Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế và sử dụng các trò chơi toán học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học toán ở các lớp 1, 2, 3.
PREMIUM
Số trang
109
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1949

Thiết kế và sử dụng các trò chơi toán học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học toán ở các lớp 1, 2, 3.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TIỂU HỌC

----------

PHAN BẢO VY

Thiết kế và sử dụng các trò chơi toán học nhằm

nâng cao hiệu quả dạy học Toán ở các lớp 1, 2, 3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM TIỂU HỌC

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài................................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................................3

3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................4

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................................4

5. Giả thuyết khoa học ..........................................................................................................4

6. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................................4

7.Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................5

8. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................5

9. Cấu trúc khóa luận ............................................................................................................5

PHẦN NỘI DUNG ..............................................................................................................7

Chương 1: Cơ sở lí luận......................................................................................................7

1. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ .........................................................................................7

1.1 Đặc điểm về nhận thức...................................................................................................7

1.1.1 Tri giác ..........................................................................................................................7

1.1.2 Trí nhớ...........................................................................................................................8

1.1.3 Chú ý .............................................................................................................................8

1.1.4 Tưởng tượng.................................................................................................................9

1.1.5 Tư duy ...........................................................................................................................9

1.2 Đặc điểm về nhân cách ................................................................................................10

1.3 Hoạt động học tập của học sinh..................................................................................11

2. Đặc điểm môn Toán lớp 1, 2, 3...................................................................................13

2.1 Mục tiêu môn Toán ở trường Tiểu học.......................................................................13

2.2 Nội dung chương trình môn Toán lớp 1, 2, 3 ............................................................13

2.2.1 Số học ..........................................................................................................................14

2.2.2 Đại lượng và phép đo đại lượng...............................................................................15

2.2.3 Các yếu tố hình học ...................................................................................................16

2.2.4 Giải toán có lời văn....................................................................................................17

2.2.5 Các yếu tố thống kê ...................................................................................................17

3. Một số lí luận về trò chơi .............................................................................................17

3.1 Trò chơi trẻ em ..............................................................................................................17

3.1.1 Nguồn gốc và bản chất của trò chơi ........................................................................17

3.1.2 Đặc điểm của trò chơi trong quá trình giáo dục.....................................................19

3.1.3 Ý nghĩa của trò chơi trong giáo dục ........................................................................20

3.1.4 Một số loại trò chơi....................................................................................................21

3.2 Trò chơi học tập ............................................................................................................22

3.2.1 Quan niệm về trò chơi học tập .................................................................................22

3.1.2.1 Khái niệm ................................................................................................................22

3.1.2.2 Đặc điểm của trò chơi học tập ..............................................................................22

3.1.2.3 Vai trò của trò chơi học tập ...................................................................................24

3.2.2 Trò chơi toán học .......................................................................................................25

3.2.2.1 Vai trò của trò chơi toán học.................................................................................25

3.2.2.2 Phân loại trò chơi toán học....................................................................................26

3.2.2.3 Một số yêu cầu khi thiết kế trò chơi toán học .....................................................28

Chương 2: Các trò chơi toán học và phương pháp tổ chức

trò chơi toán học lớp 1, 2, 3 ..............................................................................................29

1. Thực trạng việc tổ chức trò chơi toán học trong dạy học Toán lớp 1, 2, 3 ......29

1.1 Nội dung điều tra ..........................................................................................................29

1.1.1 Nhận thức của giáo viên về trò chơi toán học ........................................................29

1.1.2 Thực trạng sử dụng trò chơi toán học .....................................................................29

1.2 Phương pháp điề tra.....................................................................................................29

1.3 Phân tích kết quả điều tra............................................................................................30

2. Thiết kế trò chơi toán học lớp 1, 2, 3 ........................................................................37

2.1 Lớp 1 ...............................................................................................................................37

2.1.1 Trò chơi "Chọn đúng đồ vật" ...................................................................................37

2.1.2 Trò chơi "Tam giác cộng".........................................................................................37

2.1.3 Trò chơi "Những con số biết nói"............................................................................38

2.1.4 Trò chơi "Hãy đếm tiếp đi".......................................................................................39

2.1.5 Trò chơi "Những số nào bị biến mất" ....................................................................39

2.1.6 Trò chơi "Số kề bên" .................................................................................................39

2.1.7 Trò chơi "Ai chú ý hơn"...........................................................................................40

2.1.8 Trò chơi “Tô hình đúng, màu đẹp”..........................................................................40

2.1.9 Trò chơi “Xếp đúng thứ tự”......................................................................................41

2.1.10 Trò chơi “Ong đi tìm nhụy” ...................................................................................41

2.2 Lớp 2 ...............................................................................................................................43

2.2.1 Trò chơi “Thợ chỉnh đồng hồ” .................................................................................43

2.2.2 Trò chơi “Bác thợ săn”..............................................................................................44

2.2.3 Trò chơi “Ai nhiều điểm nhất”.................................................................................45

2.2.4 Trò chơi “Rồng cuốn lên mây” ...............................................................................45

2.2.5 Trò chơi "Con tàu số"...............................................................................................46

2.2.6 Trò chơi "Tiếp sức làm tính"....................................................................................47

2.2.7 Trò chơi “Cùng leo dốc” ..........................................................................................47

2.2.8 Trò chơi "Cửa hàng tạp hóa......................................................................................48

2.2.9 Trò chơi “Hái hoa dân chủ”................................................................................................................48

2.2.10 Trò chơi "Số nào lớn hơn, số nào bé hơn ?".........................................................49

2.3 Lớp 3 ...............................................................................................................................50

2.3.1 Trò chơi “Bác đưa thư” ............................................................................................50

2.3.2 Trò chơi “Nhà kinh doanh giỏi” ............................................................................51

2.3.3 Trò chơi "Nêu đúng kết quả"....................................................................................52

2.3.4 Trò chơi "Đô mi nô xem giờ"...................................................................................52

2.3.5 Trò chơi "Chú lợn tiết kiệm" ...................................................................................54

2.3.6 Trò chơi "Tạo số".......................................................................................................55

2.3.7 Trò chơi "Rút thăm xem lịch" ..................................................................................55

2.3.8 Trò chơi "Cướp cờ" ...................................................................................................56

2.3.9 Trò chơi "Thẻ nào phù hợp" ....................................................................................56

2.3.10 Trò chơi "Tô màu các bài toán có đáp số giống nhau" ......................................57

3. Phương pháp và biện pháp tổ chức trò chơi toán học trong

dạy học Toán lớp 1, 2, 3....................................................................................................57

3.1 Các nguyên tắc lựa chọn và tổ chức trò chơi toán học............................................57

3.1.1 Nguyên tắc lựa chọn trò chơi ...................................................................................58

3.1.2 Nguyên tắc tổ chức trò chơi......................................................................................58

3.2 Quy trình tổ chức trò chơi toán học ...........................................................................59

3.2.1 Biện pháp lựa chọn trò chơi toán học......................................................................59

3.2.2 Biện pháp tổ chức trò chơi toán học........................................................................60

3.3 Quy trình tổ chức trò chơi toán học ...........................................................................62

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm ..................................................................................64

1. Giới thiệu khái quát về quá trình thực nghiệm......................................................64

1.1 Mục đích thực nghiệm ..................................................................................................64

1.2 Chuẩn bị thực nghiệm...................................................................................................64

1.3 Nội dung thực nghiệm...................................................................................................64

1.4 Phương pháp thực nghiệm...........................................................................................64

2.Tổ chức thực nghiệm.....................................................................................................65

2.1 Triển khai thực nghiệm.................................................................................................65

2.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm.....................................................................................66

KẾT LUẬN .........................................................................................................................76

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................78

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1 Từ Mầm non lên Tiểu học, trẻ bắt đầu thực hiện một bước ngoặc quan trọng

trong cuộc đời: chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học

tập…Trẻ sẽ không còn tiếp xúc với đồ chơi, không còn chỉ học hát, học múa, học vẽ

nữa mà sẽ bắt đầu làm quen với chữ viết, với các con số, phải mày mò tập đánh vần từ

ngữ, tiếp xúc với nhiều bạn mới, không được tự do đi lại mà phải tuân theo nhiều quy

định nghiêm khắc…Những thay đổi này đồng thời tạo cho trẻ những cơ hội phát triển

mới nhưng cũng gây cho các em không ít khó khăn, bỡ ngỡ và lo lắng. Không ít trẻ

không thích đến lớp, không muốn đi học, khóc òa khi bố mẹ đẩy vào lớp.

Để giúp trẻ thích nghi dần với cuộc sống mới ở trường Tiểu học, người giáo

viên cần tìm ra những cách thức, những con đường mới thích hợp để giúp trẻ có thể

cảm nhận “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Làm cho các em thích học, không

sợ học là một việc làm hết sức cần thiết trong dạy học Tiểu học, nhất là ở các lớp đầu

cấp Tiểu học: lớp 1, 2, 3.

1.2 Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các

môn học khác đều có những vai trò hết sức quan trọng góp phần đào tạo nên những con

người phát triển toàn diện. Toán học là môn học chiếm thời lượng đáng kể trong

chương trình dạy học Tiểu học, là một môn học được đặc trưng bởi tính chính xác,

tường minh, logic, chặt chẽ… Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học được

ứng dụng nhiều trong đời sống, rất cần thiết cho người lao động. Môn Toán giúp người

học rèn luyện suy nghĩ, giải quyết vấn đề, phát triển trí thông minh và nó cũng chính là

chìa khóa để mở ra các bộ môn khoa học khác. Mặt khác, các kiến thức và kĩ năng mà

môn Toán mang lại rất dễ gây cho học sinh (nhất là học sinh nhỏ) những căng thẳng về

tâm lí. Muốn học sinh Tiểu học học được môn Toán thì giáo viên phải truyền đạt,

giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn và thiết kế

bài giảng một cách rập khuôn, máy móc. Nhưng nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học

tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt, học sinh tiếp thu bài một cách thụ

động và kết quả học tập sẽ không cao. Đó là một trong những nguyên nhân gây cản trở

việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích

2

ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Vậy, làm thế nào để giảm bớt những căng

thẳng này? Làm thế nào để môn Toán trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn các em?

1.3 Đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học.

Hiện nay, giáo dục đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học hướng tới “Trường học

thân thiện – Học sinh tích cực”, môn Toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy học

sinh học tập tích cực, chủ động sáng tạo. Giúp trẻ học Toán qua các trò chơi là một

trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học.

Trò chơi học tập với tính hấp dẫn có tiềm năng lớn để trở thành một hình thức

dạy học hiệu quả, kích thích sự hứng thú, niềm say mê học tập và tính tích cực sáng tạo

của học sinh. Bởi nhà sư phạm nổi tiếng N.K.Crupxkaia: “Chơi với trẻ vừa là học, vừa

là lao động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc”. Trò chơi học tập là một hoạt

động mà hầu hết các em học sinh cảm thấy hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung

Toán học lý thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em sẽ giúp các em lĩnh hội tri

thức toán học một cách dễ dàng; củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc; tạo

cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra

được các trò chơi Toán học một cách thường xuyên, khoa học, “ học mà chơi, chơi mà

học” thì chắc chắn chất lượng dạy học môn Toán sẽ ngày càng nâng cao.

1.4 Trong thực tế dạy học Tiểu học, có những giáo viên tâm huyết đã sử dụng

trò chơi trong dạy học Toán nhưng họ còn gặp khó khăn trong việc tìm chỗ dựa lí

thuyết hướng dẫn sử dụng và tài liệu tham khảo về trò chơi Toán học. Những năm gần

đây có rất nhiều những nghiên cứu về trò chơi học tập nói chung và trò chơi Toán học

nói riêng. Tuy nhiên, việc lựa chọn, thiết kế làm phong phú các trò chơi đó và tìm cách

sử dụng chúng sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, với điều kiện thực tế giảng

dạy, với năng lực của giáo viên…để dạy học Toán có hiệu quả vẫn luôn là việc làm cần

thiết.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng

các trò chơi toán học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Toán ở các lớp 1, 2, 3” với

mong muốn được góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu

học trong giai đoạn hiện nay.

3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học đang trở thành diễn đàn được xã hội

quan tâm sâu sắc, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục. Đây là một trong

những nhân tố cơ bản góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục

Tiểu học nói riêng, từng bước đưa giáo dục nước ta theo kịp trình độ phát triển giáo

dục trong khu vực và trên thế giới. Cùng với sự đổi mới giáo dục phổ thông, giáo dục

Tiểu học cũng đang đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học mà trong đó có sử

dụng các phương pháp mới vào dạy học.

Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Toán ở

Tiểu học nói riêng là một hình thức dạy học mới đã được các nhà sư phạm trên thế giới

cũng như ở nước ta quan tâm, bởi lẽ ý nghĩa đích thực của trò chơi học tập trong việc

giáo dục và dạy học cho trẻ. Theo nhà sư phạm nổi tiếng N. K. Crupxkaia thì “Trò

chơi học tập không những là phương thức nhận biết thế giới, là con đường dẫn dắt trẻ

đi tìm chân lý mà cũng giúp trẻ xích lại gần nhau, giáo dục cho trẻ tình yêu quê hương,

lòng tự hào dân tộc. Trẻ em không chỉ học trong lúc học mà còn học trong lúc chơi.

Chơi với trẻ vừa là học, vừa là lao động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc”. Trong

các giáo trình “Giáo dục học”, “Giáo dục học Tiểu học”, cũng luôn nhấn mạnh việc tổ

chức trò chơi học tập chiếm vị trí quan trọng trong phương pháp dạy học “Trò chơi là

một hình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào học tập tích

cực, vừa chơi, vừa học, và học có kết quả”.

Bởi nhận thức được ý nghĩa của trò chơi học tập nên việc tổ chức trò chơi trong

dạy học ở Tiểu học đã trở nên khá phổ biến đối với một số môn học như: Tiếng Việt,

Tự nhiên Xã hội, Đạo đức, Khoa học… Nhiều tác giả trong nước đã xuất bản những tài

liệu tham khảo nói về trò chơi học tập như: “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học

nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh” của Hà Nhật Thăng, “Trò

chơi học tập trong dạy học môn Đạo đức” của Lưu Thu Thuỷ, “100 trò chơi học toán

lớp 1” của Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Phạm Thanh Tâm, “Hệ thống trò chơi củng

cố 5 mạch kiến thức toán ở Tiểu học” của Trần Ngọc Lan...

Các đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Sử dụng hiệu quả trò chơi toán học trong dạy

học Toán lớp 1” của Nguyễn Thị Nguyệt Minh lớp 08STH1 hay “Thiết kế một số trò

4

chơi Toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 3” của Phan Lê Thanh

Thủy do cô Mã Thanh Thủy hướng dẫn.

Có thể nói đây là bước khởi đầu cho việc đẩy mạnh tổ chức trò chơi học tập ở

trường Tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng. Tuy nhiên việc làm phong phú thêm

nguồn trò chơi cũng như hướng dẫn sử dụng các trò chơi đó một cách cụ thể tường

minh sẽ mang ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn đối với việc tổ chức trò chơi toán học ở

các lớp đầu cấp Tiểu học: lớp 1, 2, 3. Cần nhấn mạnh rằng những thành tựu nghiên cứu

đã điểm dẫn ở trên chứa đựng những nội dung quan trọng, trực tiếp góp phần làm cơ sở

lí luận cho việc nghiên cứu đề tài.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lí luận và thực tiễn để thiết kế một số trò chơi Toán học và sử dụng

chúng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Toán ở các lớp 1, 2, 3.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Chương trình môn Toán lớp 1, 2, 3.

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Các trò chơi Toán học và cách sử dụng chúng trong dạy học Toán ở Tiểu học.

5. Giả thuyết khoa học

Trò chơi học tập là trò chơi có mục đích học tập rõ rệt. Trong khi chơi, học sinh

sẽ tiếp nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Nếu ta

lựa chọn, thiết kế được các trò chơi toán học hấp dẫn để sử dụng hợp lí trong dạy học

thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy – học môn Toán ở các lớp 1, 2, 3.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến đề tài: Việc dạy học Toán ở các lớp

đầu cấp Tiểu học (lớp 1, 2, 3), đặc điểm tâm sinh lí của trẻ lứa tuổi nhỏ, lí luận về trò

chơi, trò chơi học tập, trò chơi toán học… Làm sáng tỏ về vai trò, ý nghĩa tổ chức các

trò chơi trong dạy học Toán ở Tiểu học.

- Khảo sát thực trạng việc sử dụng trò chơi toán học trong thực tiễn dạy học

Toán ở các lớp 1, 2, 3.

- Thiết kế một số trò chơi toán học sử dụng trong dạy học Toán ở các lớp 1, 2, 3.

5

- Đề xuất cách thức sử dụng các trò chơi đã được thiết kế trong dạy học Toán ở

Tiểu học.

7. Phạm vi nghiên cứu

Các trò chơi toán học được sử dụng trong dạy học môn Toán ở các lớp 1, 2, 3.

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Phân tích, so sánh, hệ thống hoá, rút ra kết luận từ các công trình nghiên cứu có

liên quan đến đề tài.

8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát: Quan sát và ghi chép để nhận xét đánh giá về cách sử dụng trò chơi

toán học của giáo viên lớp 1, 2, 3.

- Điều tra: Điều tra bằng phiếu hỏi đối với giáo viên Tiểu học để tìm hiểu thực

trạng sử dụng trò chơi toán học các lớp 1, 2, 3 hiện nay. Nghiên cứu các giáo án môn

Toán có sử dụng trò chơi học tập và giáo án không sử dụng trò chơi học tập ở lớp 1, 2,

3.

- Đàm thoại: Trao đổi với các giáo viên Tiểu học nhằm tìm hiểu về nhận thức,

thực trạng sử dụng trò chơi toán học, nguyên nhân và những giải pháp cho thực trạng

ấy.

Phỏng vấn học sinh để tìm hiểu sự hứng thú của học sinh đối với trò chơi học

tập nói chung và trò chơi toán học nói riêng.

- Thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm một số tiết học có sử dụng trò chơi

theo đúng cách thức đã đề ra để chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.

8.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng một số công thức thống kê toán học để xử lí kết quả điều tra thực trạng

và kết quả thử nghiệm.

9. Cấu trúc khóa luận

Phần mở đầu

Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lí luận

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!