT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Phương Mai
Chuyên ngành : Sư Phạm Lịch Sử
Lớp : 15SLS
Người hướng dẫn : Th.S Trương Trung Phương
Đà Nẵng, 1/2019
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu nhà trường và quý thầy cô giáo tại các trường THPT trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em thực nghiệm đề
tài trong suốt quá trình làm khóa luận.
Quý thầy, cô trong khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã còn
tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được
tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa
luận mà là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Phòng học liệu khoa Lịch sử, thư viện trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, thư
viện tổng hợp Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình tiếp
cận các nguồn tài liệu.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Th.S Trương Trung
Phương và cô Đặng Thị Thùy Dương đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết
khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã rất cố gắng song do năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu
chưa nhiều nên khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được
sự góp ý chân tình của quý thầy cô. Kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và
thành công trong sự nghiệp.
Đà Nẵng, ngày 09 tháng 1 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Phương Mai